CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích thực trạng phát triển nguồn lực tài chín hở ĐHQGHN
3.2.1. Cơ chế, chính sách của ĐHQGHN về phát triển các nguồn lực tài chính
Phát triển nguồn lực tài chính nhằm tăng quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị; chính vì thế, ĐHQGHN đã đang và sẽ cùng với các chính sách của
Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN từng bước tự chủ tài chính.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 nêu rõ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được trao quyền chủ động cao trong giáo dục đại học, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐHQG phát triển với cơ chế được mở rộng quyền tự chủ. Hiện nay, ĐHQGHN hoạt động theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP và Quy chế số 124/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đồng thời, còn thực hiện quyền tự chủ tài chính theo Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg (về quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG và các cơ sở giáo dục đại học thành viên) nên ĐHQG là đơn vị được quyền tự chủ cao trong các hoạt động về tài chính và được thể hiện qua các điểm sau:
Một là, ĐHQGHN có cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tướng Chính phủ
quy định.
Hai là, ĐHQGHN được quy định mức học phí phù hợp với chất lượng
đào tạo đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao.
Ba là, ĐHQGHN quyết định phân bổ chi phí quản lý giữa các đơn vị;
quyết định tỷ lệ trích nộp đối với các khoản thu sự nghiệp của đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc để phục vụ các nhiệm vụ chung.
Bốn là, trong phạm vi nguồn kinh phí thường xuyên đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, ĐHQG được quy định nội dung, mức thu chi trên cơ sở cân đối các nguồn thu chi phù hợp khả năng của ĐHQG và quy định của Nhà nước.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, quyền tự chủ cao về tài chính cho phép ĐHQGHN phát huy được sức mạnh, tính năng động và tự chủ của mình nhằm góp phần phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ra được nguồn nhân lực cao cho xã hội.
Tựu chung, nền giáo dục đại học nước ta trong thời gian qua đã chú trọng đẩy mạnh tự chủ tài chính, nhưng quá trình điều chỉnh chậm, kết quả chưa đạt so với mục tiêu đề ra, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển GDĐH.
3.2.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển các nguồn lực tài chính
3.2.2.1. Lập kế hoạch phát triển nguồn NSNN cấp
Dựa trên các kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước đơn vị tiếp tục lập KHNS năm sau có tính khả thi, hiệu quả; chú ý các vấn đề chính như sau:
-Lập kế hoạch dự toán ngân sách chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
+ Dự toán các khoản chi thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao: Căn cứ vào các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi ngân sách hiện hành; chỉ tiêu, khối lượng nhiệm vụ được xác định ở điểm b nêu trên, đơn vị lập dự toán chi thường xuyên; lập dự toán chi thực hiện các chế độ chính sách hiện hành đối với sinh viên (ví dụ cấp bù kinh phí miễn giảm học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP, kinh phí hỗ trợ cho sinh viên dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo Quyết định 66/2013/QĐ-TTg...); lập dự toán thực hiện các Đề án, nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Ngoài dự toán các khoản thường xuyên nêu trên, dự toán chi ngân sách của đơn vị cần lưu ý thuyết minh rõ các nhiệm vụ tăng, giảm so với năm trước. Cụ thể: (i) Kinh phí tăng do thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm phát sinh mới so với năm trước: Thuyết minh nhiệm vụ mới phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của ĐHQGHN, dự toán kinh phí cần thực hiện nhiệm vụ, kinh phí đề xuất từ NSNN và các nguồn khác (nếu có); (ii) Kinh phí tăng do thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề xuất ở mức cao hơn so với năm trước: Thuyết minh các chỉ tiêu tăng hơn so với năm trước, dự toán kinh phí cần để đạt được chỉ
tiêu đăng ký (mức tăng cao hơn so với năm trước), kinh phí đề xuất từ NSNN và các nguồn khác (nếu có).
Trường hợp kinh phí giảm, đơn vị cũng thuyết minh tương tự, tương ứng theo nhiệm vụ/ chỉ tiêu như trên. Xây dựng kế hoạch dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng không quá 5-7% so với năm trước đó.
-Lập kế hoạch dự toán ngân sách chi sự nghiệp KHCN: Lập kế hoạch
dự toán chi thường xuyên qua nhiệm vụ KHCN thường xuyên; định mức chi theo Thông tư số 55/2015/TTLT Bộ KH&CN và Bộ Tài chính.
+ Đối với kế hoạch dự toán chi nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Căn cứ vào các đề tài, dự án, nhiệm vụ KHCN chuyển tiếp đang thực hiện; nhiệm vụ mới đã được duyệt.
