Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam (Trang 61 - 90)

2.2 Đánh giá các điều kiện, tiền đề phát triển thị trƣờng chứng khoán phá

2.2.2 Những hạn chế

2.2.2.1 Sự hiểu biết về các sản phẩm phái sinh còn hạn chế

Hiện nay, trên thị trƣờng tài chính quốc tế, nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển rất mạnh mẽ với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trƣờng phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ sử dụng công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam là còn rất hạn chế. Đến nay, mức độ tham gia thị trƣờng vốn của các doanh nghiệp chƣa lớn, các nhà quản trị doanh nghiệp chƣa có nhu cầu và cũng chƣa có nhiều hiểu biết về bản chất của các công cụ tài chính phái sinh. Theo nhiều cuộc khảo sát, các doanh nghiệp Việt Nam thực tế sử dụng rất ít các công cụ tài chính phái sinh, chỉ biết sử dụng đến hợp đồng kỳ hạn là nhiều. Đây cũng là công cụ mà các doanh nghiệp Vịêt Nam am hiểu sâu sắc nhất. Còn các hợp đồng phức tạp hơn nhƣ quyền chọn thì rất ít đƣợc sử dụng. Các rủi ro kinh doanh ngày càng gia tăng khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam thực sự gặp phải những thách thức khó khăn sau những phấn khích ban đầu lúc Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Các loại rủi ro mà doanh nghiệp hiện nay lo ngại nhất chính là lãi suất và tỷ giá. Nhƣng một thực tế đáng ngạc nhiên là hầu nhƣ

các doanh nghiệp chƣa thực sự làm gì để đối phó với các rủi ro này. Phải chăng một phần là do tâm lý ỷ lại? Chính sách bảo hộ ngầm của nhà nƣớc nhƣ việc để cho tỷ giá USD/VNĐ và lãi suất cơ bản của tiền đồng Việt Nam liên tục ổn định trong nhiều năm đã khiến cho các doanh nghiệp hoàn toàn không chú ý tới phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất.

Nhân sự của các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, ít chịu tiếp thu cái mới, thiếu sự năng động, nhạy bén, trong khi sản phẩm phái sinh là những sản phẩm khá phức tạp, đòi hỏi ngƣời sử dụng phải có trình độ cao. Thêm nữa, mạng lƣới của các ngân hàng thƣơng mại trải rộng khắp cả nƣớc nếu muốn triển khai thì đòi hỏi trình độ giữa các chi nhánh phải tƣơng đồng, điều này rất khó xảy ra. Có thể sản phẩm phái sinh sẽ chỉ đƣợc thực hiện tại một số tỉnh thành lớn nhƣng nhƣ thế sẽ tạo nên sự thiếu đồng bộ giữa các chi nhánh.

Theo kết quả của một cuộc khảo sát thăm dò từ 100 nhà đầu tƣ về sự hiểu biết và nhu cầu đối với chứng khoán phái sinh trên thị trƣờng Việt Nam, kết quả thu đƣợc:

SỰ HIỂU BIẾT VỀ CKPS CỦA NĐT

12% 56%

14%

18%

không biết Phòng ngừa rủi ro Đầu cơ Đa đạng SP đầu tư

Hình 2.1: Sự hiểu biết về CKPS của nhà đầu tƣ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Có thể thấy một phần nhà đầu tƣ đã có những kiến thức về chứng khoán phái sinh tuy nhiên vẫn có tới 12% nhà đầu tƣ không biết về nó; đồng thời kinh nghiệm sử dụng công cụ phái sinh của nhà đầu tƣ cũng rất thấp (Chỉ có 6% nhà đầu tƣ đã sử dụng)

Các nhà đầu tƣ cá nhân thì chủ yếu mang tính ngắn hạn, chƣa ổn định và

thƣờng theo phong trào, làm ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của thị trƣờng. Nhà đầu tƣ tổ chức chƣa thực sự quan tâm đến việc đầu tƣ vào chứng khoán và có

nhiều quy định hạn chế đầu tƣ áp dụng đối với các tổ chức này. Sở dĩ nhƣ vậy là do tính chuyên nghiệp của thị trƣờng còn ở mức rất thấp, kể cả ngƣời đầu tƣ, ngƣời môi giới, kinh doanh và ngƣời điều hành, quản lý thị trƣờng…Tham gia thị trƣờng tài chính Việt nam còn thiếu các nhà đầu tƣ am hiểu về lợi ích cũng nhƣ kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ phái sinh. Các nhà môi giới chuyên nghiệp, các trung gian tài chính đủ năng lực tổ chức thị trƣờng phái sinh còn ít trên thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng tín dụng, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam để thúc đẩy các nhà đầu tƣ tham gia mạnh mẽ vào thị trƣờng này.

