Các hoạt động của Chương trình xóa đói giảm nghèo bao gồm các chính sách, dự án và các chương trình lồng ghép nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Chính sách ưu đãi tín dụng cho người nghèo;
Việt Nam đã có chủ trương thực hiện các khoản tín dụng cho vay mở rộng tới hộ nông dân, và theo quyết định số 525/TTg ngày 31-8-1995 của Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo để giúp người nghèo vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu xố đói giảm nghèo. Ngân hàng Phục vụ người nghèo có chức năng khai thác các nguồn vồn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước đối với người nghèo và các nguồn vốn khác nhà nước cho phép được lập quỹ cho người nghèo vay thực hiện Chương trình của chính phủ đối với người nghèo.
Hoạt động của Ngân hàng người nghèo vì mục tiêu xố đói giảm nghèo, khơng vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện việc cho vay trực tiếp đến hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn, được cho vay để phát triển sản xuất, khơng phải thế chấp tài sản, có hồn trả vốn, và theo lãi suất quy định. Ngân hàng phục vụ người nghèo được xét miễn thuế doanh thu và
thuế lợi tức để giảm lãi suất cho vay đối với người nghèo. Các rủi ro trong quá trình hoạt động phục vụ người nghèo được bù đắp bằng quỹ bù đắp rủi ro theo quy chế tài chính của Bộ tài chính.
Sau 7 năm họat động ngày 4-10-2002 chính phủ đã ban hành Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trong đó ghi rõ thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, đưa Ngân hàng Chính sách Xã hội trở thành một ngân hàng hoàn chỉnh giúp cho việc thực hiện các chức năng của mình hiệu quả hơn.
Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế; với mục tiêu trợ giúp người
nghèo trong khám chữa bệnh bằng các hình thức như mua thẻ BHYT, cấp thẻ và giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí, khám chữa bệnh từ thiện nhân đạo... chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người nghèo. Cung cấp trang thiết bị, cung ứng thuốc cho tuyến y tế cơ sở ở các huyện nghèo, khuyến khích và tăng cường cán bộ y tế cơ sở để nâng cao chất lượng phục vụ.
Bảo đảm tài chính để hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua điều chỉnh, phân bổ ngân sách y tế giữa các tỉnh, điều tiết và điều chỉnh các mức thu viện phí giữa người giàu, người có khả năng kinh tế, người nghèo...
Huy động cộng đồng trong việc xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, quỹ bảo trợ người nghèo, bữa ăn nhân đạo, khám chữa bệnh nhân đạo, khuyến khích các đội y tế lưu động phục vụ vùng cao, vùng sâu, biên giới hải đảo, xác định trách nhiệm của người nghèo trong phòng bệnh, tự bảo vệ chăm lo sức khoẻ và chia sẻ một phần kinh phí trong khám chữa bệnh.
Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục; Bảo đảm cho con em tất cả
các hộ nghèo có các điều kiện cần thiết trong học tập. Giảm sự chênh lệch về môi trường trong học tập và sinh hoạt trong các nhà trường ở thành thị và
nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa vùng khó khăn với vùng có điều kiện phát triển.
Miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, lớp, hỗ trợ vở viết sách giáo khoa, cấp học bổng cho học sinh tiểu học loại quá nghèo, khuyến khích học sinh nghèo học khá, học giỏi bằng các giải thưởng, học bổng và các chế độ ưu đãi khác. Cho vay học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo.
Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường dân tộc nội trú để đào tạo các cán bộ cho các xã đặc biệt khó khăn.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia giúp người nghèo nâng cao trình độ học vấn, tổ chức các hình thức giáo dục phù hợp để xố mù chữ và ngăn chặn tình trạng tái mù như các lớp bổ túc văn hố, lớp học tình thương, lớp học chun biệt.
Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; nhằm hỗ trợ các
gia đình đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn có số dân nhỏ hơn 10000 người nhằm ổn định cuộc sống, hỗ trợ phát triển sản xuất, thay đổi phương thức sản xuất lạc hậu, từng bước hướng dẫn đồng bào dân tộc tiếp cận phương thức sản xuất mới, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững.