-Lập kế hoạch dự toán ngân sách chi các lĩnh vực và sự nghiệp khác:
Việc lập kế hoạch dự toán được thực hiện theo quy định hiện hành, căn cứ vào thuyết minh nhiệm vụ; khối lượng, số lượng nhiệm vụ và định mức chi tiêu hiện hành để đề xuất dự toán ngân sách.
- Lập kế hoạch dự toán ngân sách chi đầu tư phát triển: Dự toán chi đầu
tư phát triển được triển khai bao gồm 2 phần:
+ Các dự án đầu tư chiều sâu chuyển tiếp, đề xuất kế hoạch vốn của dự căn cứ vào:Tổng dự toán được phê duyệt;tiến độ thực hiện dự án; số vốn đã được bố trí; kế hoạch thực hiện và Số vốn đã đề nghị năm trước.
+ Các dự án đầu tư từ NSNN đăng ký khởi công mới, đề xuất kế hoạch vốn căn cứ vào: Tổng dự toán được phê duyệt; kế hoạch thực hiện dự án và số vốn đề nghị.
3.2.2.2. Lập kế hoạch phát triển nguồn thu sự nghiệp và thu khác
Lập kế hoạch dự toán thu phí, lệ phí và thu sự nghiệp khác
Đơn vị căn cứ vào số thu đã thực hiện, dự kiến thu năm sau; dự kiến các mức thu điều chỉnh trong năm; các yếu tố tăng thu (ví dụ như được phê
duyệt mở thêm các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình xã hội hóa thu học phí cao, các ngành đào tạo, đề án đào tạo liên kết quốc tế mới dự kiến sẽ tuyển sinh trong năm, (...) để xây dựng kế hoạch phù hợp, tích cực.
Đối với các khoản thu sự nghiệp mang tính chất dịch vụ không thuộc nguồn thu NSNN, không tổng hợp chung vào dự toán phí, lệ phí thuộc NSNN nhưng phải lập dự toán riêng để theo dõi, quản lý.
3.2.3. Thực trạng công tác phát triển nguồn lực tài chính ở ĐHQGHN
Các nguồn lực tài chính của ĐHQGHN có sự giảm nhẹ qua các năm từ năm 2016 đến năm 2018 do chính sách tinh giản biên chế, đồng thời tiết kiệm chi hàng năm (giảm 10% NSNN cấp) tiến tới tự chủ tài chính tại các Trường ĐHCL.
Trong cơ cấu nguồn thu của ĐHQGHN thì nguồn kinh phí NSNN cấp hàng năm chiếm khoảng sấp sỉ 60%, nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác chiếm khoảng 40% tổng nguồn thu. Kinh phí NSNN cấp hàng năm chiếm tỷ lệ khá lớn nhưng có xu hướng giảm qua các năm, nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác trong tổng cơ cấu nguồn thu có tỷ lệ tăng khá nhanh.
Nguồn thu sự nghiệp tăng dần qua các năm, năm 2016 là 672.555 triệu đồng , năm 2017 là 716.109 triệu đồng, năm 2018 là 766.166 triệu đồng; điều đó chứng tỏ khả năng mở rộng nguồn thu sự nghiệp của đơn vị là rất tốt.
Nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác có vai trò lớn trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư chiều sâu, trang thiết bị cho giảng dạy, học tập cũng như nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức ở ĐHQGHN. Nguồn kinh phí NSNN giữ vai trò quan trọng trong tổng nguồn thu, là nguồn kinh phí chủ yếu cho chi thường xuyên của đơn vị.
Bảng 3.1: Tổng hợp nguồn thu NSNN và nguồn thu khác của ĐHQGHN
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nội dung
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Kế hoạch Thực hiện %TH/KH Kế hoạch Thực hiện %TH/KH Kế hoạch Thực hiện %TH/KH Nguồn NSNN cấp 1.282 1.199 85,7 1.002,5 970 96,8 910 887 97,5 Thu sự nghiệp, thu khác 690 672,6 97,5 720 716,1 99,5 780 766,2 98,2 Tổng cộng 1.972 1.871,6 94,9 1.722,5 1.686,1 97,9 1.690 1.653,2 97,8
Bảng 3.2: Cơ cấu và tình hình biến động nguồn thu của ĐHQGHN
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh năm
2016/2017
So sánh năm 2017/2018
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %
Tổng nguồn thu 1.871,6 100 1.686,1 100 1.653,2 100 -185,5 -9,91 -32,9 -1.95
Kinh phí NSNN 1.199 60 970 58 887 54 -229 -19.1 -83 -8,56
Thu sự nghiệp, thu
khác 672,6 40 716,1 42 766,2 46 43,5 6,48 50,1 7
Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy, tổng nguồn thu của ĐHQGHN hàng năm giảm dần trong đó năm 2017 giảm 185,5 tỷ đồng (tương đương giảm 9,91 %) so với tổng nguồn thu năm 2016 và năm 2018 giảm 83 tỷ đồng (tương đương giảm 1,95%) so với tổng nguồn thu năm 2017. Cụ thể, năm 2017 kinh phí NSNN giảm 229 tỷ đồng (tương đương giảm 19,1%) so với kinh phí NSNN năm 2016, trong khi đó thu sự nghiệp, thu khác lại tăng 43,5 tỷ đồng (tương đương tăng 6,48%) so với thu sự nghiệp, thu khác của năm 2016. Năm 2018, kinh phí NSNN giảm 83 tỷ đồng (tương đương giảm 8,56%) so với kinh phí NSNN năm 2017, trong khi đó thu sự nghiệp, thu khác lại tăng 50,1 tỷ đồng (tương đương tăng 7%) so với thu sự nghiệp, thu khác của năm 2017.
