Bối cảnh kinh tế mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở lạng sơn (Trang 94 - 99)

I Chính sách hỗ trợ về y tế cho ngƣời nghèo

03 Hội Cựu chiến binh 54.757 517 8,9 283 6.797 04 Đoàn thanh niên 25.289 183 4,1 107 2

3.1.1. Bối cảnh kinh tế mớ

3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Nhìn chung các tổ chức quốc tế đều nhận định kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi nhưng với tốc độ khác nhau ở mỗi khu vực. IMF dự báo tăng trưởng GDP của các nền kinh tế phát triển, đang nổi lên và toàn cầu trong năm 2010 lần lượt là 2,3; 6,3; và 4,2 và trong năm 2011 sẽ tăng nhẹ lên lần lượt là 2,4; 6,5; và 4,3%. Thương mại thế giới tăng mạnh trong năm 2009 và dự kiến sẽ tiếp tục giữ được đà tăng trưởng trong các năm tiếp theo. Dự báo cụ thể tình hình kinh tế ở mỗi khu vực như sau:

Bảng 3.1: Dự báo tăng trƣởng GDP: Năm Các nền kinh tế phát triển (%) Các nền kinh tế đang nổi lên (%) Kinh tế toàn cầu (%) 2010 2,3 6,3 4,2 2011 2,4 6,5 4,3

Nguồn: Dự báo tăng trưởng GDP của IMF 2010

Các nền kinh tế phát triển có dấu hiệu tích cực. OECD cho rằng kinh tế các nước phát triển là thành viên của tổ chức này chuyển biến nhanh hơn dự

báo trước đây, tăng 2,7% và 2,8% lần lượt trong các năm 2010 và 2011 (cao hơn so với mức dự báo đưa ra tháng 11/2009 lần lượt là 1,9% và 2,5%). Mỹ dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 3,2% trong năm 2010 và 2011, còn Nhật lần lượt là 3,0% và 2,0% các năm 2010 và 2011. Số liệu thực tế trong quý I/2010 cho thấy, GDP của Mỹ tăng 3%, của Nhật tăng 4,9% (cao hơn so với mức dự báo 1,9% của IMF 4/2009), của Trung Quốc tăng 11,9%. Ấn Độ kết thúc năm tài khóa (4/2009- 3/2010) với mức tăng GDP 7,2%.

Các nền kinh tế mới nổi, nhất là châu Á phục hồi mạnh dẫn dắt quá trình phục hồi kinh tế tồn cầu. Các nền kinh tế mới nổi, các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Nga... có tốc độ tăng trưởng cao, dự báo mức bình qn chung về tăng trưởng có thể đạt trên 6%, khẳng định vai trò động lực tăng trưởng toàn cầu. OECD cũng nhận định tăng trưởng toàn cầu sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi sự năng động của các nền kinh tế ngồi OECD. Các dịng vốn chảy vào các nền kinh tế đang trỗi dậy đang ngày càng mạnh hơn với việc tăng cường các khoản vay ngân hàng, đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp. Đặc biệt, sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi là động lực mạnh mẽ giúp kéo các nước ra khỏi suy thoái.

Nếu nhìn theo khu vực thì châu Á tiếp tục là điểm sáng, có thể đạt tốc độ tăng trưởng 7,5% năm 2010, Ấn Độ, Trung Quốc hiện đã đạt mức tăng trưởng sản lượng trước khủng hoảng; tăng trưởng năm nay của Ấn Độ có thể đạt 8,8%, Trung Quốc là 10%. Với tốc độ phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc và là nước trúng thầu cao trong các dự án ở Việt Nam (trên 90%), đặc biệt là các dự án thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và Lạng Sơn nói riêng, đã thu hút một lực lượng lao động phổ thông không nhỏ nhưng chủ yếu là lao động của Trung Quốc đưa sang đã ảnh hưởng tới việc giải quyết công ăn việc làm, thu nhập của nhân dân nơi đây.

3.1.1.2. Bối cảnh trong nước.

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới tiềm ẩn từ cuối năm 2007, bùng nổ vào cuối năm 2008, phát tác và lan rộng vào năm 2009; bắt đầu từ thị trường địa ốc, lan sang kinh tế tài chính, kinh tế thực, lan sang các lĩnh vực xã hội, đặc biệt là lao động, việc làm; bắt đầu từ Mỹ, lan sang các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam là nền kinh tế mở cả về vốn đầu tư, cả về xuất khẩu, nhập khẩu. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện năm cao nhất đạt 11,6 tỷ USD, chiếm 30,9% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giải ngân đạt trên 2 tỷ USD. Chỉ hai nguồn này đã chiếm trên dưới 40% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.

So với GDP, xuất khẩu năm 2008 bằng 70%, nhập khẩu bằng 90,1%, cộng cả xuất, nhập khẩu bằng 160,1%, cao thứ 5 trên thế giới. Hiệu ứng phụ của các biện pháp kiềm chế lạm phát đầu năm 2008, làm đầu tư và tiêu dùng ở trong nước giảm sút, tăng trưởng kinh tế chững lại.

