Có nhiều nhân tố tác động đến đói nghèo và XĐGN khác nhau. Khi nghiên cứu tác động của các nhân tố đến XĐGN người ta có thể chia thành các nhóm nhân tố sau:
1.1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên.
- Vị trí địa lý khơng thuận lợi: đó là những nơi xa xôi, hẻo lánh, giao thơng đi lại khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đói nghèo cao. Bởi những vùng, địa phương có vị trí khơng thuận lợi dễ bị rơi vào thế cơ lập với bên ngồi, khó tiếp cận với những nguồn lực để phát triển như: khoa học - cơng nghệ, tín dụng, thị trường... Do đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là phát triển hệ thống giao thơng có ý nghĩa lớn đối với sự nghiệp XĐGN.
- Đất đai không thuận lợi cho sản xuất: đất canh tác ít, cằn cỗi, khó canh tác, năng xuất cây trồng, vật nuôi đều thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những vùng thuần nông. Thiếu đất sản xuất sẽ ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo lương thực cho người nghèo và khả năng đa dạng hóa sản xuất để hướng tới những cây trồng có giá trị kinh tế cao, dẫn đến thu nhập của người nông dân thấp, kéo theo việc tích lũy và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế. Bởi vậy, người nghèo lại tiếp tục nghèo, việc tìm kiếm giải pháp XĐGN cũng khó khăn hơn.
- Địa hình khó khăn: địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông suối và núi đá, đất dốc... Những vùng có địa hình như vậy việc tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Đất bị xói mịn, dễ bị khơ hạn, chi phí sản xuất cao, hiệu quả sản xuất thấp.
- Điều kiện tự nhiên khắc nhiệt, hay găp thiên tai như: hạn hán, lũ lụt, mưa bão, sương muối, lũ quét... Những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hay xảy ra thiên tai làm cho việc XĐGN thiếu cơ sở bền vững.
1.1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về kinh tế.
Ảnh hưởng khơng thuận lợi của những nhóm nhân tố thuộc về kinh tế làm gia tăng đói nghèo và khó khăn đối với cơng tác XĐGN, nhóm nhân tố này bao gồm: quy mơ của nền kinh tế nhỏ bé, cơ cấu kinh tế lạc hậu, thị trường bị bó hẹp, tốc độ tăng trưởng chậm, thu nhập của dân cư thấp, khả năng huy động
nguồn lực vật chất cho XĐGN khó khăn. Hơn nữa việc ưu tiên nhiều cho các vùng kinh tế trọng điểm sẽ làm giảm nguồn lực đầu tư cho các vùng nghèo, kéo theo việc hỗ trợ người nghèo giảm và phân hóa giàu nghèo tăng.
- Quy mơ và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng tạo
điều kiện tiền đề để người nghèo có cơ hội vươn lên nhờ hưởng lợi từ kinh tế mang lại. Mặt khác nhờ quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà Nhà nước tăng nguồn thu, tăng tích lũy tạo sức mạnh vật chất để thực hiện tốt hơn cơng tác XĐGN. Vì vậy, quy mơ nền kinh tế lớn và tăng trưởng kinh tế cao, bền vững là điều kiện quan trọng nhất để thực hiện XĐGN. Ngược lại, nếu quy mô nền kinh tế nhỏ, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm thì khả năng tích lũy sẽ gặp khó khăn, nguồn lực dành cho XĐGN hạn chế. Cùng với lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, cơ cấu kinh tế chậm tiến bộ, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế chậm đổi mới, hàm lượng khoa học - công nghệ trong sản phẩm thấp thì tỷ trọng giá trị gia tăng của sản phẩm là nhỏ, khả năng cạnh tranh trên thị trường là thấp, làm cho thu nhập của người lao động giảm và khả năng thốt nghèo là khó khăn.
- Thu nhập của dân cư thấp và phân hóa thu nhập lớn là một bất lợi lớn đối với người nghèo và công tác XĐGN nói chung. Các cuộc điều tra mức sống dân cư gần đây cho thấy chênh lệch giàu nghèo, thu nhập giữa các nhóm dân cư ở nước ta hiện nay có xu hướng gia tăng.
- Khả năng huy động nguồn lực vật chất là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công khi thực hiện các mục tiêu XĐGN. Để thực hiện các mục tiêu XĐGN trên diện rộng và đạt được kết quả nhanh thì Nhà nước và bản thân các hộ nghèo đều phải có nguồn lực. Về phía Nhà nước cần có nguồn lực đủ mạnh để thực hiện các chương trình hỗ trợ như: xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu cho xã nghèo, vùng nghèo; hỗ trợ các doanh nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tạo việc làm cho người lao động; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo về đời sống khi gặp rủi ro, thiên tai và hỗ trợ phát
triển sản xuất thông qua các chương trình khuyến nơng, đào tạo... Nguồn lực này phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ tích lũy và chính sách chi tiêu của chính phủ, khả năng vay nợ của nước ngồi...