2.2.2.2 Cơ sở hạ tầng thấp

Việt Nam đã có một vài ngân hàng cung cấp sản phẩm phái sinh liên quan đến ngoại tệ nhƣ: Hoán đổi lãi suất, quyền chọn lãi suất, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ, giao dịch ngoại hối tƣơng lai của ngân hàng Vietcombank, techcombank hay BIDV và một vài ngân hàng nƣớc ngoài. Chúng ta cũng thành lập sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, sở giao dịch hàng hóa INFO. Bƣớc đầu giao dịch hàng hóa kỳ hạn với những mặt hàng là: cà phê, cao su và thép. Mặt khác, Chúng ta cũng đang hoàn thành cơ sở pháp lý cho hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh. Bằng sự cố gắng không mệt mỏi dự kiến năm 2014 hệ thống hạ tầng và pháp luật sẽ đƣợc hoàn thiện và chúng ta sẽ có thị trƣờng giao dịch các sản phẩm chứng khoán phái sinh.

2.2.2.3. Trình độ và nhận thức của nhà đầu tƣ chƣa cao Các tổ chức đầu tƣ

Bao gồm các quỹ đầu tƣ, cá quỹ phòng hộ, các tổ chức tài chính đƣợc phép đầu tƣ chứng khoán... Đây là những tổ chức đầu tƣ chuyên nghiệp nên họ hiểu đƣợc nhu cầu cấp thiết của các giao dịch phái sinh, chính vì vậy họ luôn mong muốn có đƣợc một công cụ bảo hiểm trong trƣờng hợp giá cả biến động mạnh, tỷ giá ngoại tệ lên xuống thất thƣờng... để đảm bảo cho công việc kinh doanh của họ. Do vậy, với tƣ cách là chủ thể tham gia trực tiếp vào thị trƣờng chứng khoán phái sinh, các thành viên phải chủ động phối hợp với các công ty chứng khoán, Sở giao dịch trong việc kiến nghị với các cơ quan chức năng để phản ánh những mặt thiếu sót, bất cập của thị trƣờng để có thể sớm tìm đƣợc hƣớng đi đúng đắn cho thị trƣờng phái sinh Việt Nam. Vì vậy chúng ta cần khuyến khích các tổ chức đầu tƣ đặc biệt là ngân hàng và quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên cũng cần lƣu ý về hoạt động đầu tƣ này nhằm tránh tình trạng đầu cơ trục lợi.

Các nhà đầu tƣ cá nhân

Các nhà đầu tƣ cá nhân trên thị trƣờng là những nhà đầu tƣ nhỏ, họ chƣa thực sự nắm bắt đƣợc những hoạt động của thị trƣờng chứng khoán, không dự đoán đƣợc những rủi ro tiềm ẩn... Phần lớn trong số họ đầu tƣ theo tâm lý số đông, liều

lĩnh ... nhằm thu lợi ngắn hạn. Trong tƣơng lai cùng với sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các nhà đầu tƣ cần thiết phải có trình độ cao, khả năng thu thập và xử lí thông tin nhạy bén. Chính vì thế, các nhà đầu tƣ cần chủ động nâng cao kiến thức về chứng khoán đặc biệt là chứng khoán phái sinh, là một lĩnh vực hết sức phức tạp, để đảm bảo cho chính lợi ích của họ sau này.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM

3.1 Sự cần thiết phải phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh

Đầu năm 2008, trong một cuộc khảo sát, điều tra do Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM tiến hành đối với 366 đối tƣợng tài 25 sàn giao dịch của các công ty

chứng khoán với trên 71% đang làm việc trong lĩnh vực tài chính nhƣ chứng khoán, ngân hàng cho thấy kết quả: có 67% số ngƣời đánh giá rằng thị trƣờng chứng khoán Việt Nam cần thiết phải triển khai áp dụng các công cụ chứng khoán phái sinh, trên 67,7% đối tƣợng cho biết họ chỉ nghĩ đến công cụ chứng khoán phái sinh khi có nhu cầu phòng ngừa rủi ro và 92,8% sẵn sàng tham gia giao dịch khi thị trƣờng chứng khoán phái sinh đƣợc triển khai. Những con số cụ thể này đã phần nào cho thấy nhu cầu của thị trƣờng đối với việc triển khai giao dịch các công cụ chứng khoán phái sinh tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