Hỗ trợ các đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn ổn định cuộc sống, lương thực cứu đói, quần áo chống rét, chăn màn, dụng cụ gia đình, hỗ trợ làm giếng nước hoặc nước tự chảy cho 1 nhóm hộ gia đình.
Hỗ trợ các gia đình dân tộc đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất để tự đảm bảo cuộc sống.
Về nông nghiệp: Chọn và đưa giống cây mới có năng suất cao cho đồng bào, khuyến khích thâm canh tăng vụ lúa nước, lúa nương. Tăng cường và khuyến khích phát triển đàn gia súc, gia cầm, vật ni phù hợp với trình độ
của các hộ gia đình. Hướng dẫn kỹ thuật, khuyến khích khai hoang ruộng đồng, mở rộng diện tích canh tác.
Về lâm nghiệp: Hỗ trợ khoanh nuôi, bảo vệ rừng, hỗ trợ công cụ sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, mở rộng diện tích trồng rừng, trồng cây công nghiệp, vườn đồi, hướng dẫn làm kinh tế VAC.
Chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo; với mục tiêu tạo điều kiện
cho người nghèo nắm được những kiến thức phổ thông về pháp luật để phát huy được vai trị của mình trong đời sống kinh tế - xã hội. Nhận thức được đầy đủ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong gia đình và xã hội.
Ban hành pháp lệnh về trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật cho người nghèo.
Phát hành sổ tay trợ giúp pháp lý cho các chuyên viên và cộng tác viên, phát hành tờ gấp pháp lý để hỗ trợ cho các tỉnh để tuyên truyền, phổ biến và giải đáp pháp luật. Tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ trợ giúp pháp lý cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã.
Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế;
Hỗ trợ trực tiếp cho những người bị rủi ro do thiên tai, bão lụt, để ổn định cuộc sống. Hỗ trợ nhóm người yếu thế (người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật...) ổn định cuộc sống, từng bước hoà nhập xã hội.
Trợ giúp các đối tượng yếu thế (có khả năng làm việc) về học nghề, tạo việc làm, tự đảm bảo cuộc sống.
Hỗ trợ các vùng thiên tai phải di chuyển nhà, hỗ trợ điều kiện sản xuất để sớm ổn định xây dựng kinh tế mới nhằm thực hiện phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Trợ giúp di dân kịp thời, hỗ trợ cứu đói, hỗ trợ sửa chữa nhà đổ, sập, trôi, hư hỏng nặng, hỗ trợ gia đình có người chết, bị thương.
Trợ cấp xã hội thường xuyên cho các đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội có hồn cảnh khó khăn, ni dưỡng các đối tượng đặc biệt khó khăn.
Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng;
Phát triển hạ tầng cơ sở cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, hải đảo, ven biển. Các cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu như: thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, điện, đường giao thông, chợ; xây dựng các trung tâm cụm xã thành các thị tứ và trở thành nơi giao lưu văn hoá của nhân dân trong vùng, tạo điều kiện cho người nghèo trong vùng tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hướng dẫn cách làm ăn, khuyến Nông - Lâm - Ngư, chuyển giao công
nghệ, hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn; Đào tạo cán bộ khuyến nông
các cấp tỉnh, huyện, xã; tập huấn cho các hộ nghèo cách làm ăn.
Xây dựng và chuyển giao các mơ hình hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề, định canh, định cư, di dân và kinh tế mới, phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro, thiên tai cho người nghèo trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phù hợp với từng vùng. Hỗ trợ phát triển, xây dựng mơ hình chế biến, bảo quản Nông- Lâm sản và nghề phi nông nghiệp.
Dự án định canh, định cư, di dân, kinh tế mới; Tiếp tục thực hiện phân
bố dân cư, giải quyết việc làm, di dân chấm rứt tình trạng du canh, du cư, hoàn thành cơ bản định canh, định cư. Sắp xếp ổn định di dân tự do và tiến tới kiểm sốt và chấm rứt tình trạng di dân tự do.
Dự án hỗ trợ người nghèo về văn hoá - thông tin; Hỗ trợ người nghèo
cải thiện đời sống tinh thần, giúp người nghèo có được thơng tin về kinh tế - xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống của họ và từng bước tiếp cận với đời sống văn hố mới, duy trì văn hố truyền thống.