3.2.3.1. Thực trạng công tác phát triển Nguồn thu ngân sách nhà nước cấp Bảng 3.3: Tổng hợp Nguồn NSNN cấp cho ĐHQGHN Đơn vị tính: tỷ đồng S T T
Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh năm 2017/2016 So sánh năm 2018/2017 +/- % +/- %
A Nguồn kinh phí thường
xuyên 838 800 800 -38 -4,53 0 0
1 Sự nghiệp giáo dục đào
tạo 703 647,2 649 -55,8 -7,94 1,8 0,28
2 Sự nghiệp Khoa học công
nghệ 117 145,5 143 28,5 24,4 -2,5 -1,72
3 Sự nghiệp kinh tế 10 0,5 0,5 -9,5 95 0 0
4 Sự nghiệp môi trường 1,5 1,35 2 -0,15 -10 0,65 48,15
5 Đặt hàng xuất bản phẩm 0,9 0,8 0,75 -0,1 -11,1 -0,05 -6,25
6 Đào tạo lưu học sinh Lào,
Campuchia 5,6 4,65 4,75 -0,95 16,96 0,1 2,15
B Nguồn kinh phí đầu tư
phát triển 361 170 87 -191 -52,91 -83 -48,82 TỔNG 1.199 970 887 -229 -229 -19.1 -83
(Nguồn: Báo cáo Tài chính toàn ĐHQGHN năm 2016,2017,2018)
Mặc dù được ưu tiên nhưng NSNN khó khăn, những năm qua ĐHQGHN đã nỗ lực để đưa ra các giải pháp phát huy các nguồn lực để phát triển. Nguồn
kinh phí thường xuyên Bộ Tài chính cấp cho ĐHQGHN được sử dụng vào mục đích sự nhiệp giáo dục (như thanh toán tiền lương, thưởng, phụ cấp, học bổng, phúc lợi (…), sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường (…) và các nhiệm vụ khác Bộ tài chính giao trong năm tài chính.
Bảng 3.3 đã cho ta thấy được tốc độ phát triển tăng (giảm) liên hoàn nguồn thu NSNN của ĐHQGH từ 2016-2018.
Tổng thu từ NSNN (hay tổng cấp phát từ NSNN) cho ĐHQGHN giảm dần từ 2016-2018. Cụ thể: Năm 2017 giảm 299 tỷ đồng (tương đương với giảm 19,1%) so với năm 2016, năm 2018 giảm 83 tỷ đồng (tương đương 8,6%) so với năm 2017. Nguyên nhân là do chính sách cắt giảm NSNN cho các Trường ĐHCL tự chủ tài chính hay các đơn vị tự chủ tài chính một phần. Trong bối cảnh kinh tế xã hội ngày càng khó khăn, việc cắt giảm nguồn NSNN cho các đơn vị tự chủ tài chính được đẩy mạnh và là biện pháp tiết kiệm chi cho NSNN là hết sức phù hợp. Tuy nhiên không vì cắt giảm tổng nguồn NSNN mà ảnh hưởng đến sự quan tâm của NN đến sự nghiệp giáo dục ĐHQGHN. Điều đó thể hiện ở số tiền NSNN cấp cho sự nghiệp giáo dục của ĐHQGHN vẫn ở mức ổ định tăng nhẹ từ năm 2017 đến 2018. Năm 2017 NSNN cấp cho sự nghiệp giáo dục có giảm 56 tỷ đồng (tương ứng giảm 8%) so với năm 2016, năm 2018 tăng nhẹ 2 tỷ đồng ( tương ứng tăng 0,3%) so với 2017. Mặc dù năm 2017 có giảm mức cấp NSNN nhưng điều đó có thể hiểu được trong bối cảnh kinh tế nước nhà gặp nhiều khó khăn, nhưng NN vẫn quan tâm đến nền giáo dục nói chung và riêng ĐHQGHN nói riêng.
Đối với sự nghiệp Khoa học công nghệ, ĐHQGHN vẫn luôn là đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu KHCN trong các cơ sở giáo dục cả nước. Việc chi đầu tư nghiêm túc cho KHCN cũng là việc cần ưu tiên đối với cơ sở giáo dục và nghiên cứu như ĐHQGHN. Sự nghiệp KHCN của ĐHQGHN vẫn giữ được nguồn thu tương đối ổn định hoặc tăng nhẹ qua các năm.
Đối với kinh phí đầu tư phát triển chưa thể hiện được một xu hướng rõ nét, với 361 tỷ đồng năm 2016, 170 tỷ đồng năm 2017 và 87 tỷ đồng năm 2018. Điều này phản ánh, việc cấp phát vốn xây dựng cơ bản phụ thuộc nhiều vào khả năng bố trí, cân đối NSNN hơn là nhu cầu đầu tư của ĐHQGHN. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đây là việc làm có thể hiểu được. Tuy nhiên, đối với giáo dục, cần có cái nhìn dài hạn, cắt giảm kinh phí đầu tư chiều sâu không trực tiếp ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít vào năm bị cắt giảm, nhưng về lâu dài sẽ làm giảm mặt bằng chất lượng đào tạo nói chung; do đó, ĐHQGHN cần đề xuất Chính phủ và các Bộ, ngành quan tâm giữ ổn định mức độ đầu tư theo xu hướng tăng dần, phù hợp với phát triển quy mô của ĐHQGHN.
Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn thu từ NSNN cấp cho ĐHQGHN Chỉ tiêu 2016 (%) 2017 (%) 2018 (%) Tổng các nguồn thu từ NSNN 100 100 100
Sự nghiệp giáo dục đào tạo, dạy nghề (bao gồm
chương trình mục tiêu) 58,6 66,7 73,2
Sự nghiệp Khoa học công nghệ 9,8 15,0 16,1
Sự nghiệp kinh tế 0,8 0,1 0,1
Sự nghiệp môi trường 0,1 0,1 0,2
Đặt hàng xuất bản phẩm 0,1 0,1 0,1
Đào tạo lưu học sinh Làm Campuchia 0,5 0,5 0,5
Nguồn kinh phí đầu tư phát triển 30,1 17,5 9,8
(Nguồn: Báo cáo Tài chính toàn ĐHQGHN năm 2016,2017,2018)
Qua bảng số liệu 3.4 ta thấy: Ngân sách cấp chi tiêu thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 58-73% trong tổng nguồn NSNN cấp; cụ thể năm 2016 là 58,6 %, năm 2017 là 66,7%, năm 2018 là
73,2%. Số tiền NSNN cấp cho chi sự nghiệp giáo dục đều tăng qua các năm. Điều đó chứng tỏ Nhà nước vẫn đang tiếp tục quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục của ĐHQGHN. Chi sự nghiệp khoa học công nghệ cũng được sự quantaam thể hiện qua việc kinh phí NSNN cấp cho sự nghiệp KHCN của ĐHQGHN đều tăng qua các năm, năm 2017 tăng 28.500 triệu đồng so với năm 2016 và tỷ trọng NSNN cấp kinh phí cho sự nghiệp KHCN của ĐHQGHN năm 2018 tăng 1,1% so với năm 2017.
Vốn đầu tư phát triển giảm mạnh qua các năm là do năm 2016 là năm đầu tiên trong kế hoạch trung hạn 5 năm 2016-2020, Bộ KH&ĐT cấp vốn cho các dự án chuyển tiếp dở dang từ giai đoạn cũ chuyển sang, bên cạnh đó, cũng thực hiện mở mới một vài dự án mới trong danh ục được duyệt năm đáp ứng nhu cầu đầu tư của các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN. Các năm sau vốn đầu tư phát triển giảm phù hợp với lộ trình cấp vốn của Bộ KH&ĐT.
Như vậy, việc phân bổ NSNN còn chưa thống nhất, bất hợp lý, cụ thể:
Một là, việc phân bổ NSNN cho ĐHQGHN hiện nay chủ yếu dựa trên
phân bổ theo đầu sinh viên. Cấp bù học phí căn cứ vào số sinh viên có mặt. Vì vậy, nếu đơn vị có chỉ tiêu đào tạo cao thì được phân bổ kinh phí nhiều, và ngược lại nếu đơn vị có chỉ tiêu đào tạo ít thì được phân bổ kinh phí ít.
Hai là, NSNN cấp cho đầu tư phát triển còn theo khả năng cân đối vốn