Về phía hộ gia đình, để thốt nghèo, họ cũng cần có nguồn lực để tự phấn đấu vươn lên thốt nghèo. Nguồn lực của họ có thể là từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng dân cư, vốn vay tín dụng và khả năng tích lũy của bản thân. Tuy nhiên, khả năng tích lũy và vay tín dụng đối với người nghèo là rất khó khăn.
- Thị trường cũng là nhân tố tác động đến đói nghèo và XĐGN theo hai khuynh hướng thuận lợi và khó khăn:
Nếu thị trường tương đối phát triển, nó sẽ tạo cơ hội cho các vùng, các hộ, các cá nhân có điều kiện tiếp cận đầy đủ hơn các nguồn lực phát triển của xã hội và quan trọng là giúp vùng nghèo, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Bởi, trong nền kinh tế thị trường, người ta buộc phải tính tốn bằng giá trị cho mọi kết quả lao động và lợi ích được chú trọng, trước hết là lợi ích cá nhân. Hơn nữa, cạnh tranh cũng thường xuyên đặt con người vào thử thách năng lực nghề nghiệp, buộc con người phải tự khẳng định, phải thường xuyên tự đổi mới và phát triển.
Ngược lại, nếu thị trường phát triển không đầy đủ, nhất là khi thị trường yếu ớt hoặc khơng có thị trường, thì những hộ gia đình sống trong vùng có điều kiện này gần như bị gạt ra khỏi vịng quay của tiến trình phát triển. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ khó có thể thốt ra khỏi tình trạng đói nghèo, vì thế đây là vấn đề nan giải đối với vùng nghèo, hộ nghèo ở các khu vực miền núi, hẻo lánh.
Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có mặt trái của nó, do chạy theo lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư không được chú trọng giải quyết và dẫn đến phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, dễ xảy ra xung đột giai cấp, xung đột xã hội.
1.1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về xã hội
Nhóm nhân tố xã hội tác động đến đói nghèo và hoạt động XĐGN bao gồm: dân số và lao động, trình độ dân trí, đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phong tục tập quán, an ninh chính trị, vấn đề cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý, điều hành.
- Về dân số, tình trạng đói nghèo liên quan chặt chẽ với sự gia tăng dân số
và cơ cấu dân cư. Theo điều tra, bình qn nhân khẩu phải ni trên một lao động chính của các hộ nghèo thường cao hơn các hộ giàu. Như vậy, chính đói nghèo, dân trí thấp dẫn đến sinh đẻ nhiều và đến lượt nó, sinh đẻ nhiều lại càng làm cho đời sống khó khăn hơn. Vì sinh đẻ nhiều, thời gian lao động giảm kéo theo thu nhập của hộ gia đình cũng giảm theo. Hơn nữa nhân khẩu trong gia đình tăng nên mức thu nhập bình quân đầu người của hộ tiếp tục giảm. Sức khỏe của người mẹ đẻ nhiều cũng suy giảm và tác động đến sức khỏe của những đứa con sau khi sinh làm cho sức lao động giảm dần, nguy cơ đói nghèo sẽ tăng cao và kéo dài.
Trên góc độ quốc gia, dân số tăng nhanh thì mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm. Với một nguồn lực hạn chế lại phải cân đối cho một lượng dân cư lớn hơn sẽ khó khăn cho việc huy động nguồn lực để hỗ trợ trực tiếp cho các mục tiêu XĐGN. Nếu cơ cấu dân số trẻ cao, thì áp lực đầu tư cho giáo dục lớn, đầu tư cho phát triển sản xuất giảm và tăng trưởng chậm là tất yếu. Ngoài ra, nếu sự phân bố dân cư ở vùng nghèo mà cao thì nguy cơ xuống cấp mơi trường và tình trạng đói nghèo sẽ lớn.
- Về lao động, nếu cơ cấu dân cư có tỷ lệ lao động thấp, một lao động
chính phải ni nhiều người ăn theo thì khả năng tăng trưởng kinh tế thấp, đói nghèo tăng và XĐGN sẽ gặp khó khăn. Hoặc cơ cấu lao động chủ yếu phân bố trong nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong cơng nghiệp và dịch vụ nhỏ, thì đó là một bất lợi lớn cho việc tăng nhanh mức thu nhập bình qn đầu người, tỷ lệ tích lũy sẽ thấp, khó khăn cho việc xây dựng các quỹ XĐGN.
Chất lượng lao động (trình độ tay nghề, sức khỏe, thái độ lao động của người lao động) là một nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế nói chung và XĐGN nói riêng. Chất lượng lao động sẽ tác động trực tiếp đến tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động. Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, khi Việt Nam đã ra nhập WTO đã và đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cao cho một bộ phận đáng kể người lao động trong các khu vực có lợi thế so sánh như (nông, lâm, thủy sản, dệt may, xây dựng và xuất khẩu), nhưng cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng lao động. Nếu chất lượng lao động thấp, không đáp ứng được nhu cầu thực tế thì nguy cơ thất nghiệp, giảm thu nhập là điều khó tránh khỏi.
