Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động marketing trong kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 116)

Việt Nam chi nhánh Hưng Yên.

3.1.1 Định hướng phát triển lâu dài của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam triển Việt Nam

Ngày 22 tháng 8 năm 2012 Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã phê duyệt chiến lược phát triển đến năm 2020 và kế hoạch kinh doanh đến năm 2015.

3.1.1.1 Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển đến 2020

BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại tốt nhất cho khách hàng, cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông, tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng.

Trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt Nam và là một trong năm ngân hàng hiệu quả hàng đầu Đông Nam Á.

Luôn hướng đến khách hàng, đổi mới phát triển, chuyên nghiệp sáng tạo, trách nhiệm xã hội, chất lượng tin cậy.

Định hướng giá trị sản phẩm dịch vụ: dẫn đầu về giải pháp toàn diện để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục tiêu thay vì chỉ cung cấp sản phẩm thông thường như các ngân hàng khác trên thị trường.

+ Hoàn tất quá trình chuyển đổi BIDV thành NHTM cổ phần đại chúng niêm yết, hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa BIDV và hướng đến xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị, tăng cường năng lực điều hành các cấp tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

+ Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng, chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững.

+ Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.

+ Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.

+ Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm vững thị phần lớn thứ hai trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn, dịch vụ bán lẻ.

+ Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động.

+ Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động.

+ Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức tín nhiệm quốc tế.

+ Bảo vệ, duy trì và phát triển giá trị cốt lõi. Xây dựng văn hóa doanh

nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV.

3.1.1.2 Hệ thống chỉ tiêu chiến lược đến 2015

+ Phương diện tài chính: chủ động cải thiện các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, cải thiện mức độ và sự ổn định của thu nhập, đa dạng hóa và mở rộng đầu tư, kiểm soát rủi ro và tỷ lệ rủi ro theo quy định, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn.

+ Phương diện khách hàng: Tăng trưởng doanh thu từ khách hàng, tăng thị phần, phát triển thị trường và sản phẩm, phát triển thương hiệu và dịch vụ chất lượng cao, tăng cường bán chéo.

+ Phương diện quy trình nội bộ: Tăng cường quản lý rủi ro, tăng năng suất lao động, hoàn thiện mô hình tổ chức, cải tiến quy trình kinh doanh, phát triển hệ thống thông tin quản lý.

+ Phương diện đào tạo và phát triển: Tăng cường kỹ năng chuyên môn của cán bộ nhân viên, tăng cường động lực và sự hài lòng về công việc. Gắn kết của chương trình phát triển nguồn nhân lực với kế hoạch chiến lược, phát triển văn hóa bán hàng và cung cấp dịch vụ.

3.1.2 Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hưng Yên Việt Nam chi nhánh Hưng Yên

3.1.2.1 Cơ hội

Hưng Yên đang trên đà phát triển, những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có sự chuyển biến mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế địa phương chuyển dịch dần từ nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ. Các khu công nghiệp, làng nghề thủ công truyền thống mọc lên ngày càng nhiều, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải đang phát triển, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao…Những yếu tố đó đã tác động tích cực đến sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, tỉnh Hưng Yên cũng có những chính sách, cơ chế rất thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến xây dựng phát triển kinh tế địa phương, từ đó tác động không nhỏ đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong tỉnh.

+ Tình hình chính trị ổn định.

+ Ngành ngân hàng có xu hướng phát triển mạnh mẽ với các sản phẩm hiện đại.

+ Vai trò của ngành tài chính, ngân hàng đang ngày được quan tâm đúng mức trong sự phát triển của nền kinh tế. Các đề án của Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản, quy định của Bộ Tài chính về việc chỉ khấu trừ thuế với các doanh nghiệp chuyển thu nhập qua Ngân hàng…cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ ngân hàng.

+ Môi trường cạnh tranh sẽ tạo ra động lực cho các ngân hàng có những bước đột phá trong hoạt động kinh doanh.

+ Đời sống của người dân ngày càng nâng cao và nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng gia tăng.

+ BIDV cổ phần hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thành viên trong hoạt động kinh doanh.

3.1.2.2 Thách thức

Trong giai đoạn 2012 - 2015, nền kinh tế việt Nam nói chung và kinh tế Hưng Yên nói riêng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Cùng với đó là những thách thức khó lường của thị trường tài chính như: nợ xấu của hệ thống ngân hàng tiếp tục gia tăng, thanh khoản kém, nhập siêu, cán cân thanh toán quốc tế, dự trữ ngoại hối, tỷ giá…với những thách thức này, đòi hỏi phải có giải pháp quyết liệt để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Mặc dù trong những năm gần đây kinh tế Hưng Yên luôn có sự phát triển vượt bậc nhưng cùng với sự khó khăn chung của tình hình kinh tế trong nước, kinh tế Hưng Yên cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Những khó khăn của nền kinh tế - xã hội địa phương sẽ tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh nói chung và của BIDV Hưng Yên nói riêng.

