Bối cảnh mới và định hướng phát triển ĐHQGHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực tài chính ở đại học quốc gia hà nội (Trang 89)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh mới và định hướng phát triển ĐHQGHN

4.1.1. Xu thế phát triển chung của giáo dục đại học trên thế giới

Mười xu thế chung của giáo dục đại học đó được tổng hợp bởi một nhóm chuyên gia quốc tế cao cấp về giáo dục đại học (Michael & Kretovics, 2005), cụ thể như sau:

-Nhu cầu học tập ở đại học không ngừng gia tăng (Greater Participation) -Hệ thống trường học ngày càng phát triển (Greater Institutional Diversification)

- Đối tượng người học ngày càng đa dạng (Greater Student Diversity) -Nguồn tài chính đại học ngày càng phong phú (Greater Diversification of Sources of Funding)

- Tinh tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của trường đại học ngày càng được tăng cường (Greater Accountability and Control)

- Mức độ tư nhân hóa giáo dục đại học ngày càng tăng (Greater Privatization)

- Mức độ đóng góp của người học ngày càng lớn (Greater User-Pay)

- Qui mô đầu tư của Nhà nước cho trường đại học ngày càng gắn với

chất lượng (Growing Popularity of Performance Funding)

- Chí phí đại học ngày càng được chú ý (Greater Cost Consciousness)

- Xếp hạng đại học ngày càng được quan tâm (Commercial Ranking of

Institutions)

Đối chiếu với 10 xu thế của giáo dục đại học trên thế giới, có thể nhận ra rằng giáo dục đại học của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật và sự vận động chung.

4.1.2. Định hướng đổi mới giáo dục ở Việt Nam trong xu thế phát triển của thế giới thế giới

Từ khi giành được độc lập Hồ Chủ Tịch đó coi giáo dục là một vấn đề quan trọng là quyết sách hàng đầu để xây dựng và bảo vệ đất nước, người nói “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do xác định giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Nên từ Đại hội Đảng lần thứ IV(1979), lần thứ V(1982), lần thứ VI(1986) trong Nghị quyết của Đảng đều nhấn mạnh về phát triển giáo dục và xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng.

Đến Đại hội VIII, IX, X của Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000.

Đinh hướng đổi mới trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung Ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

4.1.3. Mục tiêu phát triển của ĐHQGHN

Mục tiêu của ĐHQGHN là trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, đạt các tiêu chí cơ bản của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực, trong đó có một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến châu Á, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Chiến lược phát triển của ĐHQGHN

- Phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; thực hiện vai trò tiên phong và nòng cột trong đổi mới giáo dục đại học Việt Nam.

- Xây dựng đại học định hướng nghiên cứu tiên tiến vừa là mục tiêu vừa là động lực để tăng cường các nguồn lực, phát triển đội ngũ cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học và công nghệ đỉnh cao phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp từ mọi nguồn lực, phát huy tinh thần cộng đồng và uy tín của Đại học Quốc gia Hà Nội; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội và sáng tạo của các đơn vị; đẩy mạnh liên thông, liên kết, hợp tác toàn diện giữa các đơn vị trong Đại học Quốc gia Hà Nội với các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương và các đối tác nước ngoài để tạo các giá trị gia tăng và các sản phẩm độc đáo.

- Phát triển toàn diện và bền vững, áp dụng các giải pháp mang tính đột phá; ưu tiên đầu tư phát triển các hướng nghiên cứu khoa học trọng điểm, mũi nhọn; phát triển nhanh một số ngành, chuyên ngành, lĩnh vực, bộ môn, khoa và đơn vị đạt trình độ quốc tế.

Định hướng phát triển bền vững về tài chính của ĐHQGHN với các nhân tố:

-Nguồn NSNN vẫn là nguồn thu chính của ĐHQGHN. Ngân sách nhà nước được đầu tư cho nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất, chi trả lương cho giảng viên và cán bộ phục vụ. Nguồn NSNN được cấp hàng năm phải dựa trên đánh giá kết quả thẩm định chất lượng đào tạo của ĐHQGHN.

-Nguồn tài chính từ cộng đồng, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội, viện trợ, tài trợ.

-Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, ĐHQGHN phải đa dạng và mở rộng hơn các hình thức đạo tạo, liên kết đào tạo trong và ngoài nước, mở được nhiều các lớp nghiệp vụ ngắn hạn để tăng nguồn thu. Thực hiện trao quyền tự

chủ nhiều hơn cho các đơn vị thành viên và trực thuộc nhằm khuyến khích các đơn vị hoạt động hiệu quả tăng nguồn thu cho ĐHQGHN.

4.2. Giải pháp phát triển các nguồn lực tài chính của ĐHQGHN

Với xu hướng phát triển chung của giáo dục đại học trên thế giới cùng với định hướng giáo dục Việt Nam và mục tiêu phát triển của ĐHQGHN tác giả đưa ra năm nhóm giải pháp sau để hoàn thiện công tác quản lý tài chính của ĐHQGHN trong thời gian tới.