3.1.1 Giúp tăng khả năng huy động vốn cho nền kinh tế thông qua thị trƣờng chứng khoán.

Tại Việt Nam, ngày 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu niêm yết đó chính thức đƣợc tổ chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán

TP.HCM, đánh dấu một bƣớc ngoặt lịch sử của Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Sau 13 năm hoạt động, đến thời điểm tháng 05/2013 đã có 317 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ chí minh (HOSE), 403 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán Hà nội và 106 công ty chứng khoán thành viên, 47 công ty quản lý quỹ, 61 tổ chức lƣu ký. Cấu trúc thị

trƣờng đƣợc rõ ràng và chuyên biệt hơn với sự tách ra hoạt động độc lập của Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán Việt Nam trong năm 2005.

Bên cạnh sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán, Việt Nam đã bƣớc đầu phát triển mô hình CKPS qua hình thức sản phẩm của ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và hợp đồng mua bán hàng hóa qua trung tâm giao dịch hàng hóa tập trung. Thị trƣờng chứng khoán phái sinh giúp doanh nghiệp chủ động nguồn vốn kinh doanh, trong môi trƣờng kinh doanh ngày càng cạnh tranh nhƣ hiện nay. Tiền mặt đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong nhiều trƣờng hợp tiền mặt là vua chứ không phải lợi nhuận. Khi tham gia chứng khoán phái sinh, doanh nghiệp chủ động sử dụng tiền mặt cho các hoạt động khác nhƣ đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn, gửi tiết kiệm ngân hàng thay vì dự trữ trong thời gian chờ đợi.

Ngƣợc lại với Doanh nghiệp không có nhiều tiền mặt cũng có thể tham gia thị trƣờng để phòng ngừa tăng giá cũng nhƣ dự phòng thua lỗ trong tƣơng lai. Bằng cách sử dụng chứng khoán phái sinh, doanh nghiệp gián tiếp tăng thêm nguồn vốn cho nền kinh tế. Hơn nữa sử dụng nguồn tiền mặt của mình, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn các nguồn khác nhƣ vay ngân hàng. Đây là nguồn vốn với chi phí thấp, ổn định hơn so với nguồn vốn truyền thống là vay ngân hàng. Trong nhiều trƣờng hợp doanh nghiệp dự tính giá nguyên vật liệu đầu vào hay tỷ giá ngoại tệ so với VND tăng trong tƣơng lai. Khi đó, doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu hay mua ngoại tệ sớm trƣớc khi nhu cầu xuất hiện. Có thể đó là nguồn vốn từ doanh nghiệp cũng có thể là vay ngân hàng trong đó doanh nghiệp chọn hình thức vay ngân hàng chiếm phần lớn.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp nhỏ hoạt động liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu không có nhân lực chuyên môn về ngoại tệ, không có chuyên môn trong hoạt động dự báo giá nguyên vật liệu. Rủi ro là rất lớn khi doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trƣờng xuất khẩu, phụ thuộc vào sự biến động tỷ giá ngoại tệ. Khi tham gia thị trƣờng chứng khoán phái sinh, doanh nghiêp sẽ loại bỏ đƣợc rủi ro với chi phí thấp. Tất cả mọi doanh nghiệp đều có thể tự mua bảo hiểm cho mình qua thị

trƣờng các sản phẩm chứng khoán phái sinh phù hợp. Với thị trƣờng tài chính phát triển, doanh nghiệp khi tham gia thị trƣờng buộc phải minh bạch hoạt động tài chính. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ tăng cƣờng nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp vào thị trƣờng. Chúng ta sẽ có cơ hội cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ Trung quốc trong thu hút đầu tƣ, áp dụng công nghệ mới trong sản suất. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đƣợc tăng lên, tăng cƣờng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đồng nghĩa với tăng năng suất lao động, tăng sử dụng máy móc trong sản suất. Qua đó giải phóng sức lao động con ngƣời nhằm phục vụ cho các hoạt động khác. Ngƣợc lại, doanh nghiệp với khả năng huy động vốn thông qua thị

trƣờng chứng khoán sẽ đầu tƣ mở rộng hoạt động để tận dụng nguồn nhân lực trong nền kinh tế, đây là một vòng tròn khép kín trong hoạt động kinh tế.