Giai đoạn 2012 – 2015, kinh tế cả nước phụ thuộc vào hai vấn đề là ổn định vĩ mô và tái cấu trúc doanh nghiệp. Chính sách điều hành kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng chưa có sự nhất quán. Thường xuyên

có sự thay đổi gây khó khăn cho các NHTM trong việc xây dựng và điều hành kế hoạch kinh doanh trung, dài hạn. Giai đoạn này theo dự báo, hệ thống NHTM vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: chênh lệch lãi suất huy động – cho vay ngày càng bị thu hẹp nên khả năng sinh lời thấp. Trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp còn chưa chuyên nghiệp. Áp lực cạnh tranh từ các nhóm ngân hàng cổ phần và các ngân hàng nước ngoài ngày càng gia tăng.

Do đó, bên cạnh những thuận lợi, cơ hội thì khó khăn và thách thức cũng rất lớn đối với hoạt động của BIDV Hưng Yên. Nhất là trong giai đoạn các NHTM cổ phần đang cạnh tranh gay gắt, đua nhau mở rộng mạng lưới trên địa bàn tỉnh nhằm chiếm lĩnh thị phần, tạo dựng uy tín.

3.1.2.3 Định hướng hoạt động giai đoạn 2013 đến 2015

Trên cơ sở chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020, kế hoạch kinh doanh đến 2015. BIDV Hưng Yên xây dựng định hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015 cụ thể:

Phấn đấu trở thành NHTM Cổ phần Quốc doanh hàng đầu trên địa bàn, đi đầu, gương mẫu thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị được giao. Tăng cường năng lực cạnh tranh, năng lực kinh doanh. Hướng đến xây dựng một BIDV Hưng Yên phát triển bền vững, quy mô hàng đầu, có thương hiệu uy tín, hoạt động an toàn và thích ứng linh hoạt với những biến động của thị trường. Tận dụng các thời cơ và lợi thế của nền kinh tế và của BIDV đồng thời lường đón những khó khăn, thách thức, xây dựng kế hoạch, biện pháp, giải pháp thực hiện cụ thể.

* Mục tiêu chính:

+ Củng cố năng lực hoạt động, đảm bảo hiệu quả, an toàn và bền vững. + Phấn đấu đến năm 2015 là một trong những ngân hàng dẫn đầu địa bàn về quy mô và hiệu quả hoạt động.

+ Nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, tăng cường năng suất lao động và đảm bảo nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên chi nhánh sau khi cổ phần hoá.

+ Duy trì và phát triển các loại nguồn vốn khác nhau, nâng cao tính ổn định của nền vốn, cải thiện sự cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, phấn đấu đến năm 2015 thị phần huy động vốn trên địa bàn đạt 15%.

+ Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn và chất lượng tín dụng. Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng theo hướng ưu tiên các ngành, lĩnh vực được Nhà Nước chú trọng hỗ trợ và phát triển.

+ Tập trung phát triển mạnh các dòng sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ tiện ích. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm đáp ứng được các nhu cầu ngày càng đa dạng của các đối tượng khách hàng khác nhau.

+ Về hoạt động bán lẻ: phát triển mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ nhằm chiếm lĩnh tối đa thị trường trên địa bàn. Dự kiến đến năm 2015, dư nợ bán lẻ chiếm 28.4% trên tổng dư nợ, huy động vốn dân cư chiếm 42.9% trong tổng nguồn vốn huy động. Danh mục sản phẩm bán lẻ đa dạng, phong phú.

+ Cơ cấu lại nền khách hàng, bên cạnh việc duy trì và tăng cường hợp tác với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, tích cực mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm giảm mức độ tập trung khách hàng và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động.

* Quy mô hoạt động của chi nhánh.

+ Huy động vốn cuối kỳ: tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 – 2015 là 20%/năm;

+ Dư nợ tín dụng: tăng trưởng bình quân 22%/năm.

+ Định biên lao động: tăng trưởng bình quân 12%/năm, tương đương tăng 10 cán bộ/năm.

* Cơ cấu, chất lượng hoạt động của chi nhánh

+ Tỷ lệ nợ xấu: ≤ 2.5%.

