2.1 Thực trạng sử dụng chứng khoán phái sin hở Việt Nam
2.1.1 Giao dịch quyền chọn
Tại Việt Nam, hợp đồng quyền chọn đƣợc đƣa vào thực hiện thử nghiệm cho các giao dịch tiền tệ, vàng và lãi suất. Tuy nhiên việc thử nghiệm này đã tạm thời dừng lại từ cuối tháng 9/2009. Cho đến này, vẫn chƣa có văn bản chính thức hƣớng dẫn nghiệp vụ quyền chọn trên bất kỳ thị trƣờng nào.
Giai đoạn cuối năm 2010, trên thị trƣờng chứng khoán nổi lên một sự kiện liên quan tới hoạt động giao dịch quyền chọn là việc công ty chứng khoán Vndirect đƣa vào thực hiện sản phẩm quyền chọn với mục đích tăng thêm cơ hội kinh doanh thông qua việc giúp nhà đầu tƣ có thể giao dịch quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán cổ phiếu. Trong trƣờng hợp của Vndirect, danh mục cổ phiếu đƣợc Vndirect sử dụng cho dịch vụ quyền chọn bao gồm 20 cổ phiếu có tính thanh khoản cao trên cả 2 sàn giao dịch. Thời gian cho một hợp đồng là từ 1 đến 3 tháng. Mức phí sẽ đƣợc Vndirect thu trƣớc, hợp đồng quyền chọn có khối lƣợng tối thiểu là 10.000 cổ phiếu. Một số công ty chứng khoán trong đó có Vndirect, sau một khoảng thời gian thực hiện giao dịch đã vƣớng phải một số rắc rối pháp lý với sản phẩm quyền chọn nên đã ngừng cung cấp sản phẩm này.
Hiện nay, để giao dịch quyền chọn, nhà đầu tƣ có thể truy cập trang web : http://www.sanotc.com và http://www.quyenmua.com. Nhà đầu tƣ sau khi đăng ký làm thành viên có thể trực tiếp tiến hành giao dịch, sản phẩm đƣợc sử dụng chỉ là quyền chọn mua và đa phần là liên quan tới cổ phiếu OTC.
Bảng 2.1 : Tin bán quyền mua
Tin bán Giá (Nghìn VND) Khối lƣợng (Quyền mua) Thời gian GELEX_q 19 3.000.000 22/4/2014 NTIC_q 10,5 30.000 31/3/2014 NTIC_q 11 25.000 31/3/2014
NTIC_q 9 25.000 29/3/2014
NTIC_q 7,5 100.000 26/3/2014
AGPP_q 60 1.500 6/1/2014
(Nguồn : www.sanotc.com)
Bảng 2.2 : Tin mua quyền mua
Tin mua Giá
(Nghìn VND) Khối lƣợng (Quyền mua) Thời gian TCBANK_q 10 500.000 13/3/2014 MSFC_q 66 500.000 12/1/2014 BIDV_q 17,5 500.000 12/1/2014 CLPC_q 20 10.000 11/04/2014 MWIC_q 120 10.000.000 7/4/2014 FLELECOM_q 30 1.000 20/3/2014 VTEC_q 23 1.500.000 27/2/2014 TPBANK_q 4 100.000 1/1/2014 NSTS_q 80 5.000.000 12/2013 (Nguồn : www.sanotc.com)
Điểm lại quá trình sử dụng giao dịch quyền chọn trên thị trƣờng Việt Nam, có một số cột mốc đáng lƣu ý :
Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dƣờng nhƣ là những công cụ phái sinh đƣợc thị trƣờng hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ƣu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên đƣợc phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Các giao dịch quyền chọn lãi suất đƣợc phép thực hiện đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (Dƣới 5 năm) bằng
USD hoặc bằng EURO và chỉ đƣợc thực hiện đối với các DN (Hoạt động tại VN), các ngân hàng thƣơng mại hoạt động ở VN đƣợc ngân hàng nhà nƣớc cho phép và các ngân hàng ở nƣớc ngoài. Sau BIDV là hàng loạt các ngân hàng thƣơng mại khác bao gồm cả ngân hàng thƣơng mại cổ phần cũng đƣợc cho phép thực hiện nghiệp vụ này.
Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng đƣợc nhiều ngân hàng cung cấp, điển hình là BIDV, Eximbank, ACB, Techcombank, Agribank, Citibank, Vietcombank, ICB, và ngân hàng Hồng Kông bank chi nhánh thành phố HCM. Nguyên tắc chính của loại quyền chọn này là các DN và cá nhân đƣợc quyền đặt mua hay đặt bán USD với VNĐ thông qua một tỷ giá do khách hàng tự chọn, đƣợc gọi là tỷ giá thực hiện. Đặc biệt, quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Sau khi Ngân hàng nhà nƣớc cho phép ACB, Sacombank và Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng, ngày 10/12/2004 ACB là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai dịch vụ này. Dịch vụ này đƣợc tung ra trong bối cảnh trong nƣớc và quốc tế giá vàng liên tục tăng, tuy nhiên cũng cần có thời gian để đo lƣờng mức độ đón nhận của thị trƣờng đối với công cụ. Tới nay, đó có rất nhiều ngân hàng đƣợc phép của Ngân hàng nhà nƣớc cho phép thực hiện các nghiệp vụ Option. Đặc biệt, Ngân hàng nhà nƣớc cũng đó cho phép thực hiện các Options tiền Đồng tại BIDV, ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu, ngân hàng cổ phần thƣơng mại quốc tế. Với nghiệp vụ này, chắc chắn tƣơng lai sẽ đƣợc mở rộng bởi khi đó VND sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trƣờng tài chính thế giới. Vị thế của VND và Việt Nam cũng qua đó mà tăng lên. Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn thí điểm nên các ngân hàng này bị giới hạn bởi thời gian thực hiện. Nhìn chung, hoạt động này đang đem lại một cơ cấu sản phẩm
hiện đại cho các ngân hàng trong điều kiện hội nhập. Hơn nữa, nhu cầu của khách hàng đối với các giao dịch Options đang có xu hƣớng tăng, do vậy ngân hàng nhà nƣớc đó tiến hành gia hạn thí điểm hợp đồng các nghiệp vụ này.
Dịch vụ opiton tiền đồng có đặc thù là không có vế đối ứng (tổ chức tín dụng không thể tái bảo hiểm sản phẩm của mình ở một đơn vị thứ ba, vì vậy rủi ro đối với bên bán là rất lớn). Điều này khiến các ngân hàng phải tự tính toán cân đối thu nhập, chi phí và tự bảo hiểm bằng đồng tiền nào cho phù hợp. Tại Việt Nam dịch vụ này chủ yếu là phục vụ các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Thông thƣờng, quy mô hợp đồng tối thiểu đối với ngoại tệ khác là 100.000 USD hoặc tƣơng đƣơng. Điều này khiến các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu bảo hiểm tỷ giá cho một lƣợng ngoại tệ nhỏ hơn không thể tham gia nghiệp vụ này. Mức phí quyền chọn tiền đồng mà các tổ chức tín dụng đƣa ra cho doanh nghiệp đƣợc nhận định còn cao, chƣa hợp lý và không mang tính khuyến khích sử dụng.
Cùng với công văn 1820/NHNN – QLNH của Ngân hàng nhà nƣớc ngày 18/3/2009 thì nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng dừng thí điểm từ 23/3/2009.
Cùng với sản phẩm quyền chọn ngoại tệ và quyền chọn tiền đồng, quyền chọn vàng đó xuất hiện vào cuối năm 2004. Do trong năm 2005 giá vàng liên tục biến động, các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý thực sự quan tâm tìm kiếm công cụ bảo vệ rủi ro giá vàng. Tuy nhiên đến nay, quyền chọn vàng vẫn còn khá mới mẻ đối với cả các ngân hàng cung cấp và các nhà đầu tƣ tại thị trƣờng Việt Nam.
Về đối tƣợng giao dịch, quyền chọn vàng đƣợc áp dụng đối với các cá nhân và tổ chức có nhu cầu muốn bảo hiểm rủi ro sự biến động của vàng. Tuy nhiên, cũng nhƣ các loại quyền chọn khác, khách hàng chỉ là ngƣời mua quyền chọn chứ không
phải là ngƣời bán. Thực tế cho thấy lƣợng khách hàng giao dịch quyền chọn vàng chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh vàng, sử dụng quyền chọn vàng để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động nhập vàng hoặc mua bán vàng là chính. Mục đích đầu cơ không phổ biến ở Việt Nam khi các chủ thể chƣa am hiểu về tình hình thị trƣờng vàng thế giới và trong nƣớc cũng nhƣ thiếu khả năng phân tích, dự đoán về biến động giá vàng tƣơng lai.
Khách hàng muốn thực hiện quyền chọn vàng phải giao dịch vàng tối thiểu 50 lƣợng và mức trả phí khá cao. Vì vậy, trên thị trƣờng vàng, hợp đồng quyền chọn vàng đang dần bị thay thế bởi các nghiệp vụ mua bán giao ngay hoặc kỳ hạn 3 đến 6 tháng do phí phải trả trong hợp đồng kỳ hạn thấp hơn nhiều so với dịch vụ quyền chọn vàng và phù hợp với khách hàng có thu nhập ổn định và nhu cầu thanh toán thực sự.