CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
Ngày 26/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên. Bản Quy chế mới này thay thế cho Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia ban hành theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Những nội dung quy định trong bản Quy chế số 26/2014/QĐ-TTg thể hiện rõ quan điểm đổi mới về Đại học quốc gia của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong quá trình phát triển bền vững và hộinhập.
ĐHQGHN có 3 cấp quản lý hành chính:
1) ĐHQGHN là đầu mối được Chính phủ giao các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm; có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy. Giám đốc và các Phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2) Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên; các khoa, trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; các đơn vị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
3) Các khoa, phòng nghiên cứu và tương đương thuộc trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên và các đơn vị trực thuộc.
ĐHQGHN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao; được làm việc trực tiếp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của ĐHQGHN. Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc ĐHQGHN là những cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ có quyền tự chủ cao, có pháp nhân như các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học khác được quy định trong Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Khoa học - Công nghệ.
Tháng 02/2018, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định chuyển giao Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc từ Bộ Xây dựng sang ĐHQGHN. Song song với việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tháng 4/2018, Giám đốc đã ký Quyết định tiếp nhận tất cả nhân sự của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc về ĐHQGHN công tác.
Ngoài ra, để đảm bảo sự liên thông, liên kết phù hợp về tỏ chức và hoạt động của các đơn vị tại khu vực Hòa Lạc, tháng 3/2018, Giám đốc cũng đã ký ban hành các Quyết định điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Xây dựng, Trung tâm Phát triển ĐHQGHN tại Hòa Lạc.
Tính đến nay, ĐHQGHN là một thực thể gắn kết hữu cơ, với quy mô hợp lý, bao gồm 35 đầu mối: Cơ quan ĐHQGHN và 34 đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, trong đó có 07 trường đại học thành viên; 07 viện nghiên cứu khoa học thành viên, trực thuộc; 05 Khoa trực thuộc và 02 trung tâm đào tạo và 13 đơn vị phục vụ, dịch vụ hoạt động tương đối đầy đủ trên các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học xã hội - nhân văn, kinh tế, luật, giáo dục, ngoại ngữ, y dược.
Đội ngũ cán bộ
ĐHQGHN đã và đang thiết lập được mối quan hệ với trên 20 học giả quốc tế ở các trường đại học uy tín trên thế giới, trong đó 08 học giả đã đến Khoa Quốc tế trực thuộc ĐHQGHN tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Trong 07 Phòng thí nghiệm trọng điểm của ĐHQGHN, có 3 phòng thí nghiệm có đồng giám đốc là nhà khoa học uy tín nước ngoài. Theo số liệu thống kê mới nhất, ĐHQGHN có 64 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sưvà phó giáo sư, do đó số lượng cán bộ khoa học gia tăng so với năm 2014: giáo sư tăng 24 người; phó giáo sư tăng 30 người; Tiến sĩ, tiến sĩ khoa học tăng 323 người; Thạc sĩ tăng 222 người.
Tính đến hết ngày 31/12/2018, trong tổng số 4.211 cán bộ (công chức, viên chức và lao động hợp đồng) của ĐHQGHN có 2.289 cán bộ khoa học (gồm 1.972 giảng viên, 318 nghiên cứu viên) - đạt 54,3%; xét về chất lượng đào tạo: tổng số cán bộ có trình độ ThS trở lên là: 17 tiến sĩ khoa học, 1.268 tiến sĩ và 1562 thạc sĩ (đạt 67,6%). Về đội ngũ giáo sư và phó giáo sư, hiện ĐHQGHN có 441 giáo sư và phó giáo sư (75 giáo sư, 366 phó giáo sư) - đạt 19%, cao gấp 3 lần tỉ lệ trung bình của cả nước.
Quy mô đào tạo
ĐHQGHN là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. Hiện tại, ĐHQGHN đang triển khai 126 chương trình đào tạo đại học và 131 chương trình đào tạo thạc sỹ và 107 chương trình đào tạo tiến sỹ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học xã hội nhân văn, kinh tế, giáo dục, ngoại ngữ (…) Tỷ lệ quy mô đào tạo sau đại học/tổng quy mô đào tạo chính quy đạt 33.88%. Quy mô đào tạo đại học chính quy được giữ ổn định. Hàng năm, ĐHQGHN đào tạo trên 5.000 cử nhân khoa học, trong đó 13.1%
sinh viên tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế; 2.400 thạc sỹ và 200 tiến sỹ.
Chất lượng đào tạo: hàng năm có rất sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, chuẩn quốc tế được các đại học danh tiếng công nhận như: Đại học Bách khoa Paris, Đại học Paris Sud, Đại học Illinois - Hoa Kỳ, Đại học Tokyo - Nhật Bản (…). Sinh viên tốt nghiệp ở ĐHQGHN được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích đánh giá, kỹ năng nghề nghiệp, bổ trợ và trình độ ngoại ngữ quốc tế.
Hàng năm có trên 800 học sinh trung học phổ thông năng khiếu về khoa học tự nhiên và ngoại ngữ tốt nghiệp tiếp cận chuẩn quốc tế, tạo nguồn cho các chương trình đào tạo tài năng, chương trình tiên tiến, chương trình đạt chuẩn quốc tế. Học sinh Trung học phổ thông Chuyên đã giành được 55 huy chương vàng, 76 huy chương bạc và 66 huy chương đồng trong các kỳ thi Olympic quốc tế. Nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới đã trưởng thành từ ĐHQGHN như GS. Ngô Bảo Châu (giải thưởng Fields trong lĩnh vực toán học năm 2010), GS. Đàm Thanh Sơn (ĐH Washington)..
Quá trình xây dựng và phát triển, ĐHQGHN đã từng bước khẳng định uy tín cao trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, từng bước tiếp cận chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, góp phần “có được nhiều nhân tài cho đất nước trong thế kỷ 21”.