+ Tỷ lệ dư nợ/huy động vốn (đến năm 2015): 91.7%

+ Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ (đến năm 2015): 18% + Tỷ lệ nợ nhóm 2/tổng dư nợ (đến năm 2015): <12%

* Khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động của chi nhánh

+ Thu dịch vụ ròng: tăng trưởng bình quân tối thiểu giai đoạn 2012 – 2015: 25%/năm

+ Lợi nhuận trước thuế: tăng trưởng bình quân 37%/năm (2013 – 2015).

+ Tỷ trọng thu dịch vụ ròng/Lợi nhuận trước thuế (đến 2015): 9.23% 3.2 Những giải pháp nhằm phát triển hoạt động Marketing trong kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên

Trên cơ sở chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020, kế hoạch kinh doanh đến 2015. Qua quá trình hoạt động của chi nhánh cho thấy Marketing trong ngân hàng thực sự cần thiết, đóng góp đắc lực vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh. Sau đây là những giải pháp phát triển hoạt động Marketing tại BIDV Hưng Yên nhằm góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015.

3.2.1 Thành lập bộ phận chuyên trách về Marketing

Hiện nay theo mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, mọi hoạt động liên quan đến Marketing được giao cho phòng Marketing thuộc Ban phát triển sản phẩm bán lẻ và Marketing thực hiện. Ở chi nhánh không có phòng Marketing chuyên biệt. Tuy nhiên thực tế cho thấy mỗi tỉnh, thành phố nơi các chi nhánh đặt trụ sở chính có đặc điểm kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên khác nhau. Trong khi đó cơ chế chính sách liên quan đến sản

phẩm, giá cả, hoạt động quảng cáo đều do BIDV quyết định. Vì vậy để các chính sách trên phát huy hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế ở chi nhánh thì việc thành lập bộ phận Marketing tại BIDV Hưng Yên là điều hết sức cần thiết bởi vì:

Bộ phận Marketing sẽ thực hiện nghiên cứu thị trường, nhu cầu sản phẩm dịch vụ của khách hàng trên địa bàn cũng như điểm mạnh, yếu của đối thủ cạnh tranh. Phân tích sản phẩm dịch vụ của chi nhánh, thực trạng nguồn nhân lực, vật lực. Trên cơ sở đó sẽ tham mưu cho lãnh đạo quyết định tập trung cung cấp sản phẩm dịch vụ nào ra thị trường, đối tượng khách hàng là ai, chính sách giá thế nào, qua kênh phân phối gì…để thu hút đông đảo khách hàng nhất. Đồng thời cung cấp cho họ các tiện ích ngân hàng. Qua đó chi nhánh thực hiện các mục tiêu kinh doanh.

3.2.2 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm ngân hàng

Các chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong đó có Hưng Yên, mặc dù đang cung cấp hàng trăm sản phẩm dịch vụ đến khách hàng nhưng so với các ngân hàng hiện đại trên thế giới có hàng nghìn sản phẩm dịch vụ thì hệ thống BIDV còn rất khiêm tốn. Việt Nam đang tích cực hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Vì vậy ngân hàng cần phải đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ theo hướng hiện đại, sẵn sàng cung cấp cho khách hàng toàn bộ các sản phẩm dịch vụ tiện ích để chứng tỏ nội lực. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm từ tín dụng sang phi tín dụng nhằm giảm bớt rủi ro có thể gặp phải.

Ưu tiên phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại như thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…ngoài những sản phẩm truyền thống nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của khách hàng. Mục đích giữ chân khách hàng hiện có, không ngừng thu hút, gia tăng thêm khách hàng mới.

Song song với việc phát triển thêm sản phẩm dịch vụ, BIDV Hưng Yên cũng hết sức quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm chỉ có chất lượng tốt khi hoàn toàn thoả mãn nhu cầu của khách hàng và mang lại cho họ nhiều tiện ích nhất.

3.2.3 Từng bước nâng cao khả năng nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường luôn là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng mang tính quyết định trong hoạt động Marketing. Điều này giúp cho ban lãnh đạo chi nhánh đưa ra các quyết sách đúng đắn đối với sản phẩm nói riêng và kế hoạch kinh doanh nói chung. Khi thành lập bộ phận chuyên trách về Marketing sẽ từng bước nâng cao khả năng nghiên cứu thị trường cũng như phát huy hết vai trò của việc nghiên cứu thị trường thì chi nhánh cần phải:

+ Lựa chọn những cán bộ nhanh nhẹn, năng động, am hiểu thị trường thực hiện công việc trên.

+ Quy định rõ chức năng nhiệm vụ của bộ phận Marketing trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường. Cần đánh giá nghiêm túc những kết quả mà tổ nghiên cứu thị trường thực hiện. Chi nhánh xem xét hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần cho những cán bộ đó để khuyến khích và động viên họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động marketing trong kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hưng yên (Trang 116)