0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Các điều kiện tiềm năng phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ.DOC (Trang 50 -55 )

2.2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.2.2. Các điều kiện tiềm năng phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế

2.1.1.1. Bối cảnh chung

Thuộc khu vực miền Trung, Thừa Thiên Huế mang những đặc trưng địa hình và khí hậu của khu vực này. Địa hình ở đây khá dốc với dãy núi Trường Sơn ở phía Tây, xi dần về phía Đơng là những dải đồng bằng nhỏ hẹp và khu vực đầm phá Tam Giang khá rộng lớn. Khí hậu nóng ẩm vào mùa hè và mưa nhiều vào mùa đông. Với những điều kiện tự nhiên như vậy nên hệ sinh thái ở đây rất đa dạng, mang tính chất của nhiều địa hình khác nhau của vùng khí hậu xích đạo.

Thừa Thiên Huế được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo, mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc. Đó là quần thể Di tích triều Nguyễn, Nhã Nhạc cung đình, hệ thống chùa chiền đình miếu, những di tích lịch sử mang gía trị tinh thần to lớn và cả những tài ngun DLST. Có lẽ chính vì vậy nên du lịch là

một ngành mũi nhọn của tỉnh, góp phần rất lớn vào giá trị sản xuất hàng năm của tỉnh. Du lịch đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cấp chính quyền cũng như các doanh nghiệp tư nhân. Trong tương lai, du lịch nói chung và DLST nói riêng ở Thừa Thiên Huế sẽ phát triển vững mạnh.

Với vị trí là một cố đơ của Việt Nam, Thừa Thiên Huế còn được biết đến như là nơi quy tụ giao thoa của nhiều nét văn hóa truyền thống và hiện đại. Mười ba triểu vua nhà Nguyễn đã lưu lại cho nơi đây những thuần phong mỹ tục của chốn kinh thành xưa. Chính vì vậy Huế chính là nơi ni dưỡng biết bao nhân tài thơ văn cũng như nghệ sĩ cho đất nước. Có thể kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Tố Hữu, Huy Cận, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Chí Thanh hay nhạc sĩ Trịnh Cơng Sơn… Đây cũng là vùng đất có nhiều lễ hội văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc cũng như bản sắc của một cố đô.

Nằm trên trục đường giao thơng chính Bắc – Nam, có quốc lộ 1A và đường Sắt chạy qua, giao thông ở Thừa Thiên Huế khá thuận lợi cho phát triển du lịch. Bên cạnh đó, sân bay Quốc tế Phú Bài cũng góp phần khơng nhỏ trong việc rút ngắn khoảng cách giữa các tỉnh trong nước cũng như các địa điểm trên thế giới cho khách du lịch. Ngoài ra tỉnh cũng đã được lắp đặt đầy đủ các hạng mục thơng tin liên lạc có thể đáp ứng nhu cầu về phát triển du lịch. Về cơ sở vật chất phát triển du lịch, tồn tỉnh đã có 271 khách sạn, nhà nghỉ với tổng số hơn 11.000 phịng, có thể đáp ứng khá tốt nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch.

2.2.2.2. Vị trí địa lý

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí trung độ của cả nước, cực nam của khu vực Bắc miền Trung. Phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam giáp Đà Nẵng, phía Tây giáp nước bạn Lào và phía Đơng giáp biển, tỉnh nằm trên trục đường Bắc Nam của cả nước, có Quốc lộ 1A cũng như đường tàu thống nhất chạy qua. Tỉnh có diện tích hơn 5.000 km2 với 8 huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh.

2.2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái

Thừa Thiên Huế là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên nhiên và danh thắng nổi tiếng, từ lâu đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Trong số đó có thể kế đến vườn Quốc gia Bạch Mã,

biển Lăng Cơ, Suối Voi, thác Nhị Hồ. Ngồi ra, hệ thống hàng trăm nhà vườn cổ xưa, hay những hoạt động du thuyền ngắm cảnh trên sơng Hương cũng có sự thu hút đặc biệt đối với du khách

Tài nguyên tự nhiên và môi trường sinh thái ở Thừa Thiên Huế có những đặc trưng rất riêng, nó ảnh hưởng khá lớn đến phát triển DLST:

- Hầu hết các tài nguyên tự nhiên của Thừa Thiên Huế khơng chỉ có giá trị cho tham quan du lịch thuần túy mà cịn có giá trị lớn về khoa học cho các nghiên cứu chuyên đề. Điển hình trong số đó là Vườn Quốc gia Bạch Mã, hệ sinh thái đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

- Các tài nguyên sinh thái luôn gắn quyện với các giá trị văn hóa, lịch sử của tỉnh nói chung cũng như của cộng đồng dân cư bản địa nói riêng.

