NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế.DOC (Trang 75 - 80)

SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ

3.2.1. Nguyên tắc

Sử dụng nguồn lực một cách bền vững, bảo tồn và sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa xã hội là yếu tố cần thiết.

Với mục tiêu phát triển bền vững cả 3 mặt kinh tế - xã hội và mơi trường, phát triển DLST cũng địi hỏi sử dụng các nguồn lực du lịch một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất, tránh sự lãng phí và tiêu hao quá nhiều nguồn lực. Bất cứ một hoạt động kinh tế nào cũng phải đối mặt với bài toán khan hiếm nguồn lực, sử dụng nguồn lực sao cho tương lai khơng gặp phải tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên để phát triển. Sử dụng nguồn lực bền vững đồng nghĩa với việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa xã hội mà tỉnh hiện đang có. Bởi vì đó là những nguồn lực chính cho phát triển DLST tỉnh nhà.

Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải.

Một sự tiêu thụ quá mức bao giờ cũng gây ra những tác động quá mức, và đó thường là những tác động xấu, nằm ngoài mong muốn của các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch. Ngoài việc làm cho nguồn lực du lịch cạn kiệt thì sự tiêu thụ q mức cịn tạo ra một lượng chất thải lớn, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên tài nguyên du lịch cũng như cuộc sống của người dân địa phương. Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải là một trong những nguyên tắc cho phát triển du lịch bền vững.

DLST hấp dẫn và thu hút khách du lịch nhờ vào sự đa dạng và đặc sắc của đặc điểm tự nhiên, tài nguyên du lịch ở các địa điểm du lịch. Điều đó tạo nên sự đa dạng cho các sản phẩm du lịch sinh thái. Duy trì được sự đa dạng này, DLST của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ duy trì được sự hấp dẫn, lơi cuốn du khách làm nền tảng cho sự phát triển DLST nói riêng và du lịch nói chung cho tỉnh.

Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Hiện tại, doanh thu du lịch đóng góp một phần khá lớn trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh. Đối với Thừa Thiên Huế, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, trong báo cáo kinh tế xã hội hàng năm, du lịch luôn là một trong những nội dung quan trọng, được đề cập đến rất nhiều trong suốt bản báo cáo. Bên cạnh đó, du lịch cịn liên quan đến nhiều vấn đề văn hóa, xã hội của tỉnh. Vì thế, việc hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương là một nguyên tắc cơ bản trong quá trình phát triển du lịch của một tỉnh, nhất là với những tỉnh có tiềm năng du lịch như Thừa Thiên Huế.

Hỗ trợ kinh tế địa phương.

Du lịch muốn duy trì và hoạt động tốt phải có một nguồn vốn nhất định để các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành. Bên ngồi nguồn vốn đó, du lịch cũng phải tạo ra một nguồn thu nhất định cho chính bản thân các doanh nghiệp và cả cộng đồng dân cư địa phương. Đó chính là một phần trong mục tiêu về kinh tế của việc phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế.

Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương.

Cộng đồng dân cư địa phương là những người sống và sinh hoạt quanh khu vực có địa điểm DLST. Họ chính là người dân bản địa, và hơn ai hết, họ hiểu rất rõ về đặc điểm tự nhiên, tài ngun thiên nhiên tại chính q hương họ. Có được sự tham gia của cộng đồng địa phương, DLST sẽ khai thác hết những tiềm năng của mình đồng thời có thể phát huy những điểm mạnh vốn có, hạn chế các điểm yếu, sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực DLST.

Lấy ý kiến của quần chúng và các đối tượng liên quan.

Lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng dân cư là một trong những nguyên tắc trong đổi mới kế hoạch hóa ở nước ta hiện nay. Nguyên tắc này không

chỉ giới hạn ở đổi mới cơng tác kế hoạch hóa mà nó cịn phù hợp với nhiều hoạt động kinh tế xã hội ở nước ta. Hoạt động du lịch cũng khơng phải là ngoại lệ. Với mục đích cuối cùng là mang lại lợi ích, thu nhập cho cộng đồng dân cư đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái thì cộng đồng dân cư địa phương chính là một trong những đối tượng chính của du lịch. Vì vậy, ý kiến của các đối tượng chính này là rất quan trọng, nó thể hiện ước mong, khát vọng của người dân trong việc phát triển DLST. Phát triển du lịch thực sự hiệu quả và đạt được mục đích cuối cùng phải dựa trên ý kiến của quần chúng và các đối tượng liên quan khác.

Đào tạo nguồn nhân lực một cách hiệu quả.

Nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng trong phát triển DLST. Đây chính là nhân tố duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển chúng để đưa sản phẩm du lịch đến với du khách. Trình độ của nguồn nhân lực ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm du lịch nên việc đào tạo nguồn nhân lực sao cho thật hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với phát triển du lịch ở bất kỳ một địa phương nào.

Tiếp thị, xúc tiến hữu hiệu và có trách nhiệm.

Hiện nay, tiếp thị là phương pháp hữu hiệu nhất để đưa sản phẩm du lịch đến với du khách. Bằng nhiều cách khác nhau như quảng cáo, khuyến mãi… tiếp thị rút ngắn mọi khoảng cách, xóa rào cản ngơn ngữ để giới thiệu về sản phẩm của địa phương mình. Tuy nhiên, quảng cáo tiếp thị ln địi hỏi sự trung thực và trách nhiệm. Trung thực khi đưa ra những lời giới thiệu đúng, chính xác về về sản phẩm của mình và chịu trách nhiệm hồn tồn về những gì đã giới thiệu quảng cáo. Tiếp thị khơng đúng, phóng đại về một sản phẩm sẽ gây ấn tượng không tốt với du khách, từ đó tạo nên một hình ảnh xấu về DLST của tỉnh.

Tiếp tục nghiên cứu và giám sát hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh thường do nhiều đơn vị kinh doanh tư nhân cũng như Nhà nước nắm giữ. Việc bất đồng về quan điểm, tranh chấp trong q trình hoạt động là chuyện hồn tồn có thể xảy ra. Bởi vậy, các cơ quan chức năng có trách nhiệm thường xuyên giám sát theo dõi hoạt động du lịch trên địa bàn

tỉnh bằng một số cơ chế, luật pháp liên quan. Điều này sẽ tránh được các hoạt động tiêu cực trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cơng tác nghiên cứu phát triển cũng cần được tiếp tục chú trọng. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển lâu dài của DLST nói chung cũng như du lịch nói riêng ở Thừa Thiên Huế.

3.2.2. Yêu cầu

Phải đảm bảo sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao, tức là hoạt động du lịch sinh thái luôn gắn với bảo tồn tự nhiên.

Du khách đến với DLST ở Thừa Thiên Huế là để khám phá tự nhiên, tìm hiểu sự đa dạng của các hệ sinh thái nơi đây. Sự tồn tại của các hệ sinh thái này chính là sự tồn tại của DLST. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại như hiện nay, sự ô nhiễm môi trường, tài nguyên sinh thái cạn kiệt và sự tuyệt chủng của nhiều loại động vật đã và đang lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với các hoạt động của con người. Một hệ sinh thái với nhiều loài động thực vật sinh sống rất cần được bảo vệ. Bất kì một hoạt động nào của con người từ sản xuất cho đến tham quan du lịch đều không được làm tổn hại đến môi trường tự nhiên này.

Người hướng dẫn viên ngoài kĩ năng giao tiếp tốt phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa.

Kĩ năng giao tiếp là yêu cầu đầu tiên đối với một hướng dẫn viên du lịch bởi vì họ chính là cầu nối quan trọng nhất giữa du khách với sự hấp dẫn, đặc sắc của các địa điểm du lịch. Tuy nhiên, để hồn thành tốt nhiệm vụ đó, người hướng dẫn viên cũng cần am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa. Với sự hiểu biết của mình, họ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho du khách trong quá trình tham quan. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan, khám phá những điều đặc sắc nhất của hệ sinh thái tự nhiên cũng như văn hóa bản địa tại điểm DLST đó.

Người điều hành DLST là người phải có năng lực, phẩm chất của một nhà quản lý du lịch.

Trước hết, người điều hành phải là người có nguyên tắc. Bất cứ một hoạt động nào cũng được tiến hành dưới một số nguyên tắc nhất định. Người có nguyên tắc sẽ đảm bảo các hoạt động du lịch diễn ra đúng luật, đúng theo những định

hướng của các cấp chính quyền đã đề ra. Ngồi ra, người điều hành DLST cần phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương với mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch.

Phát triển sản phẩm DLST phải tuân thủ chặt chẽ theo các quy định về sức chứa.

Với bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và văn hoá xã hội, quy định về sức chứa đặt ra một yêu cầu chung cho tất cả các loại du lịch. Đó là lượng khách du lịch tại một thời điểm phải nằm trong một giới hạn nhất định, nếu không những hoạt động của du khách sẽ ảnh hưởng đến sinh thái; làm cho du khách cảm nhận được về điểm du lịch thấp hơn so với kì vọng của họ về điểm du lịch đó; hay xuất hiện những tác động xấu đến đời sống văn hoá, kinh tế và phát sinh những vấn đề xã hội tại nơi đến du lịch. Thừa Thiên Huế cũng không phải là ngoại lệ. Với quan điểm gắn phát triển DLST với phát triển bền vững cả ba mặt kinh tế - xã hội – môi trường, tỉnh cần quản lý chặt chẽ hơn về lượng khách du lịch đến với DLST.

Phát triển DLST phải kết hợp với phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh.

Thừa Thiên Huế được biết đến với nhiều loại hình du lịch nổi tiếng. Du lịch lịch sử với hệ thống di tích triều Nguyễn, các bảo tàng lịch sử hay các di tích cách mạng… Du lịch văn hóa với nhã nhạc cung đình Huế, hàng trăm lễ hội truyền thống và nhiều nét văn hóa độc đáo khác. Du lịch tín ngưỡng với hệ thống chùa chiền cổ linh thiêng, nơi lưu trữ những gía trị tinh thần to lớn… DLST cũng là môt trong những điểm nhấn quan trọng cho phát triển du lịch của tỉnh. Điều đó yêu cầu một sự liên kết trong phát triển các loại hình du lịch hiện nay ở Thừa Thiên Huế. Sự liên kết này sẽ giúp các loại hình du lịch thu hút được nhiều khách du lịch hơn, quảng bá nhiều sản phẩm du lịch hơn và mang lại doanh thu lớn hơn.

3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế.DOC (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w