2.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.1.4. Đầu tư phát triển du lịch
2.1.4.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
Trong thời gian qua hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã thu được một số kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực như:
- Về giao thông, triển khai các dự án đầu tư hệ thống giao thông đến các khu du lịch như đường phía Tây đầm Lập An; đường nối cảng Chân Mây đến cửa Tư Hiền và đường xuống Bãi Cả; hệ thống đường khu du lịch Lăng Cô; đường đô thị đoạn QL 1A qua Thành phố Huế; mở rộng cảng Chân Mây; đầu tư nâng cấp sân bay Phú Bài nhằm xây dựng thành cảng hàng không quốc tế; nâng cấp Ga Huế thành ga trung tâm của thành phố du lịch.
- Về cấp điện, triển khai các dự án cấp điện như: Dự án cấp điện cho khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương; Dự án lưới điện khu du lịch Bạch Mã; Dự án di dời đường dây 110 KVA qua khu du lịch Lăng Cô
- Về cấp nước, triển khai các dự án cấp nước gồm: dự án cấp nước cho Thành phố Huế, Phú Bài, Thị trấn A Lưới; Dự án cấp nước sạch cho khu tam giác Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương và một số dự án cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước ở các huyện và khu đô thị khác.
- Về hệ thống thoát nước và xử lý chất thải, tập trung vào các hệ thống thoát nước và xử lý rác thải, vệ sinh môi trường ở các khu vực đô thị. Đến nay đã cơ bản hồn thành hệ thống thốt nước và xử lý nước thải ở Thành phố Huế và một số khu vực đô thị đảm bảo vệ sinh môi trường.
Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nói trên đã góp phần thúc đẩy du lịch phát triển thông qua việc tạo ra môi trường đầu tư với những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế.
2.1.4.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật và sản phẩm du lịch
Về dịch vụ lưu trú:
Trong thời gian qua, ngành du lịch đã tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành những quy định về điều kiện và tiêu chuẩn để được xây dựng các cơ sở lưu trú, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các dự án xây dựng các cơ sở lưu trú chất lượng cao, quy mơ trên 100 phịng được triển khai nhanh chóng.
Bên cạnh đó, hoạt động lưu trú phát triển mạnh cả về lượng và chất. Đến năm 2006 lần đầu tiên Thừa Thiên Huế có khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao. Tính đến nay, tồn tỉnh có 113 doanh nghiệp kinh doanh lưu trú quản lý 134 cơ sở lưu trú với 4534 phòng, 8652 giường.
Về dịch vụ lữ hành:
Đến nay, trên địa bàn tồn tỉnh có 25 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 14 đơn vị lữ hành quốc tế. Nhìn chung hoạt động lữ hành có nhiều tiến bộ, các đơn vị lữ hành quốc tế ngoài việc tập trung khai thác các thị trường truyền thống là Tây Âu, Bắc Mỹ, thời gian gần đây đã chuyển hướng khai thác mạnh thị trường các nước gần, khu vực đông bắc Á, các nước ASEAN.
Đã tố chức điều tra nghiên cứu phát triển một số cụm điểm du lịch mới hay tổ chức Hội thảo phát triển các tour tuyến du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành
trên địa bàn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được tài nguyên du lịch nhằm xây dựng các chương trình du lịch mới.
Về dịch vụ văn hố và vui chơi giải trí:
Đầu tư tổ chức thành cơng các kì Festival đã góp phần lưu giữ và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc, độc đáo của Di sản vật thể và phi vật thể Huế đưa vào phục vụ du lịch vó hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều điểm vui chơi giải trí, các cơng trình phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn cho nhân dân và cho du khách được xây dựng. Hệ thống các nhà hàng trên địa bàn có sự tăng nhanh về lượng và chất; trong đó một số nhà hàng được đầu tư lớn, đủ tiện nghi và điều kiện phục vụ, đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách có thu nhập và chi tiêu cao.