- Một số tài nguyên nằm xen lẫn trong khu sinh sống của người dân tộc thiểu số, gắn với cuộc sống hàng ngày của họ. Nên phải đảm bảo phát triển DLST mà không ảnh hưởng đến cuộc sống của những người dân này.

- Các điểm tài nguyên trên địa bàn tỉnh có mật độ tương đối dày đặc nhưng các giá trị của nó khơng mang tính loại trừ nhau. Điều này cho phép kết nối các điểm DLST lại với nhau thành 1 tuyến du lịch hợp lý và hấp dẫn.

- Các điểm tài nguyên cũng đồng thời nằm xen lẫn với các điểm du lịch văn hóa, lịch sử… Việc hình thành nên những tour tuyến du lịch kết hợp giữa các loại hình du lịch là một điều cần thiết.

2.2.2.4. Tài nguyên nhân văn

Hệ thống di tích lịch sử có giá trị phục vụ du lịch: Nổi bật nhất là quần thể di

tích cố đơ Huế với hệ thống lăng tẩm, cung điện, cơng trình kiến trúc tơn giáo, kiến trúc dân dụng thể hiện sự kế thừa, phát huy, đan xen giữa nghệ thuật Chămpa, Việt, Trung Hoa và phương Tây tạo thành sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Ngồi ra cịn có 34 di tích có giá trị đặc biệt quan trọng, cần được tập trung bảo vệ. Tiêu biểu là khu di tích kiến trúc triều Nguyễn, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu địa đạo huyện Phú Lộc, khu vực A Lưới với đường mịn Hồ Chí Minh.

Các lễ hội đặc sắc, giàu truyền thống: các lễ hội ở Huế thường gắn với tín

nét chung của lễ hội Việt, lễ hội ở Huế còn mang nét đặc trưng của vùng biển. Các lễ hội dân gian nổi bật ỏ Thừa Thiên Huế là Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Điện Hòn Chén, tế lễ Thánh mẫu Pogana diễn ra vào tiết thanh minh, Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan… Bên cạnh lễ hội dân gian, các lễ hội cung đình như Tế Nam Giao, Lễ Đại triều, Lễ Đăng quang cũng là một nét đặc sắc của tỉnh thu hút nhiều khách du lịch.

Nghệ thuật truyền thống: Ca nhạc Huế là sự thể hiện phong phú nhiều thể

loại. Ta có thể tìm thấy ở nơi đâ vẻ sang trọng, kiêu sa của âm nhạc cung đình như giac nhạc, lễ nhạc, tế nhạc… hay nét bình dị, mộc mạc mà sâu lắng của các làn điệu dân ca. Các làn điệu dân ca Huế có nét đặc trưng riêng biệt. Nó mang chất trữ tình, ngọt ngào, hiền dịu và sâu lắng, tươi vui mà không náo loạn, u buồn như không bi lụy. Tiêu biểu là các điệu hị như Mái nhì, Mái đẩy, hị nện, hị giã gạo, giã vơi…, các điệu Lý như Lý Con sáo, Lý Hồi Xn, Lý Hồi Nam, lý Tình Tang… mà mỗi khi thống nghe ta đã liên tưởng ngay đến Huế.

Nghệ thuật ẩm thực: Nghệ thuật ẩm thực của Thừa Thiên Huế, đặc biệt là

thành phố Huế rất phong phú, đa dạng và mang bản sắc độc đáo địa phương. Nó được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài chủ yếu là trong giai đoạn Huế đóng vai trị là kinh đơ của triều nhà Nguyễn. Nghệ thuật ẩm thực xứ Huế vừa mang phong cách sang trọng, cung đình vừa mang phong cách bình dị, dân dã nhưng đều có màu sắc, hương vị rất hấp dẫn thể hiện sự khéo léo của con người nơi đây.

