Mối quan hệ của du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế.DOC (Trang 37 - 38)

1.2. DU LỊCH SINH THÁI VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁ

1.2.6.Mối quan hệ của du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác

1.2.6.1. Du lịch sinh thái với du lịch văn hoá

Tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái mới nghe qua đã thấy nó dường như khác biệt hồn tốn với văn hố. Du khách đến với DLST là để khám phá tự nhiên, hồ mình vào cuộc sống hoang dã với bao nhiều điều mới mẻ và thú vị. Còn đối với du lịch văn hoá, những tinh hoa văn hoá, thuần phong mỹ tục mới là điều hấp dẫn, thu hút du khách. Thế nhưng khi đến với DLST, ngoài vẻ đẹp của tự nhiên, du khách cịn có thể tìm hiều, khám phá văn hố của người dân bản địa, những người gắn cuộc sống của mình với tự nhiên, tài ngun DLST. Đơi khi đó chỉ là những nền văn hố hoang sơ của một nhóm người dân tộc thiểu số, hoặc có thể là nền văn hố cổ xưa trài qua hàng nghìn năm nhưng lại thu hút được rất nhiều khách du lịch. Như vậy, có thể nói, du lịch văn hố và DLST tuy khơng có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng trong một số trường hợp cụ thể, chúng bao hàm lẫn nhau, hỗ trợ nhau phát triển.

1.2.6.2. Du lịch sinh thái và du lịch lịch sử

Một cách tổng thế, du lịch lịch sử là tham quan tìm hiểu về các địa danh lịch sử, tiếp thu những kiến thức nhất định về địa điểm du lịch từ đó nâng cao hiểu biết lịch sử của mình. Có thể thấy, DLST và du lịch lịch sử hồn tồn khơng có mối quan hệ với nhau. Nhưng khi những địa điểm du lịch lịch sử nằm xen kẽ, gần địa điểm DLST thì việc kết hợp hai loại hình này với nhau là một biện pháp khôn ngoan. Cả hai sẽ cùng thu hút khách du lịch, tạo những dấu ấn riêng hấp dẫn, lôi cuốn khách du lịch.

1.2.6.3. Du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm

Du lịch mạo hiểm là hoạt động thể chất ngoài trời hoặc các hoạt động kết hợp diễn ra tại một khu vực thiên nhiên nhất định mà nó yêu cầu những phương tiện vận tải khác với truyền thống. Những hoạt động này thường có tính mạo hiểm và mức độ rủi ro thì tuỳ thuộc vào điều kiện mơi trường và bản chất của các hoạt động và phương tiện vận tải được sử dụng. Đây cũng là một loại hình du lịch đến với thiên nhiên nhưng khơng với mục đích tìm hiểu hệ sinh thái mà khai thác tài nguyên tự nhiên để phục vụ mục đích mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên. Như vậy,

có thể thấy DLST và du lịch mạo hiểm có cùng đối tượng du lịch nhưng mục đích của du khách lại khác nhau.

1.2.6.4. Du lịch sinh thái với du lịch bền vững

Du lịch bền vững được hiểu là sự bảo tồn cơ sở tài nguyên với mục đích phát triển và mở rộng theo hướng tốt hơn trong tương lai bằng cách đảm bảo rằng những nguồn tài nguyên sẽ được bền vững trên đầy đủ các khía cạnh: sinh thái, kinh tế, văn hố và xã hội.

DLST tìm kiếm quan hệ tốt hơn giữa con người và mơi trường sinh thái, trong đó chú trọng tới vấn đề bảo vệ và gìn giữ mơi trường sống. DLST chấp nhận đánh đối các lợi ích kinh tế trước mắt để lấy lại các lợi ích lâu dài vì mơi trường và các hệ sinh thái trong đó. Như vậy, DLST và du lịch bền vững giống nhau về mục đích chung là bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái. Đồng thời cả hai cùng phải tuân theo nguyên tắc về sức chứa với bốn khía cạnh chính là vật lý, sinh học, tâm lý và văn hố xã hội.

Xét một cách tổng thể, có thể thấy DLST là một bộ phận hay chính xác hơn là một loại hình và là một phương thức của du lịch bền vững.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế.DOC (Trang 37 - 38)