Triển vọng về thứ hạng PCI của Hà Nội trong tương lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hà nội những năm 2005 2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 90 - 92)

3.1. Bối cảnh mới:

3.1.3. Triển vọng về thứ hạng PCI của Hà Nội trong tương lai

Đối với việc cải thiện thứ hạng PCI của Hà Nội, bối cảnh mới cũng tạo ra những thuận lợi và khó khăn.

- Về mặt thuận lợi: Hà Nội có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm các địa phương trong cũng như ngoài nước trong cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp lý. Giao lưu học hỏi cũng như tận dụng được các nguồn lực bên ngoài cho: phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực, phát triển và nâng cao tính hiệu quả của hệ thống thông tin, tăng cường tính minh bạch, nâng cao

trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo qua đó phát huy tính năng động và tự chủ.

- Những khó khăn: Hà Nội đối mặt với nhiều áp lực: áp lực cạnh tranh đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về nguồn lao động, về hạ tầng cơ sở, về hệ thống thông tin, về môi trường pháp lý, về chất lượng quản lý và điều hành của bộ máy công quyền và đòi hỏi sự không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Cạnh tranh là được và mất, Hà Nội có thể thu hút được các nguồn lực cho phát triển nếu biết tận dụng thời cơ và phát huy điểm mạnh nhưng cũng có thể bị “chảy máu” nguồn lực nếu yếu thế hơn; áp lực hợp tác: hợp tác vừa là cơ hội nhưng cũng tạo ra áp lực bởi muốn hợp tác được đòi hỏi phải có năng lực, trình độ nhất định để khai thác tối đa những lợi ích từ hợp tác; áp lực môi trường - xã hội, dân số gia tăng với tốc độ cao, kinh tế tăng trưởng nóng sẽ phát sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, nghèo đói, việc làm và an toàn xã hội, đối với Hà Nội thêm một vấn đề nan giải nữa đó là tiếp cận đất đai.

Với những nỗ lực của Thành phố trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện vị trí xếp hạng trên bảng xếp hạng PCI thông qua các chương trình, kế hoạch (như Đề án Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2010 của UBND Thành phố), và những thuận lợi và khó khăn đặt ra trong bối cảnh mới, có thể nhận thấy trong tương lai Chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội sẽ được nâng lên trong đó:

- Một số chỉ số thành phần được cải thiện: + Chi phí gia nhập thị trường

+ Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

+ Chi phí thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước + Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

+ Đào tạo lao động + Thiết chế pháp lý

- Một số chỉ số thành phần được cải thiện với quyết tâm chính trị va công tác tổ chức cần có nhiều đột phá:

+ Chi phí không chính thức

Những đặc thù của một Thủ đô cũng khó cho phép Hà Nội có thể tạo ra một môi trường thông thoáng, năng động đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn như rào cản về mặt pháp lý, rào cản về mặt an ninh – chính trị hay rào cản về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Một nền kinh tế phát triển nhanh nhưng đang trong quá trình chuyển đổi đặt ra trong nó nhiều mặt trái trong đó vấn đề tham nhũng là một vấn đề lớn không phải của riêng Hà Nội – Việt Nam mà cả thế giới. Khi những “chi phí không chính thức” trở thành một thói quen và được chấp nhận thì khó có thể xóa bỏ trong một sớm một chiều.

- Một số chỉ số thành phần khó cải thiện:

+ Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất.

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: chỉ số này chủ yếu là do khách quan; khi Hà Nội ngày một phát triển thì những nhu cầu về sử dụng đất ngày càng tăng, mặc dù việc mở rộng địa giới hành chính năm 2008 đã giải quyết phần nào. Mặt khác, do đặc thù của một Thủ đô nơi thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cả về nhân lực, vật lực không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức, tạo nên những áp lực về mặt kinh tế - xã hội trong đó đất đai là một vấn đề với mật độ dân cư, mật độ cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng tăng mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hà nội những năm 2005 2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)