Những khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hà nội những năm 2005 2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 89 - 90)

3.1. Bối cảnh mới:

3.1.2. Những khó khăn

- Những nguy cơ của thế giới cũng sẽ trở thành nguy cơ của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng (nguy cơ chiến tranh cục bộ, xung đột về sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, tranh giành tài nguyên, khủng bố...)

- Những vấn đề của thế giới cũng trở thành vấn đề của Hà Nội (thiên tai, dịch bệnh...)

- Nguy cơ tụt hậu. Cạnh tranh với hai mặt của nó, nếu biết phát huy lợi thế, tranh thủ điều kiện thuận lợi thì sẽ phát triển và ngược lại. Hiện nay, Hà Nội với cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, nhất là cơ chế để phát huy vị thế đặc thù của Thủ đô cho phát triển và hội nhập, năng lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền Thành phố còn những mặt hạn chế; quy mô, trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, đầu vào của sản xuất không ổn định, trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý của doanh nghiệp chưa theo kịp yêu cầu phát triển thì nguy cơ tụt hậu là rất lớn.

- Sự cạnh tranh gay gắt của một nền kinh tế hội nhập, với các quy định khắt khe của luật pháp và thông lệ quốc tế là một nguyên nhân khiến cho xã hội phân cực và làm tăng lên các vấn đề xã hội (đói nghèo, thất nghiệp...)

Trong bối cảnh nêu trên, các quốc gia đều phải khẩn trương điều chỉnh chiến lược và chính sách phát triển của mình. Bối cảnh mới đặt ra cho Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức đan xen vào nhau, rất phức tạp. Điều này đòi hỏi Hà Nội phải biết tận dụng tốt thời cơ, thuận lợi, phát huy lợi thế, hạn chế mặt còn yếu kém để đối mặt và vượt qua khó khăn, thách thức, huy động và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực, kết hợp tốt sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, phấn đấu đạt được những bước phát triển mới, nhanh và bền vững để rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của hà nội những năm 2005 2010 và tầm nhìn 2020 (Trang 89 - 90)