4.2.1. Giải pháp đổi mới phương thức phân bổ kinh phí NSNN và khai thác các nguồn thu

Thứ nhất, đổi mới phương thức phân bổ kinh phí NSNN. Cần chuyển

mô hình phân bổ NSNN cho các đơn vị dựa trên yếu tố đầu vào như: Số lượng sinh viên tuyển mới, quy mô sinh viên, biên chế nhân sự, sang phân bổ dựa trên các yếu tố đầu ra, các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động của trường đại học như: Tổng số giờ giảng thực hiện, chất lượng công trình nghiên cứu, số lượng sinh viên tốt nghiệp tìm được công việc liên quan đến chuyên ngành được đào tạo, sự hài lòng của xã hội (…)

Chỉ cấp kinh phí hoạt động cho một số đơn vị được giao thực hiện những nhiệm vụ đặc thù hoặc những đơn vị ở các khu vực, vùng miền khó khăn (…) Những đơn vị chậm đổi mới, không thích ứng được cơ chế cạnh tranh thì phải tái cơ cấu, sáp nhập, hoặc chuyển giao sở hữu cho các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.

Thứ hai, tăng cường nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công:

Phát triển nguồn lực tài chính theo hướng bền vững, ĐHQGHN cần tăng cường khai thác, đa dạng hóa các nguồn tài chính có vai trò hết sức quan trọng tới sự thành bại trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu của một đại học. Bởi phải có nguồn thu thì đơn vị mới có khả năng trang trải chi phí cho tăng cường quy mô cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy (…) Khi nguồn thu dồi

dào thì đơn vị càng có nhiều cơ hội tiếp cận, thử nghiệm phương pháp đào tạo ưu việt (…) nâng cao được vị thế của đơn vị.

Cần đổi mới chính sách học phí theo nguyên tắc chia sẻ chi phí với xã hội, trong đó các đơn vị có tư cách là người cung ứng dịch vụ.

Học phí của các đơn vị cần được nâng lên theo lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, với mục tiêu tiến tới bù đắp được chi phí đào tạo cần thiết để đạt chất lượng đáp ứng yêu cầu đặt ra nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với từng ngành học và đối tượng người học.

Ngoài nguồn thu từ học phí, cần đặc biệt chú trọng đến việc huy động nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của mình. Tạo điều kiện cho các trường đại học phát triển mạnh các sản phẩm từ công trình nghiên cứu khoa học phát minh sáng chế và có cơ chế thương mại hóa các sản phẩm này.

Thứ ba, đổi mới chính sách hỗ trợ tài chính đối với sinh viên: Rà soát

các văn bản pháp luật, dựa vào đó có các cơ chế rõ ràng dựa trên việc xác định các tiêu chí cụ thể, tránh chồng chéo về đối tượng thụ hưởng chính sách.

Để nâng cao hiệu quả triển khai các chương trình tín dụng cho sinh viên ĐHQGHN liên kết với các ngân hàng tạo điều kiện và cơ chế cho sinh viên như đề xuất sau: (i) Quy định nhiều định mức cho vay tương ứng với từng nhóm đối tượng sinh viên, tiến tới có thể cho vay đủ để trang trải cả tiền học phí và sinh hoạt phí; (ii) Mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi, hướng đến nhóm hộ gia đình có 2 con học đại học, cao đẳng; nhóm có nhu cầu đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ; (iii) Mở rộng mức lãi suất gồm: Lãi suất thấp như hiện nay cho nhóm đối tượng nghèo, cận nghèo; lãi suất thấp hơn mức lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại cho các nhóm khác; giảm lãi suất nếu trả trước thời hạn; (iv) Quyết định định mức

cho vay dựa trên đánh giá kết quả học tập và rèn luyện như là một tiêu chí đánh giá năng lực tài chính tương lai của sinh viên; (v) Áp dụng mức trả nợ phù hợp với thu nhập hàng tháng của sinh viên tốt nghiệp đi làm và chỉ bắt đầu trả nợ khi có mức lương trên ngưỡng tối thiểu...

Thứ tư, đẩy mạnh huy động vốn đầu từ các nguồn trong và ngoài nước

theo chủ trương xã hội hóa GDĐH. Trong đó tập trung vào: (i) Thu hút vốn đầu tư trong nước: huy động vốn vay, vốn liên doanh, liên kết từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Bên cạnh đó, cần thể chế hóa việc huy động nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp bằng cách kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ thông qua cam kết nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp cần. (ii) Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Cần có các biện pháp phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA và các quỹ quốc tế tài trợ nghiên cứu, cụ thể: Tạo điều kiện để các trường tự chủ có thể tiếp cận các nguồn vốn ODA, các nguồn tài trợ từ các cá nhân và các tổ chức quốc tế; Cải thiện chất lượng dự án ODA thông qua việc xác định rõ mục tiêu đầu tư dựa trên nhu cầu thực tế của nơi được tiếp nhận dự án…

-Thứ năm, tăng nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học: Tạo các cơ hội, điều kiện (tổ chức, tài chính, cơ sở vật chất, (...)) và cơ chế để xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, liên ngành, để tất cả các giảng viên, nghiên cứu viên có tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất cho xã hội và địa phương. Khuyến khích triển khai ứng dụng phát minh, sáng chế vào thực tiễn. Thực hiện cơ chế đẩy mạnh gắn kết chặt chẽ nghiên cứu khoa học giáo dục với đào tạo sau đại học, với phục vụ thực tiễn.

Sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn NSNN đầu tư cho khoa học công nghệ, đồng thời tích cực, chủ động thu hút và tạo ra các nguồn lực tài chính khác để tăng cường đầu tư, tăng cường nguồn lực cho hoạt động khoa học của đơn vị. Xây dựng và triển khai các dự án tăng cường năng lực khoa học giáo dục, các phòng thí nghiệm trọng điểm, các trung tâm nghiên cứu khoa học.

-Tăng cường nguồn thu các dự án hợp tác quốc tế: Đây là biện pháp quan trọng có tính chiến lược của ĐHQGHN. Chỉ bằng con đường chuyển giao công nghệ của những hệ thống giáo dục đó phát triển, làm thích ứng phù hợp với điều kiện Việt Nam thì ĐHQGHN mới đuổi kịp và sánh vai với các trường đại học trong khu vực. Các giải pháp đó là:

Tích cực và chủ động tham gia, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động của các tổ chức, mạng lưới GDĐH khu vực, quốc tế;

Tăng cường khai thác và phổ biến thông tin đối ngoại, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý, nhà khoa học trong việc xây dựng các dự án hợp tác quốc tế có hiệu quả;

Tăng cường liên kết đào tạo quốc tế để tranh thủ tiếp nhận các kinh nghiệm quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học;

Chuyển giao và thực hiện đào tạo theo các chương trình tiên tiến có sự tham gia và cộng tác của giảng viên nước ngoài;

Gửi cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài theo các chương trình ký kết song phương và các chương trình khác của Nhà nước;

Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt thực hiện đồng hướng dẫn luận văn thạc sĩ, tiến sĩ giữa nhà khoa học trong nước và nước ngoài.

Nhận tài liệu, sách chuyên môn, sách báo, tạp chí, ấn phẩm, (...) có giá trị từ các trường đại học ở nước ngoài,

Sử dụng nguồn tài chính một cách hợp lý hơn

Sử dụng nguồn NSNN theo đúng dự án được giao và đặc biệt chú trọng mục tiêu nâng cao chất lượng GDĐT.

Tăng chi cho hoạt động chuyên môn đặc biệt là công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo của ĐHQGHN.

- Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc triển khai nghiêm túc việc áp dụng Quy trình phương pháp lập kế hoạch vào việc xây dựng Kế hoạch chi tiêu hàng năm. Để phục vụ công tác lập kế hoạch, các đơn vị nghiên cứu kỹ các chỉ thị, các văn bản hướng dẫn của Trung ương và cấp trên; các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kế hoạch đầu tư phát triển và dự toán thu chi ngân sách hàng năm (…)

- Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản quy định, hướng dẫn, các tiêu chuẩn, định mức của BTC về công tác lập dự toán thu chi ngân sách. Xây dựng dự toán tuân thủ đúng các tiêu chuẩn, định mức, bám sát với kết quả thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách của năm trước, đặc biệt với các khoản chi đặc thù.

- Công tác lập kế hoạch phải được xây dựng dựa trên kết quả thực hiện năm trước; các chỉ tiêu đề ra phải có tính logic, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, có tính đến các dự báo trong tương lai. Kế hoạch phải bám sát với mục tiêu và định hướng phát triển chung của đơn vị

- Kế hoạch của các phòng, ban, đơn vị cần được xây dựng cụ thể từng nội dung, nhiệm vụ, xác định những nội dung trọng tâm, trọng điểm; phân công rõ nhiệm vụ và đề ra lộ trình, thời gian hoàn thành. Các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phải chủ động thường xuyên rà soát, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện và kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, giải pháp cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Các đơn vị cần bố trí cán bộ đủ năng lực chuyên môn thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và lập dự toán thu- chi ngân sách, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và lập dự toán thu – chi ngân sách phải đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, quyết tâm, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ từng bước nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch và dự toán thu chi ngân sách hàng năm của đơn vị, cơ quan, từ đó góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chung của ĐHQGHN.

4.2.3. Hoàn thiện quy chế tài chính, qui chế chi tiêu hàng năm cho phù hợp Hoàn thiện quy chế tài chính Hoàn thiện quy chế tài chính

Một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị định 43/2006/NĐ-CP là trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp, phát huy mọi khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn lực tài chính ở đại học quốc gia hà nội (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)