Dự án đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm cơng tác xố đói giảm nghèo;
Trang bị kiến thức và Chủ trương, Chính sách của Đảng và Nhà nước, nội dung Chương trình xố đói giảm nghèo, những kỹ năng cơ bản trong tổ chức thực hiện và quản lý chương trình, những kiến thức cơ bản đối với đội ngũ cán bộ xố đói giảm nghèo ở cấp xã về xây dựng kế hoạch, dự án và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ này.
Dự án trồng 5 triệu ha rừng; Mục tiêu và nguồn lực của chương trình
này hầu hết dành cho những người nghèo, xã nghèo được hưởng quyền lợi thông qua tạo việc làm tăng thu nhập, góp phần vào việc ổn định dân cư cho đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cao.
Chương trình 134; Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và
nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn
mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Các mục tiêu chính của Chương trình 134 gồm:
Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số có tối thiểu 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ để sản xuất nông nghiệp.
Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số ở nơng thơn có tối thiểu 200 m² đất ở. Riêng hộ dân tộc Khmer ở đồng bằng sơng Cửu Long có chính sách riêng. Chính quyền trung ương cùng chính quyền địa phương sẽ trợ cấp cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ để họ xây nhà.
Chính quyền trung ương sẽ trợ cấp bằng 0,5 tấn xi măng cho mỗi hộ dân tộc thiểu số để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc cấp 300.000 đồng để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt đối với các hộ dân tộc thiểu số sống phân tán tại vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Đối với các thơn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 100% kinh phí xây dựng cơng trình cấp nước
sinh hoạt tập trung. Đối với các thơn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 50% kinh phí xây dựng cơng trình cấp nước sinh hoạt tập trung.
Chương trình 135; Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, là một trong các chương
trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn I từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010). Nội dung chính của chương trình:
Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc. Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản. Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Xây dựng các mơ hình sản xuất có hiệu quả, phát triển cơng nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản xuất: Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn ni gia súc, gia cầm có giá trị.
Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Làm đường dân sinh từ thơn, bản đến trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định mức hỗ trợ nhà nước. Xây dựng kiên cố hóa cơng trình thủy lợi: Đập, kênh, mương cấp 1-2, trạm bơm, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt. Làm hệ thống điện hạ thế đến thơn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng các cơng trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản (tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết.
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kĩ năng quản lý điều hành xã hội, nâng cao năng lực cộng đồng. Đào tạo nghề cho thanh niên 16 - 25 tuổi làm việc tại các nông lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động. Hỗ trợ các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân. Tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Chương trình 327 phủ xanh đất chống, đồi trọc. Chương trình bảo vệ
mơi trường mà nước ta triển khai nhằm mục tiêu nâng cao kiến thức, tập huấn kỹ thuật cho đồng bào miền núi. Những yêu cầu, biện pháp bảo vệ môi trường dễ hiểu, thiêt thực đối với họ. Đồng thời có các chương trình chyển giao khoa học kỹ thuật để họ có thể thâm canh tăng năng suất lao động trên đất nông nghiệp hiện có và quan trọng hơn là khơng mở rộng diện tích canh tác khi dân số tăng hoặc do thiếu đất bằng cách chuyển đất rừng làm nương rẫy. Tuy trọng tâm của những chương trình được triển khai là tập trung vào việc xố đói giảm nghèo, giải quyết những bức xúc của người nghèo nhưng không cho phép xâm hại phá vỡ tính ổn định của tự nhiên. Nói cách khác, xố đói giảm nghèo và bảo vệ mơi trường là hai mặt của một q trình cải thiện tính bền vững của mơi trường sống, có giá trị lâu bền với đồng bào các dân tộc thiểu số.
Chương trình Phịng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS
Tập trung thực hiện các dự án: Phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống bệnh bướu cổ, phòng chống bệnh phong, phòng chống bệnh lao, phòng chống bệnh sốt xuất huyết; thực hiện tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng; bảo đảm chất lượng và vệ sinh an tồn thực phẩm; thực hiện phịng chống HIV/AIDS...
Chương trình Dân số và Kế hoạch hóa gia đình
Tiến hành quy hoạch và phân bổ lại dân cư giữa các vùng; tiếp tục đầu