Đứng trước bối cảnh đó, năm 2008 và đầu năm 2009 đã có nhiều dự báo, cảnh báo như: Kinh tế Việt Nam sẽ bị suy thoái, lạm phát tăng, cán cân thanh toán tổng thể bị mất cân đối lớn, thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng, tỷ lệ nghèo đói tăng.... Nhưng thực tế khơng diễn ra như vậy.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế dương và ở mức cao. Kinh tế khơng bị suy thối, chỉ suy giảm tốc độ tăng trưởng. Điều quan trọng là tăng trưởng kinh tế năm 2009 đã thoát đáy vào quý I/2009, vượt dốc đi lên từ quý II và tăng dần với tốc độ quý sau cao hơn quý trước.

Tổng sản phẩm trong nước quý I/2010 tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2009, quý II/2010 tăng 6,4%, bằng 109,8% tốc độ tăng quý I/2010. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trong nước tăng 6,16% so với cùng kỳ

năm trước, bao gồm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,13%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,50%, đóng góp 2,63 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,05%, đóng góp 2,94 điểm phần trăm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 6 tháng đầu năm tuy chưa bằng mục tiêu 6,5% đề ra cho cả năm nhưng đã gấp 1,6 lần tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2009; tỷ lệ thu cân đối ngân sách nhà nước đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2008, 2009; an sinh xã hội và đời sống nhân dân cơ bản được đảm bảo. Nhiều chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo của Chính phủ được triển khai thực hiện có hiệu quả tại các địa phương đã góp phần quan trọng hỗ trợ các hộ nghèo phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập; bảo đảm các đối tượng cứu trợ xã hội đều được hưởng chính sách trợ giúp thường xuyên, đặc biệt đối với người nghèo và đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ nghèo đói tiếp tục giảm, năm 2010 ước tính cịn khoảng 9,45% so với 13,40% (2008), 12,30% (2009); chính trị, xã hội ổn định; quốc phịng, an ninh được giữ vững. Hoạt động đối ngoại tiếp tục được đẩy mạnh, cả ngoại giao song phương và đa phương. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ “Năm hữu nghị Việt - Trung”, duy trì tiếp xúc cấp cao và đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa các địa phương. Hợp tác kinh tế phát triển mạnh (phấn đấu đưa kim ngạch thương mại 2010 lên 25 tỷ USD). Trung Quốc có 661 dự án FDI tại Việt Nam và tập trung chủ yếu ở các tỉnh Miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai...với tổng số vốn đăng ký 2,6 tỷ USD.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam cịn khơng ít khó khăn, thách thức. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững; một số cân đối vĩ mơ cịn tiểm ẩn nhiều rủi ro. Nhập siêu lớn (năm 2007: 10 tỷ USD; 2008: 13 tỷ USD; 2009 trên 10 tỷ USD); cùng với suy giảm của dịng vốn đầu tư nước ngồi do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán

tổng thể của nền kinh tế và dự trữ ngoại hối. Việc huy động vốn đầu tư gặp khơng ít khó khăn; hiệu quả đầu tư và sản xuất, kinh doanh còn thấp, giải quyết việc làm cho người lao động hạn chế. Thiên tai, dịch bệch bất thường xảy ra ở nhiều nơi với diễn biến hết sức phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, tỉnh miền núi biên giới Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực. Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP 5 năm qua (10,45%) chưa đạt mục tiêu đề ra (11-12%) do tác động không nhỏ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 820 USD, gấp khoảng 2 lần so với năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm 2-3%, từ mức 29% năm 2005 xuống 17,85% năm 2009. Về cơ cấu kinh tế, nông nghiệp và dịch vụ cùng chiếm tỷ trọng lớn (mỗi ngành chiếm 39-40%), công nghiệp-xây dựng chiếm 21-22%. Đáng chú ý, các ngành dịch vụ tăng trưởng bình quân hàng năm 12,7%. Trong đó, kinh tế cửa khẩu đóng vai trị động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn. Tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc dài trên 20km, có 2 cửa khẩu quốc tế, có 2 cửa khẩu quốc gia và 7 điểm chợ biên giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tăng trưởng bình quân trên 30%/năm, dự kiến năm 2010 đạt 1,45 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 413 triệu USD. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn còn chậm. Trên 80% dân cư của tỉnh sống bằng nghề nông. Các loại hình dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước trên đà thuận lợi, Lạng Sơn cần tập trung thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra năm 2010. Nỗ lực của tỉnh có thể mang lại kết quả khả quan nếu biết phát huy hơn nữa thế mạnh kinh tế cửa khẩu. “Phát triển cửa khẩu Lạng Sơn là mối quan tâm của cả nước”, tỉnh cần

tạo bước tiến rõ rệt trong việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trong bối cảnh quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc ngày càng mở rộng; năm 2010, dự kiến kim ngạch thương mại hai nước đạt 25 tỷ USD. Từ khu kinh tế cửa khẩu này, có thể phát triển thêm các khu chế xuất, khu trung chuyển hàng hóa... Nếu Lạng Sơn biết phát huy những lợi thế, cơ hội này, vượt qua những khó khăn, thách thức thì chắc chắn “Tỉnh hồn tồn có thể đạt và vượt kế hoạch 5 năm 2006-2010” và thực hiện tốt hơn nữa hoạt động xóa đói giảm nghèo của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở lạng sơn (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)