- Về giáo dục, chất lượng lao động gắn với việc nâng cao trình độ dân
trí và chiến lược phát triển giáo dục. Hầu hết những người nghèo, vùng nghèo ở Việt Nam là những nơi có trình độ dân trí thấp. Cùng với tác động của thu nhập thấp nên việc đầu tư cho con cái học hành của các hộ gia đình nghèo và vùng nghèo ít được quan tâm hơn, ít được đào tạo nghề nên ít có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao. Kết quả tỷ lệ đi học trong độ tuổi ở các vùng này rất thấp và như vậy nguy cơ nghèo về tri thức dẫn tới đói nghèo về mọi mắt sẽ gia tăng.
- Về y tế, người nghèo có thu nhập thấp nên ít có điều kiện chăm lo sức
khỏe, bệnh tật phát sinh nên sức lao động suy giảm và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của họ. Họ phải gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh chịu chi phí cao cho khám chữa bệnh. Họ phải vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền chi phí, dẫn đến người nghèo càng ít có cơ hội thốt khỏi đói nghèo.
- Tác động của môi trường an ninh chính trị- xã hội, mơi trường
chính trị- xã hội và nghèo đói có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi mơi trường chính trị - xã hội ổn định và tiến bộ thì sẽ là điều kiện tốt để thực
hiện các chương trình phát triển KT - XH. Các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh sẽ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nhờ vậy mà thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, đây sẽ là cơ sở để tăng nguồn lực cho XĐGN. Ngồi ra, mơi trường chính trị - xã hội ổn định và tiến bộ thì việc huy động nguồn lực cho phát triển khơng những thuận lợi mà cịn có điều kiện thực hiện tốt hơn phúc lợi xã hội. Ngược lại, mơi trường chính trị - xã hội khơng ổn định thì mơi trường đầu tư xấu đi, rủi ro trong đầu tư sẽ cao. Do vậy, việc thu hút và khuyến khích đầu tư sẽ khó khăn, nguồn lực cho đầu tư bị giảm sút, tăng trưởng kinh tế cũng giảm và XĐGN sẽ khó khăn. Mặt khác, nếu tệ nạn xã hội phát sinh không kiềm chế được thì đói nghèo sẽ càng gia tăng.
- Một nhân tố khác cũng tác động đến đói nghèo, tăng tính phức tạp cho XĐGN đó là hậu quả của chiến tranh tàn khốc. Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn khoảng 8 triệu người thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người bị ảnh hưởng chất độc mầu gia cam. Hơn nữa, một số vùng tài nguyên, môi trường bị hủy hoại để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài do chất độc màu da cam, tai nạn chiến tranh do bom mìn, ơ nhiễm mơi trường...gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
1.1.3.4. Nhóm nhân tố thuộc về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với tiến trình đổi mới, Đại hội VII (1991) đã đề ra chủ trương: trong quá trình đổi mới cùng tăng trưởng kinh tế phải tiến hành XĐGN, thực hiện công bằng xã hội, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thiết yếu và ngày càng đa dạng của các tầng lớp dân cư; đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn đói giáp hạt ở một số vùng [20,tr73]. Đến Đại hội VIII (1996), Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh: vấn đề nghèo khổ khơng được giải quyết thì khơng một mục tiêu
nào mà cộng đồng quốc tế cũng như quốc gia đặt ra như: tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hịa bình ổn định, bảo đảm các quyền con người được thực hiện [21]. Cho tới nay, quan điểm tăng trưởng kinh tế đi đôi với XĐGN là cơ sở để định hướng cho các chính sách, giải pháp tập trung XĐGN hiệu quả. Đường lối, chủ trương, chính sách XĐGN ở Việt Nam đã được cụ thể hóa trong nhiều chương trình, chính sách, dự án liên quan đến XĐGN.
1.1.3.5. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người nghèo, vùng nghèo
Bản thân người nghèo có đủ năng lực và ý chí vươn lên thốt nghèo là động lực quyết định để thực hiện XĐGN thành công và bền vững. Trong cuộc sống, con người sinh ra ai cũng phải hành động để mong đem lại lợi ích cho mình, mà trước hết là để tồn tại. Nhưng mỗi con người lại có năng lực và ý chí khác nhau nên kết quả hành động của họ trong những điều kiện giống nhau có thể khác nhau, đây là nguồn gốc sâu xa của sự phân hóa giàu nghèo. Nhà nước và cộng đồng đã có những cố gắng để hỗ trợ cho những người yếu thế. Nếu bản thân người nghèo biết nắm cơ hội này để vươn lên, tự nâng cao năng lực của mình, quyết tâm thốt nghèo và vươn lên làm giàu thì cơ hội thốt nghèo của họ sẽ cao hơn và kết quả XĐGN sẽ bền vững. Ngược lại, nếu bản thân người nghèo khơng có ý chí vươn lên, trơng chờ ỷ lại, không tận dụng được cơ hội thì khả năng thốt nghèo của họ sẽ rất khó khăn và kết quả XĐGN sẽ thiếu bền vững.
Vì vậy, bản thân người nghèo phải tự vươn lên thốt nghèo thì mới đảm bảo mục tiêu XĐGN thành công và vững chắc.