CÁC KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế.DOC (Trang 94 - 97)

3.4.1. Kiến nghị với tổng cục du lịch

Thứ nhất, trên cơ sở chiến lược phát triển DLST Việt Nam, đề nghị với Nhà Nước có chính sách ưu tiên loại hình DLST. Vì kinh doanh sản phẩm DLST khơng chỉ mang tính chất thuần t nhằm mục đích lợi nhuận mà kinh doanh sản phẩm DLST là một thành phần trong hệ thống du lịch vừa có tính hướng đích vừa có tính nhất thể cao. DLST đảm bảo sự cân bằng và hướng tới hiệu quả kinh tế, hiệu quả mơi trường và hiệu quả văn hố xã hội và cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Thứ hai, ban hành các tiêu chuẩn và quy tắc của điểm DLST và khu DLST, sách hướng dẫn DLST, xây dựng nội dung giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho chiến lược phát triển DLST của Quốc gia.

Thứ ba, công tác xúc tiến cần tăng cường và tập trung nhiều hơn vào sản phẩm DLST của Việt Nam.

3.4.2. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (thơng qua Sở Văn hố, Thể thao và Du lịch) Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

Thứ nhất, điều chỉnh là quy hoạch du lịch tỉnh đến năm 2015 cho phù hợp Luật Du lịch và quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch của Việt Nam.

Thứ hai, cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để thành lập hiệp hội DLST của tỉnh.

Thứ ba, tập trung vốn đầu tư vào phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật cho các điểm du lịch.

Thứ tư, có chế tài buộc những doanh nghiệp kinh doanh DLST tập trung đầu tư vào dịch vụ bảo hiểm, một yếu tố khá quan trọng trong DLST.

Thứ năm, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch về vốn, quảng bá, xúc tiến du lịch.

3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm DLST trên địa bàn tỉnh bàn tỉnh

Thứ nhất, lựa chọn các dự án đầu tư tương thích với loại hình DLST.

Thứ hai, các nhà kinh doanh sản phẩm DLST nhất thiết phải mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng dân cư, nơi có các giá trị của tài nguyên sinh thái.

Thứ ba, đảm bảo chất lượng các dịch vụ, hàng hoá tương xứng với giá cả mà khách phải chi trả, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho kinh doanh du lịch nói chung và DLST nói riêng.

Thứ tư, phải có sự phối kết hợp chặt chẽ trên cơ sở phân chia lợi ích để tạo động lực cho các nhà kinh doanh lữ hành thu hút du khách và tiêu thụ sản phẩm DLST cho tỉnh.

Thứ năm, phải có trách nhiệm và nhận thức rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhânlực, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.4.4. Đối với nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Thứ nhất, nêu cao truyền thống mến khách của dân tộc, tôn trọng khách, không chèo kéo, nài ép khách, lịch sự văn minh trong giao tiếp phục vụ khách.

Thứ hai, gìn giữ và phát triển những nghề truyền thống của mình để khách du lịch được chiêm ngưỡng, học hỏi và mua các sản phẩm do chính cư dân địa phương làm ra.

Thứ ba, gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá, phong tục tập quán riêng biệt của dân tộc mình thơng qua việc tổ chức các lễ hội, các lễ nghi trong giao tiếp, trong thức ăn, đồ uống, trong trang phục và sinh hoạt thường ngày. Đây ; à các tài sản vô giá mà các thế hệ đi trước để lại, các tài sản này tạo ra điểm nhấn của DLST tỉnh Thừa Thiên Huế để thu hút khách tham quan.

Thứ tư, tơn trọng luật pháp và chỉ làm những gì mà pháp luật khơng cấm, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp ở quê hương mình.

KẾT LUẬN

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có một tiềm năng du lịch rất lớn. Ở đây có thể phát triển rất nhiều loại hình du lịch: du lịch văn hoá, du lịch lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng… Các loại hình du lịch này đang rất phát triển, hàng năm thu hút được hàng triệu lượt khách du lịch, mang lại doanh thu lớn góp một phần vào GDP của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng phát triển các loại hình du lịch trên, Thừa Thiên Huế cịn có một tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình DLST. Có thể kể đến Vườn Quốc gia Bạch Mã, hệ sinh thái Rú Trá, hệ sinh thái Tràm Chim, hệ sinh thái Tam Giang - Cầu Hai, hàng loạt hồ, thác nước ngọt với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ hay các bãi biển xanh ngắt ngút ngàn… Những tưởng với nguồn tiềm năng lớn như vậy, DLST ở Thừa Thiên Huế đã phát triển mạnh, trở thành một trong những địa điểm thu hút khách DLST của Việt Nam. Thực tế, DLST ở đây mới chỉ bước vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển và kết quả thu được trong các năm vừa qua cịn kém, hồn tồn chưa tương xứng với tiềm năng. Đề tài “Giải pháp phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế” của em đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển DLST của tỉnh, từ đó đưa ra một số giải pháp cho sự phát triển của lĩnh vực này trong tương lai. Hy vọng đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào cơng cuộc phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế.

Em xin chân thành cám ơn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Vận, cơ Trần Lan Anh - trưởng phịng kế hoạch tổng hợp, sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cùng các anh chị chuyên viên ở Sở đã giúp đỡ em rất nhiều trong q trình hồn thành đề tài này. Với vốn kiến thức có hạn, đây lại là một đề tài khá mới nên nó khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy giáo, cơ Lan Anh cùng các anh chị chun viên góp ý để em có thể hồn thiện đề tài này hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế.DOC (Trang 94 - 97)