PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế.DOC (Trang 73 - 75)

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ THỪA THIÊN HUẾ

3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch sinh thái

Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của DLST sao cho DLST trở thành sản phẩm độc đáo, hấp dẫn tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh trong giai đoạn tới.

Môi trường ở đây bao gồm mơi trường kinh tế, văn hố xã hội và cả môi trường sống. Thừa Thiên Huế cần phải tạo ra một môi trường kinh tế phát triển vững mạnh; một nền văn hoá xã hội độc đáo, vừa mang những nét tinh hoa của Việt Nam vừa mang những dấu ấn rất riêng của xứ Huế; và một môi trường sống trong lành, không ô nhiễm để tạo một cảm giác thư thả, thoải mái cho du khách khi đến với DLST ở đây.

Gắn phát triển DLST với phát triển bền vững cả ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường.

Ba mặt kinh tế, xã hội và mơi trường chính là những chất xúc tác cơ bản để DLST phát triển. Bên cạnh đó, phát triển DLST cũng tạo ra những động lực góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà; gìn giữ, bảo tồn những nét đẹp văn hoá của địa phương; đồng thời củng cố, bảo vệ môi trường trước những tác động của cuộc sống hiện đại ngày nay. Gắn phát triển DLST với phát triển bền vững cả ba mặt kinh tế - xã hội – môi trường sẽ là những bước tiến vững chắc cho cả ngành du lịch và cả đời sống của người dân.

Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển DLST có chất lượng cao của các địa phương trong nước và trên thế giới để đa dạng hóa sản phẩm DLST của tỉnh nhà.

Hiện nay, DLST ở nhiều địa phương của nước ta phát triển mạnh, ví dụ như: Ninh Bình, Đà Lạt ở Lâm Đồng hay Tam Đảo ở Vĩnh Phúc… DLST cũng là một ngành du lịch đang được quan tâm đầu tư phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Với vị trí là một địa phương đi sau trong lĩnh vực này, Thừa Thiên Huế tiếp thu những kinh nghiệm phát triển DLST của các địa phương đi trước một cách có chọn lọc. Đó là những giải pháp, chính sách có chất lượng cao, đạt hiệu quả ở nhiều địa phương và đặc biệt là cần phải phù hợp với đặc điểm của tài nguyên du lịch cũng như các nguồn lực về kinh tế, xã hội, môi trường mà tỉnh hiện có. Tiếp thu những kinh nghiệm quý báu đó sẽ giúp Thừa Thiên Huế đa dạng sản phẩm DLST của mình, ngày càng thu hút khách du lịch.

3.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu kinh tế: tối ưu hóa đóng góp của DLST vào ngành du lịch nói riêng

và vào thu nhập của tỉnh nói chung, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của DLST.

Mục tiêu xã hội: phát triển DLST gắn liền với việc giữ gìn và bảo tồn tài

nguyên thiên nhiên sinh thái của tỉnh, tạo môi trường nhân văn trong sạch đồng thời khai thác tốt các tiềm năng vốn có để phục vụ phát triển DLST.

Mục tiêu về bảo vệ môi trường: Giảm thiều những tác động của hoạt động du

lịch tới mơi trường, giữ gìn sự trong lành, thống mát vốn có của Thừa Thiên Huế, đồng thời tạo sự hấp dẫn cho khách du lịch.

3.1.3. Các điểm du lịch sinh thái trọng tâm cần phát triển

- Tuyến du lịch Cảnh Dương – Lăng Cô - Vườn Quốc Gia Bạch Mã cho những du khách muốn khám phá hệ sinh thái tại Vườn quốc gia và nghỉ ngơi, tắm biển.

- Du lịch tham quan ngắm cảnh và tắm suối nước ngọt ở Suối Voi, Nhị Hồ. - Tham quan, khám phá vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ của các khu nhà vườn cổ ở Phú Mộng thuộc ngoại thành Huế hay ở Thuỷ Biều thuộc xã Phú Thượng huyện Phú Vang.

- Hệ sinh thái Rú Trá ở Hương Phong, huyện Hương Trà. - Hệ sinh thái nước lợ ở khu đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

- Du lịch nghỉ dưỡng, hồ mình vào thiên nhiên ở khu suối nước nóng Thanh Tân, Phong Mỹ, Phong Điền.

- Hệ sinh thái Tràm Chim ở huyện Phong Điền.

- Tham quan, ngắm cảnh ở Thác Mơ, Thác Trượt thuộc huyện Nam Đơng, kết hợp với tìm hiểu văn hố của người dân bản địa (du lịch cộng đồng).

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế.DOC (Trang 73 - 75)