3.1.2 Giúp thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã có gần 14 năm thành lập. 14 năm một chặng đƣờng không quá dài nhƣng cũng không quá ngắn. Tính khốc liệt và đào thải của Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam thì có lẽ không nhóm ngành ở VN có thể tránh đƣợc. Nhu cầu của nhà đầu tƣ cần có sản phẩm mới bên cạnh các sản phẩm truyền thống để bảo vệ rủi ro cho mình trong bối cảnh vĩ mô biến động mạnh nhƣ 2-3 năm qua. Thị trƣờng rất cần những sản phẩm để khắc chế những rủi ro nội tại của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nhƣ tin đồn, tâm lý đám đông... Nhà đầu tƣ cần thêm sản phẩm để đa dạng hóa danh mục. Công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tƣ, công ty tài chính và quỹ cần đa dạng nguồn thu nhập thông qua môi giới, tƣ vấn đầu tƣ cũng nhƣ tự doanh. Do đó phát triển thêm sản phẩm phái sinh cũng đồng nghĩa với thu hút nhà đầu tƣ quan tâm đến thị trƣờng chứng khoán. Sẽ có một dòng tiền lớn đổ vào thị trƣờng từ đó phát sinh nhu cầu sản phẩm mới. Đó cũng là cách tạo ra cầu cho thị trƣờng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động IPO các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Nhà đầu tƣ khu vực và quốc tế sẽ quan sát thị trƣờng và tham gia đầu tƣ khi có điều kiện thích hợp. Ngoài ra, khi thị trƣờng hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có thêm kênh huy động vốn cho hoạt động kinh doanh. Chúng ta có thể nghiên cứu mô hình phát triển của những nƣớc đi trƣớc để rút kinh nghiệm và áp dụng cho phù hợp với đặc điểm nƣớc ta. Với số lƣợng lớn doanh nghiệp nhà nƣớc chƣa cổ phần hóa đang hoạt động trong những lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế. Đây là sản phẩm thu hút nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ ngân hàng đầu tƣ, quỹ quản lý tài sản, các công ty lớn. Theo kinh nghiệm phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ khu vực, chúng ta cần có lộ trình cụ thể tránh xảy ra tình trạng quá thừa hoặc thiếu nguồn cung sản phẩm. Bởi vì thị trƣờng chứng khoán Việt Nam quy mô còn nhỏ có thể sẽ bị ảnh hƣởng lớn bởi một vài nhà đầu tƣ. Do vậy, cùng với lộ trình tạo thêm nhiều sản phẩm cho thị trƣờng chúng ta cũng phải đổng thời ban hành khung pháp lý, quy định cho hoạt động giao dịch. Theo thông tin từ Hose và SSC thì khả năng sản phẩm chứng quyền sẽ đƣợc đƣa vào sử dụng từ năm 2014. Đây là thông điệp khá rõ ràng của những nhà điều hành thị trƣờng nhằm khôi phục lòng tin nhà đầu tƣ.

3.1.3 Giúp cho thị trƣờng chứng khoán đa dạng về hàng hóa và trở nên sôi động hơn

Sự cần thiết của một thị trƣờng chứng khoán phái sinh đƣợc thể hiện rõ ràng thông qua nghiên cứu các chức năng kinh tế cơ bản của nó, đó là các chức năng kinh tế vi mô đƣợc thực hiện bởi các thị trƣờng tƣơng lai liên quan tới sự tạo giá cạnh trạnh, sự bảo hiểm những rủi ro giá cả thƣơng mại, tạo điều kiện thuận lợi để huy động và phân bổ các nguồn lực. Đồng thời thị trƣờng chứng khoán phái sinh còn có chức năng kinh tế vĩ mô gián tiếp là hỗ trợ huy động vốn trong xã hội và giúp chuyển hƣớng nguồn vốn theo cách sử dụng kinh tế nhất và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó thị trƣờng chứng khoán phái sinh còn giúp nhà đầu tƣ thêm sự lựa chọn trong danh mục đầu tƣ cũng nhƣ giúp doanh nghiệp tham gia có thêm sự lựa chọn trong mục đích tránh rủi ro kinh doanh.

Về phía nhà đầu tƣ những ngƣời đầu tƣ vốn vào doanh nghiệp có nhiều hơn sự lựa chọn cho khoản đầu tƣ nhƣ gửi ngân hàng, đầu tƣ bất động sản, thậm chí đầu tƣ ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Do vậy để thu hút nhà đầu tƣ đặc biệt là nhà đầu tƣ nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam (Trang 61 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)