Các làng nghề truyền thống: làng nghề và nghề thủ công truyền thống ở Huế

vốn có từ lâu đời, hình thành từ những nhu cầu phục vụ cơng việc xây dựng và sửa sang cung điện, nhu cầu trao đổi buôn bán cũng như sản xuất, sinh hoạt. Nhiều làng nghề nổi tiếng từ xưa đến nay vẫn còn tồn tại như Phường Đúc, làng nghê Sơn Son Tiên Nộn…

2.2.2.5. Điều kiện kinh tế xã hội Về kinh tế

Bước vào thế kỉ XXI, cùng với sự phát triển của Việt Nam, Thừa Thiên Huế cũng đã có những bước tiến vững chắc, đưa nền kinh tế của tỉnh lên một tầm cao mới, trở thành một trong những trung tâm kinh tế trọng điểm của khu vực miền

Trung. Trong những năm vừa qua, Thừa Thiên Huế đạt tăng trưởng khá, giữ được ở mức hai con số. Thậm chí, năm 2008 với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh suy thoái chung nhưng tăng trưởng của tỉnh vẫn đạt 10,03% và là một trong những tỉnh có năng lực cạnh tranh cao nhất trong cả nước. Cuộc sống của người dân ngày càng ổn định và chất lượng được nâng cao về nhiều mặt.

Thừa Thiên Huế đồng thời cũng là điểm đến tại Việt Nam của Hành lang kinh tế Đông Tây, đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Với vị trí đặc biệt quan trọng này, tương lai nền kinh tế của tỉnh hứa hẹn có nhiều bước tiến quan trọng. Hàng loạt khu công nghiệp nhỏ và vừa đang được đầu tư và triển khai. Có thế kể đến khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Khu công nghiệp Phong Điền… Với những lợi thế như vậy, Thừa Thiên Huế sẽ là một trong những địa phương có nền kinh tế phát triển nhanh trong giai đoạn tới. Điều này tạo ra rất nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng của tỉnh.

Về xã hội

- Điều kiện dân số và lao động: Dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2000 là gần 1.000.000 người, năm 2005 là 1.135.000 người, năm 2008 ước tính là… Mật độ trung bình là hơn 200 người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2000 – 2008 đạt 1,26%/ năm. Tồn tỉnh có khoảng 700.000 người có khả năng lao động và gần 550.000 người đang hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn nhân lực của tỉnh khá dồi dào, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong thời gian tới.

- Dân tộc: Ngoài dân tộc Kinh, Thừa Thiên Huế là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Phong tục, lối sống, sinh hoạt văn hóa truyền thống như trang phục, đồ trang sức, âm nhạc, ẩm thực… là những đặc thù hấp dẫn có thể thu hút khách du lịch.

2.2.2.6. Điều kiện giao thông và thông tin liên lạc

Thừa Thiên Huế có quốc lộ 1A cũng như tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua. Đây là một điều rất thuận lợi cho giao thông vận tải trong tỉnh cũng như với các tỉnh bạn. Tuyến giao thông này nối liền các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Hương Thủy và thành phố Huế. Ngồi ra, hệ thống các

tuyến đường giao thơng nội tỉnh cũng đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong tồn tỉnh. Bên cạnh đó, sân bay quốc tế Phú Bài với công suất hàng ngàn lượt người một ngày cũng góp phần khơng nhỏ trong việc rút ngắn khoảng cách từ các địa điểm trong cả nước và trên thế giới đối với Thừa Thiên Huế.

Với một bưu điện trung tâm và hàng trăm bưu điện lớn nhở ở cơ sở làm cho mạng lưới thông tin liên lạc ở Thừa Thiên Huế luôn đáp ứng kịp thời những nhu cầu phức tạp hay cấp bách nhất. Số lượng điện thoại cố định trên toàn tỉnh năm 2008 là 420.000. Thừa Thiên Huế cũng là thị trường hấp dẫn cho các công ty dịch vụ viễn thông như VNPT, Viettel, EVN Telecom… Hiện nay trên địa bàn tỉnh các trung tâm giao dịch, các văn phịng đại diện của các cơng ty viễn thơng trên có mặt trên toàn tỉnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ.DOC (Trang 50 -55 )

×