CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số biện pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
4.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý chi thường xuyên ngân sách
Với mục tiêu nâng cao và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đáp ứng các yêu cầu mới theo quy định, phù hợp với các hoạt động nghiệp vụ của KBNN, đặc biệt là các quy trình, thủ tục thu, chi NSNN qua KBNN đáp ứng được các mục tiêu, định hướng Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, định hướng xây dựng Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 – 2030 và tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách có liên quan tới KBNN trong các năm tiếp theo.
Về nội dung chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc nhà nước. Do hiện nay đang tồn tại nhiều văn bản quy định về chế
độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN, một số quy định hiện hành không còn phù hợp, cần có một văn bản quy định thống nhất đối với các tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách.
Về quy định ngưỡng kiểm soát chi thường xuyên. Việc kiểm soát chi theo ngưỡng là phương thức kiểm soát chi tại KBNN theo đó KBNN thực hiện phân ngưỡng giá trị khoản chi, phân cấp việc kiểm soát và ký chứng từ chi NSNN. Do chênh lệch giữa hai ngưỡng chi (20 triệu đồng và 30 triệu đồng) là không lớn. Do đó cần sửa đổi tăng ngưỡng kiểm soát chi lên 30 triệu đồng để giảm thiểu lượng chứng từ KBNN phải xử lý, giảm khối lượng lớn cho Lãnh đạo KBNN tỉnh để tập trung kiểm soát đối với các khoản chi có giá trị lớn, đồng thời tăng tính tự chịu trách nhiệm của đơn vị đối với các khoản chi tiêu của mình. Hơn nữa việc nâng ngưỡng kiểm soát còn góp phần nâng cao hiệu quả dịch vụ công qua việc thực hiện gửi hồ sơ chứng từ chuyển tiền qua dịch vụ công để KBNN thực hiện thanh toán.
Về quy định kiểm soát chi theo hình thức hậu kiểm, đối với các khoản chi thường xuyên theo hợp đồng và thanh toán nhiều lần, nên quy định thời gian thanh toán là trong 01 ngày làm việc. Thời gian kiểm soát chi là trong 03 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán. Trường hợp kiểm soát chi không đảm bảo đúng chế độ quy định, KBNN sẽ gửi thông báo kết quả kiểm soát chi và xử lý thu hồi khoản chi NSNN. Việc quy định như vậy sẽ đảm bảo được yêu cầu giải ngân kịp thời cho đơn vị. Việc kiểm soát chi thường xuyên theo kết quả đầu ra cần có sự phối hợp với công tác thanh tra chuyên ngành KBNN để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh đối với những trường hợp chi sai chế độ quy định.
Về quy trình thống nhất đầu mối kiểm soát chi, để tránh việc không rõ ràng trong phân công chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo, giải pháp hướng tới là thống nhất hai phòng kiểm soát chi và kế toán. Việc hợp nhất hai phòng sẽ giảm được số lượng người phê duyệt, không phải thực hiện bước luân chuyển
chứng từ giữa hai bộ phận từ đó giảm áp lực thời gian cho cán bộ kiểm soát chi. Việc hợp nhất hai phòng sẽ rõ ràng trong việc phân công trách nhiệm đối với số liệu báo cáo.