I Chính sách hỗ trợ về y tế cho ngƣời nghèo
03 Hội Cựu chiến binh 54.757 517 8,9 283 6.797 04 Đoàn thanh niên 25.289 183 4,1 107 2
3.2.1. Hồn thiện chương trình, mục tiêu về xóa đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện thực tế ở Lạng Sơn.
hợp với điều kiện thực tế ở Lạng Sơn.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, có dân cư thưa thớt, hơn 80% là dân tộc thiểu số, thuộc vào vùng nghèo nhất ở Việt Nam. Sinh kế
của đa số dân vùng này là dựa vào nương dẫy. Tuy nhiên, theo thực tế kết quả của các cuộc điều tra do Tổng cục Thống kê thực hiện thì nguồn thu nhập ở nơng thôn tỉnh Lạng Sơn lại đa dạng hơn ở bất kỳ vùng nào khác, thậm trí ngay cả ở những nhóm nghèo nhất. Nơng dân ngày càng trồng nhiều loại cây, tạo ra nhiều loại sản phẩm để bán ra thị trường như: ngô, sắn, chè, vải…, những cây tinh bột như lúa, gạo đã trở nên ít quan trọng hơn. Việc đa dạng hóa cây trồng một phần xuất phát từ nhu cầu cao về các sản phẩm đó ở các vùng trong cả nước và thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, phải kể đến những nguyên nhân cũng khá quan trọng khác như khả năng tiếp cận cao với nguyên liệu đầu vào, cơ sở hạ tầng được cải thiện, điều kiện về giáo dục, y tế đã ngày càng tốt hơn.
Các hộ gia đình nơng thơn ở vùng này thường có khá nhiều đất rừng nhưng thu nhập từ rừng lại chỉ chiếm khoảng 8% tổng số thu nhập ở nông thôn. Nông dân cho rằng họ được hưởng lợi rất ít từ những nỗ lực trồng rừng. Mặt khác, tình trạng sói mịn và lở đất thường xun xảy ra trong vùng là do các vụ canh tác hàng năm trên đất dốc. Chính vì lẽ đó, ý thức bảo vệ rừng hoặc khai thác nguồn lợi từ tài nguyên rừng của người dân vùng núi còn rất bị hạn chế.
Vấn đề đặt ra ở đây là các chương trình, mục tiêu về xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn phải được hoàn thiện trên cơ sở xem xét đặc điểm của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của người dân vùng này. Theo đó, hướng hồn thiện các chính sách, chương trình, mục tiêu xóa đói giảm nghèo phải đáp ứng được các yêu cầu như: Chính sách, chương trình phải hướng vào việc giúp nông dân khai thác được nguồn thu nhập đa dạng từ các sản phẩm về rừng, về nông nghiệp. Giúp họ tiếp cận với các kỹ thuật trong nông - lâm nghiệp từ đó tăng cường hiệu quả sử dụng đất, nhưng vẫn bảo tồn đất đai; giúp họ có những thơng tin để tiếp cận với các loại thị trường tiêu thụ sản phẩm
nông - lâm nghiệp… Như vậy có thể khẳng định rằng việc xác định chương trình, mục tiêu về xóa đói giảm nghèo nếu được dựa trên những điều kiện thực tế về tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, miền sẽ phát huy được vai trò của Nhà nước để đặt ra những mục tiêu cụ thể về xóa đói giảm nghèo của từng vùng, miền phù hợp với chương trình chiến lược giảm nghèo của quốc gia.