2.1. Khái quát bối cảnh và các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh
2.1.2. Kinh tế chính trị:
Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có vị trí địa lý – chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác của Việt Nam. Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị (ngày 15 tháng 12 năm 2000) đã xác định: Hà Nội “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”.
Cũng như các tỉnh và thành phố khác của Việt Nam, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội do người dân thành phố trực tiếp bầu nên, là cơ quan quyền lực nhà nước ở thành phố. Hội đồng nhân dân Hà Nội hiện nay, nhiệm kỳ 2004–2009, gồm 95 đại biểu, trong đó có 37,76% nữ giới, 23,07% không thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam và 0,6% là người dân tộc thiểu số. Ủy ban nhân dân thành phố là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố, chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Chính phủ và các nghị quyết của hội đồng nhân dân thành phố. Ngoài các sở, ban như những tỉnh khác, thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội còn có thêm báo Hà Nội mới, báo Kinh tế và Đô
thị, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Ban Chỉ đạo 1000 năm Thăng Long, Ban quản lý khu phố cổ... và một số tổng công ty trên địa bàn thành phố.
Trải qua các thời kỳ biến đổi của lịch sử và 4 lần điều chỉnh địa giới kể từ năm 1961 (các lần: năm 1961, 1978, 1991 và 2008), Hà Nội hiện có diện tích 3.348,5 km2, dân số là 6.448.837 người, mật độ trung bình là 1.926 người/km2 (theo kết quả điều tra dân số ngày 1-4-2009). Hà Nội được tổ chức thành 29 quận, huyện (trong đó có 10 quận nội thành: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông; 1 thị xã: Sơn Tây; và 18 huyện ngoại thành: Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội cũ); Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ) và Mê Linh (từ Vĩnh Phúc)), với 577 phường, xã và thị trấn.
Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, là trung tâm hàng đầu về khoa học – công nghệ, đào tạo, y tế, văn hóa. Hà Nội là nơi diễn ra các Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, mà từ đó đã đưa ra các nghị quyết, đường lối, sách lược đối nội và đối ngoại cho từng giai đoạn xây dựng và phát triển của Việt Nam. Tại Hà Nội còn có các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế. Mọi hoạt động ngoại giao, thăm viếng, trình quốc thư, hội đàm, ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác được tiến hành tại đây. Hà Nội đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn mà Việt Nam đăng cai như Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao các nước ASEAN... Điều này một mặt tạo vị thế thuận lợi cho Hà Nội, mặt khác cũng là một áp lực về đảm bảo an ninh – quân sự tạo những điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trên địa bàn.
Trong vùng Thủ đô, Hà Nội được khẳng định là thành phố trung tâm của vùng với mô hình chùm đô thị có hệ thống đa trung tâm hiện đại, đầu mối giao thông chính, trung tâm nghiên cứu, dịch vụ tài chính, thương mại, văn hóa, du lịch và dịch vụ hạ tầng xã hội mang tầm khu vực Đông Nam Á.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, nền kinh tế Hà Nội đã có thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội bình quân giai đoạn 2005 - 2009 là 10,6%/năm, trong đó giai đoạn 2006 – 2009 tăng bình quân 10,5%/năm cao gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2009 của cả nước. Ngành dịch vụ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2009 là 10,25%, ngành công nghiệp – xây dựng tăng trưởng 12,5% và ngành nông nghiệp tăng trưởng 1,57%.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Hà Nội đã suy giảm trong 2 năm 2008 và 2009 do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, thậm chí tốc độ tăng trưởng của kinh tế Hà Nội giảm mạnh hơn so với tốc độ tăng trưởng của cả nước.
Cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành phi nông nghiệp (năm 2009 là 93,7%). Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu ngành vẫn chưa có tính đột phá và nhìn chung đang còn chậm, tỷ trọng ngành nông nghiệp tính đến năm 2009 vẫn chiếm 6,3% so với mức 10,4% năm 2000, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 36,5% năm 2000 lên 41,3% năm 2009. Trong khi đó tỷ trọng ngành dịch vụ giảm từ 53,1% xuống còn 52,4%. Nếu tính riêng giai đoạn giai đoạn 2007-2009 thì tỷ trọng ngành dịch vụ có tăng nhưng nhìn chung rất chậm. Đây là một xu hướng không tích cực trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội.
