Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực tài chính ở đại học quốc gia hà nội (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1906, người Pháp đã cho lập Đại học Đông Dương (ĐHĐD) tại Hà Nội mà trụ sở chính tại số 19 phố Lê Thánh Tông. Dẫu là với mục đích nào đi nữa, ĐHĐD cũng dã là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của nền giáo dục Pháp Việt, góp phần quan trọng đào tạo nên tầng lớp trí thức mới cho các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam. Nhiều nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị, xã hội, quân sự, của Việt Nam thế kỷ 20 đã trưởng thành từ ĐHĐD. ĐHĐD là mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên của Việt Nam trong thời kỳ hiện đại. Tiếp nối truyền thống của ĐHĐD, Đại học Việt Nam, rồi Đai học Tổng Hợp Hà Nội, nền khoa học hiện đại, cơ bản, chuyên sâu luôn được tiếp nối, truyền thừa và không ngừng phát triển.

Bước vào đầu thập kỷ 90, trước nhu cầu đổi mới nền giáo dục của đất nước, hội nhập quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, một mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, tự chủ cao có khả năng tiên phong dẫn dắt hệ thống đại học, thực hiện các nhiệm vụ lớn của quốc gia là mục tiêu mà Đảng và Chính phủ Việt Nam hướng tới. Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhà lãnh đạo nổi tiếng với tư tưởng cải cách của Việt Nam lúc bấy giờ đã thể hiện quyết tâm và trực tiếp chỉ đạo thành lập ĐHQG. Và ngày 10/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định thành lập ĐHQGHN. Sự ra đời của ĐHQGHN không chỉ đơn thuần là việc sáp nhập và sắp xếp cơ học của 3 trường đại học lớn lúc đó là: Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội I và Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, mà là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ

VN trong việc cấu trúc lại mô hình đại học với kỳ vọng mô hình ĐHQGHN sẽ là giải pháp đột phá cho cho sự phát triển của giáo dục đại học Việt Nam, đồng thời kỳ vọng ĐHQGHN sẽ là cú hích cho phát triển, tạo ra hiệu quả đầu tư trong giáo dục, trong điều kiện khả năng tài chính và các nguồn lực của đất nước còn hạn hẹp.

Suốt ¼ thế kỷ vừa qua, ĐHQGHN luôn giữ bản lĩnh, kiên trì phấn đấu cho một định hướng đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao nhất. Đó là 25 năm triển khai nhiều ý tưởng lớn về giáo dục đại học Việt Nam, là 25 năm vượt qua thử thách, thử nghiệm cho con đường tự chủ đại học, là sự khẳng định của mô hình đại học nghiên cứu tích hợp, là 25 năm phát triển, đổi mới, hội nhập và khẳng định vị thế của giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế. Một trong những sứ mệnh quan trọng hàng đầu của ĐHQGHN là phát hiện, ươm trồng và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước từ cấp học phổ thông tới sau đại học. Đây là nơi vun đắp và đào tạo các tài năng, là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, là nơi nghiên cứu và đào tạo những lĩnh vực mới, thí điểm, đào tạo liên ngành, liên lĩnh vực (...) Bên cạnh đó, ĐHQGHN là đơn vị tích cực trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách cho Đảng, Nhà nước và chính phủ; là trung tâm đào tạo và nghiên cứu các lĩnh vực khoa học cơ bản, mũi nhọn hàng đầu cả nước. ĐHQGHN đã từng bước bồi dưỡng rèn luyện nhiều thế hệ các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, rất nhiều các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học có uy tín đã và đang thể hiện vai trò quan trọng và đóng góp tích cực cho sự phát triển của nhiều cơ sở, tổ chức giáo dục đại học trong nước và quốc tế. Mặt khác, ĐHQGHN đang làm tốt vai trò phát triển các khoa học mới, khoa học liên ngành, liên lĩnh vực, tích hợp. 25 năm qua, hàng chục nhà khoa học của ĐHQGHN đã được nhận các giải thưởng khoa học lớn của quốc tế và của Đảng và Nhà nước như giải thưởng

Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước. Suốt 25 năm qua, các bạn học sinh, sinh viên đã đem về hàng trăm huân huy chương các loại trong các cuộc thi trong nước và quốc tế. Hiện nay, hàng năm ĐHQGHN công bố hơn một nghìn bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và gần 400 công trình quốc tế thuộc hệ thống ISI và SCOPUS. Với uy tín của một trung tâm khoa học hàng đầu cả nước, ĐHQGHN luôn là đầu mối tin cậy để Chính phủ giao trọng trách giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ lớn trọng điểm của quốc gia như: Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam (...) Trong suốt thời gian một phần tư thế kỷ vừa qua, những thí điểm về mô hình đại học tự chủ, về quản trị đại học của ĐHQGHN đã được đưa vào chính thức trong các bộ luật và chính sách giáo dục và khoa học công nghệ của đất nước. Nhiều đổi mới và thí điểm của ĐHQGHN đã được nhân ra toàn ngành, như hoạt động kiểm định và đảm bảo chất lượng, khoa học đo lường đánh giá trong giáo dục, đặt biệt gần đây là việc đổi mới tuyển sinh theo hướng đánh giá năng lực do ĐHQGHN đề xướng đã được áp dụng cho phạm vi cả nước.

Sau 25 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay quy mô và tầm vóc của ĐHQGHN đã lớn mạnh hơn bao giờ hết. Hiện ĐHQGHN có 35 đơn vị đầu mối, với trên 4000 cán bộ, trong đó giảng viên, đào tạo trên 300 chương trình đào tạo các loại, quy mô sinh viên từ Trung học phổ thông tới Sau đại học lên đến trên 45.000 Sinh viên.

Những năm qua, ĐHQGHN luôn không ngừng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Thương hiệu ĐHQGHN đã được bạn bè khắp năm châu biết tới. ĐHQGHN dần trở thành thành viên cốt cán có tiếng nói chủ chốt của nhiều hệ thống, nhiều mạng lưới các trường đại học lớn trên toàn thế giới.

Uy tín và danh tiếng của ĐHQGHN tiếp tục được khẳng định khi vị trí của chúng ta trên bảng xếp hạng các trường đại học danh tiếng thế giới không ngừng gia tăng. Tháng 6/2018, lần đầu tiên, ĐHQGHN là một trong hai trường đại học duy nhất của Việt Nam lọt top 1000 đại học thế giới theo bảng xếp hạng QS. Tiếp đó, tháng 10/2018, ĐHQGHN đã vươn lên vị trí 124 trên bảng xếp hạng QS Châu Á năm 2019, tăng 15 bậc so với vị trí 139 của năm 2018. Có thể nói thế giới biết đến Việt nam và giáo dục Việt Nam chủ yếu thông qua một số đại học lớn, trong đó, tiêu biểu là ĐHQGHN. Những kết quả trên cho thấy tầm nhìn và chủ trương đầu tư của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với ĐHQG nói chung và ĐHQGHN là hết sức sát hợp, đúng đắn, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực tài chính ở đại học quốc gia hà nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)