trong giai đoạn hiện nay
Nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng trở thành yêu cầu bức thiết đối với Hà Nội nói riêng và các địa phương trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung bởi hợp tác và cạnh tranh đang trở thành xu thế tất yếu của quá trình phát triển trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa cũng như trong bối cảnh cả nước bước vào giai đoạn cuối hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy nhiên với vai trò là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính, văn hóa, khoa học, giáo dục, trung tâm kinh tế lớn của quốc gia, Hà Nội có những quan điểm riêng, đặc thù trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần tích cực cho quá trình phát triển:
Một là, nâng cao năng lực cạnh tranh phải đảm bảo tính đặc thù riêng có của Hà Nội. Không giống như các địa phương khác, Hà Nội đóng vai trò là
tâm kinh tế lớn của quốc gia vì thế việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh không phải bằng mọi cách, mọi giá. Sự lựa chọn thu hút đầu tư phải mang tính chọn lọc, đảm bảo tính an ninh, tính phát triển bền vững, phù hợp với mục tiêu phát triển của Hà Nội ở hiện tại cũng như trong tương lai. Đặt yêu cầu và mục tiêu nâng cao PCI của Hà Nội trong yêu cầu cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực canh tranh và phát triển kinh tế theo yêu cầu bền vững chung của Hà Nội.
Hai là, Hà Nội phải phát huy vai trò đầu tàu. Hà Nội là một trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước. Chính vì vậy, các chính sách về thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh luôn là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từng bước đi, từng cơ chế chính sách của Hà Nội ban hành đều nhận được sự theo sát, rút kinh nghiệm học tập của nhiều địa phương.
Ba là, thống nhất chỉ đạo tạo việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp, phối kết hợp, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Để sử dụng hiệu quả các nguồn lực cũng như thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ cần có sự chỉ đạo thống nhất, phân cấp rõ ràng, tránh sự chồng chéo, tập trung không hợp lý. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các bộ phận từ trên xuống một mặt đảm bảo tính thống nhất, mặt khác đây cũng là yêu cầu và tất yếu đặt ra cho bộ máy quản lý, hệ thống điều hành. Các sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn thành phố cần bám sát 10 tiêu chí của chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI). Để nâng cao các chỉ số, các cấp, các ngành cần thường xuyên giao ban, tổng kết và gặp gỡ lắng nghe doanh nghiệp phản ánh trên tinh thần cầu thị.
Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh là việc làm thường xuyên và lâu dài, nhưng trước mắt cần tập trung xử lý những bức xúc và bất cập tồn tại cụ thể trong từng nhân tố chỉ tiêu tính PCI. Cải cách là một quá trình liên tục, không ngừng, nếu Hà Nội không muốn bị tụt hậu, đảm nhận được vai trò là đầu tầu thì phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện nâng cao năng lực cạnh tranh về lâu dài và trước mắt những vấn đề bức xúc cần sớm được tập trung xử lý.
Năm là, nâng cao năng lực cạnh tranh phải bằng những việc làm thiết thực cụ thể. Việc tìm ra những giải pháp thiết thực, khả thi góp phần cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Hà Nội là vấn đề cấp thiết. Tính cấp thiết càng nóng khi năm 2009 là năm thứ hai liên tiếp, chỉ số PCI của Hà Nội sụt giảm. Xác định việc cải cách các thủ tục hành chính là khâu đột phá, năm 2010, Thành phố chủ trương nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công chức trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch hóa thông tin trong việc tiếp cận đất đai... thành phố cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung rà soát, đẩy nhanh xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy hoạch để mở đường cho việc giải quyết mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp.