Nguồn tài liệu và dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hải phòng (Trang 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguồn tài liệu và dữ liệu

2.1.1. Nguồn tài liệu

Tác giả sử dụng Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, cùng với các văn bản hướng dẫn dưới Luật (Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước …) đã tạo tiền đề, cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho công tác tổ chức và kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua KBNN. KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN theo quy định các của Thông tư của Bộ Tài chính (Thông tư số 161/2012/TT-BTC, Thông tư số 39/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN).

- Các văn bản quy định về cơ chế quản lý tài chính về chi thường xuyên, chi đầu tư.

- Các văn bản báo cáo tình hình khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai những cơ chế chính sách mới liên quan đến hoạt động kiểm soát chi tại các KBNN tỉnh, thành phố từ năm 2015 đến năm 2017.

2.1.2. Nguồn dữ liệu

Căn cứ vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, tác giả tiến hành chọn lọc dữ liệu, sắp xếp, phân loại dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán NSNN của tỉnh Hải Phòng, kết quả các công trình nghiên

cứu, tài liệu khoa học đã công bố trong và ngoài nước, các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành của KBNN liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập thông tin trên cơ sở các tài liệu như sách chuyên ngành, cơ chế chính sách liên quan đến đề tài nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã được công bố, số liệu thống kế để tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở lý luận cho đề tài tác giả nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận văn và tập trung nhiều nhất ở Chương 1 “Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước cấp tỉnh”.

2.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp phân tích là việc phân chia đối tượng nghiên cứu thành các mặt, các bộ phận, các mối quan hệ về mặt thời gian từ đó phát hiện ra bản chất, xu hướng của vấn đề nghiên cứu. Phân tích cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích.

Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt đề tài nghiên cứu, chủ yếu tập trung ở chương 3 và chương 4 để đánh giá từng khía cạnh khác nhau

của công tác quản lý chi thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN, các kết quả đạt được cũng như những hạn chế của từng nội dung trong hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN.

2.2.3. Phương pháp thống kê, so sánh

Phương pháp thống kê là việc thu thập các dữ liệu từ các tài liệu thống kê, từ các nguồn dữ liệu thứ cấp do tác giả tổng hợp, sắp xếp và mô phỏng dưới dạng các bảng biểu, hình và đồ thị. Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN Hải Phòng.

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc phân tích làm rõ sự khác biệt, những đặc trưng riêng của đối tượng nghiên cứu. Có hai cách thức so sánh tác giả sử dụng: Thứ nhất là so sánh với mục tiêu đánh giá; thứ hai là so sánh về số liệu định lượng giữa các thời kỳ để đánh giá về xu hướng biến động, quy mô nghiên cứu. Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu ở Chương 3 “Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN Hải Phòng”

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC HẢI PHÒNG

3.1. Giới thiệu khái quát về Kho bạc Nhà nƣớc Hải Phòng

3.1.1. Lịch sử hình thành

KBNN Hải Phòng đi vào hoạt động ngày 01/4/1990 trên tinh thần của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – lúc đó là Cục trưởng Cục KBNN: Bằng bất kỳ giá nào vào ngày 01/4/1990 toàn bộ hệ thống KBNN phải đi vào hoạt động, không để ách tắc việc thu chi NSNN, dù có khó khăn về trụ sở, dù có phải căng bạt để làm nơi giao dịch thì đúng ngày cũng phải sẵn sàng hoạt động.

Thời điểm này, KBNN Hải Phòng khi tiếp nhận bàn giao cơ sở vật chất gần như là con số 0, không có trụ sở, phương tiện làm việc cũ kỹ, thiếu thốn, KBNN thành phố và các quận huyện phải đi mượn và thuê trụ sở. Lúc này số lượng cán bộ công chức là 103 người, chủ yếu là từ hệ thống ngân hàng chuyển sang nênkiến thức về nghiệp vụ Kho bạc còn hạn chế. Do đó, bên cạnh việc lo tìm trụ sở làm việc, sắp xếp bộ máy của cơ quan, KBNN Hải Phòng còn khẩn trương tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ Kho bạc cho các cán bộ để sẵn sàng cho ngày đi vào hoạt động.

Dù những ngày đầu có nhiều khó khăn, thách thức nhưng đến nay, trải qua hơn 25 năm hoạt động, KBNN Hải Phòng luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, nằm trong tốp những Kho bạc tiên tiến của hệ thống KBNN, được cấp trên tin tưởng giao thêm nhiệm vụ thực hiện thí điểm những chương trình, dự án lớn như phối hợp với Cục thuế Hải Phòng triển khai hệ thống hiện đại hóa công tác thu, nộp ngân sách (tiền thân của chương trình TCS đang triển khai rộng trên 63 tỉnh thành trong toàn quốc hiện nay); thí điểm dự án TABMIS năm 2009. Đặc biệt năm 2005 sau 15 năm hoạt động,

KBNN Hải Phòng đã vinh dự đón nhận danh hiệu đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Hải Phòng

Theo quyết định số: 1399/2015/QĐ-BTC ngày 15/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN cấp tỉnh thì KBNN Hải Phòng có một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:

3.2.1.1. Vị trí và chức năng

KBNN Hải Phòng là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN Hải Phòng có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật”.

3.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn, kiểm tra các Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.

- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước.

- Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luật. - Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính do Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo chế độ quy định.

- Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động Kho bạc Nhà nước trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước.

- Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của Bộ Tài chính đặt tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

- Quản lý bộ máy, biên chế, công chức: thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức và hợp đồng lao động thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước.

- Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của Kho bạc Nhà nước, của Bộ Tài chính và của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

- Tổ chức và quản lý các điểm Giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước giao. - Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có quyền:

+ Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

+ Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật”.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước Hải Phòng

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức KBNN Hải Phòng

Về cơ cấu tổ chức KBNN Hải Phòng gồm có 1 Giám đốc, 3 phó giám đốc, được tổ chức theo hệ thống gồm: Văn phòng KBNN Hải Phòng và 14 KBNN huyện, thị xã trực thuộc. Tổng số cán bộ: 305 người trong đó có gần 50% cán bộ làm công tác kiểm soát chi NSNN. Cơ cấu tổ chức KBNN Hải Phòng có gồm Phòng Kế toán Nhà nước, Phòng Kiểm soát chi; Phòng Thanh tra – Kiểm tra; Phòng Tin học; Phòng Tổ chức cán bộ ; Phòng Tài vụ và Văn phòng. Đối với KBNN cấp huyện, từ 3 tổ nghiệp vụ, KBNN cấp huyện được tổ chức thành 2 tổ: tổ Kế toán Nhà nước trên cơ sở sáp nhập nhiệm vụ của hai tổ nghiệp vụ là tổ Kế toán nhà nước và tổ Kho quỹ, tổ Tổng hợp – Hành chính.

Ngoài ra, KBNN Hải Phòng có mối quan hệ làm việc thường xuyên với các đơn vị trên địa bàn như: Cục thuế, Sở Tài chính, Hải quan, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại khác. Đó là mối quan hệ tác nghiệp, phối hợp giải quyết để đảm bảo thu chi NSNN trên địa bàn được nhanh chóng kịp thời. Các đơn vị sử dụng kinh phí từ NSNN có quan hệ giao dịch với KBNN Hải Phòng rất lớn, liên tục tăng hàng năm.

Bảng 3.1: Số lƣợng đơn vị và tài khoản giao dịch

Chỉ tiêu Năm Đơn vị giao dịch Trong đó Tài khoản Trong đó Văn phòng KBNN tỉnh Các đơn vị trực thuộc Văn phòng KBNN tỉnh Các đơn vị trực thuộc 2014 2.171 573 1.598 11.471 2.434 9.037 2015 2.194 579 1.615 11.493 2.448 9.045 2016 2.205 581 1.624 11.545 2.461 9.084 2017 2.221 585 1.636 11.568 2.467 9.101

(Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của KBNN Hải Phòng)

3.2. Phân tích thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Kho bạc nhà nƣớc Hải Phòng

3.2.1. Quản lý lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

ngân sách và kho bạc (hệ thống TABMIS). Dự toán được quản lý trên hệ thống TABMIS bao gồm dự toán tạm cấp, dự toán ứng trước và dự toán chính thức (bao gồm dự toán giao đầu năm và dự toán điều chỉnh trong năm). Đối với dự toán tạm cấp, sau ngày 31/1 KBNN đã thực hiện thu hồi ngay khi có dự toán chính thức được phân bổ. Về dự toán ứng trước, từ năm ngân sách 2017, dự toán ứng trước sẽ chỉ thực hiện với các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, không thực hiện với các khoản chi thường xuyên. Sau đây là tình hình số liệu dự toán chi thường xuyên NSNN được KBNN quản lý trên hệ thống TABMIS:

Năm

Dự toán chi thƣờng xuyên bằng hình thức rút dự toán

(triệu đồng)

Dự toán chi thƣờng xuyên bằng hình thức Lệnh chi tiền (triệu đồng) 2014 2.320.327 1.094.100 2015 2.405.094 1.397.919 2016 2.415.919 1.255.832 2017 3.025.020 1.060.089

Bảng 3.2: Dự toán chi thường xuyên bằng hình thức rút dự toán và bằng hình thức lệnh chi tiền

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo dự toán trên hệ thống TABMIS)

Theo biểu số liệu trên, dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh theo hình thức rút dự toán từ năm 2014 đến năm 2017 tăng bình quân 10% phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Phòng. Dự toán chi thường xuyên theo hình thức lệnh chi tiền giảm dần từ năm 2014 đến năm 2017. Năm 2015 dự toán chi thường xuyên theo hình thức rút dự toán chiếm 58% so với dự toán chi thường xuyên bằng hình thức rút dự toán, trong khi đó năm 2017, tỷ lệ này đã giảm xuống 35%. Đây là xu hướng đi đúng của điều hành ngân sách. Tỷ lệ chi thường xuyên NSNN bằng lệnh chi tiền sẽ giảm dần. Nhìn chung, tình hình lập dự toán ngân sách tỉnh Hải Phòng tương đối phù hợp, điều này thể hiển ở tỷ lệ điều chỉnh dự toán không lớn.

Bảng 3.3: Tình hình điều chỉnh dự toán đối với dự toán chi thƣờng xuyên NSNN bằng hình thức rút dự toán Năm DT sử dụng trong năm (triệu đồng) DT điều chỉnh trong năm (triệu đồng) Tỷ lệ DT điều chỉnh/DT sử dụng trong năm 2014 2.320.327 55.412 2% 2015 2.405.094 135.349 6%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước hải phòng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)