GDP bình quân đầu người của Hà Nội cũng tăng nhanh trong giai đoạn từ 2000 – 2008, từ 524 USD năm 2000 lên 1.696 USD năm 2008 và năm 2009 là trên 1.700 USD.
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế (GDP) Hà Nội theo ngành giai đoạn 2000-2009 Chỉ tiêu 2000 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng GDP (tỷ đồng, giá so sánh) 26.228 44.130 49.512 55.704 61.619 65.747 N-L-TS 3.282 4.013 4.064 4.183 4.251 4.270 CN-XD 9.265 17.373 20.367 23.35 26.170 27.804 Dịch vụ 13.681 22.744 25.081 28.164 31.198 33.673 Tốc độ tăng trưởng GDP - 11,2% 12,2% 12,5% 10,6% 6,7% Cơ cấu GDP (%) (giá thực tế)
N-L-TS 10,40 6,91 6,44 6,57 6,53 6,3
CN-XD 36,48 40,71 41,44 41,50 41,31 41,3
Dịch vụ 53,12 52,38 52,13 51,93 52,16 52,4
GDP bình quân đầu người (giá
thực tế - USD) 524 986 1.148 - 1.696 1.700
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2008, 2009.
Hà Nội là trung tâm xuất khẩu lớn (tỷ trọng chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, với thị trường rộng lớn: gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ). Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2007-2009 đạt 17,2% (năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên kim ngạch xuất khẩu giảm nhiều, đạt 6.362,2 triệu USD, giảm 8,3% so với 2008). Năm 2010, xuất khẩu tăng trở lại do sự phục hồi của nền kinh tế, 9 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu đạt 5595 triệu USD tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Bảng 2.4: Xuất nhập khẩu của Hà Nội giai đoạn 2005-2010
Đơn vị: triệu USD
Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (9 tháng đầu năm)* Tổng kim ngạch xuất khẩu 3.003 3.947 5.072 6.936 6.362,2 5.595 Tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu - 31,4% 28,5% 36,8% -8,3% 19,5%
Tổng kim ngạch
nhập khẩu 10.687 12.575 18.575 23.544 19.087,9 15.536,9
Tốc độ tăng
trưởng nhập khẩu - 17,7% 47,7% 26,8% -18,9% 18,2%
Nguồn: Niêm giám thống kê Hà Nội và Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của TP Hà Nội 9 tháng đầu năm 2010 (của Sở KH&ĐT HN) (* số liệu so sánh với cùng kỳ năm trước).
Các nhóm hàng xuất khấu chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu của Thành phố: Nông sản (chiếm tỷ trọng 13-15% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, nhóm dệt may chiếm 11-13%; nhóm linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi chiếm 17- 18%; nhóm hàng điện tử chiếm 3-4% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, còn lại là các nhóm hàng khác. Hà Nội cũng là một địa phương nhập siêu, tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007-2009 đạt 14,9% trong đó kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng cao qua các năm, chỉ có năm 2009 giảm do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế (giảm 17% so với năm 2008). Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu là vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất (bình quân hàng năm chiếm khoảng 48,5% tổng kim ngạch nhập khẩu) và máy móc thiết bị (chiếm khoảng 24,7%).
Hà Nội cũng là một trong những địa phương đứng đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2005, Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với 152 dự án, tổng số vốn đầu tư 1,8 tỷ USD. Năm 2006, Hà Nội đứng thứ hai trong cả nước với 182 dự án FDI, tổng số vốn đầu tư 1,12 tỷ USD. Giai đoạn 2007-2009, Hà Nội thu hút được 1023 dự án FDI (năm 2007 là 290 dự án; năm 2008 là 393 dự án; năm 2009 là 340 dự án, cả cấp mới và tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký là 8.1 tỷ USD).
Bảng 2.5: Đầu từ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) giai đoạn 2005-2010
Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (9 tháng đầu năm) Số dự án (cấp mới và điều chỉnh tăng vốn) 152 182 290 393 340 229 Tổng vốn đăng ký (tỷ USD) 1,8 1,12 2,2 5,4 0,5 0,3
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của TP Hà Nội các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 và 9 tháng đầu năm 2010 (của Sở KH&ĐT Hà Nội).