Quyền mua trƣớc (Rights)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam (Trang 51 - 52)

2.1 Thực trạng sử dụng chứng khoán phái sin hở Việt Nam

2.1.3 Quyền mua trƣớc (Rights)

Luật chứng khoán năm 2007 và văn bản pháp lý có liên quan đã quy định rõ rang về Quyền mua cổ phần trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Trong suốt thời gian qua, đặc biệt vào giai đoạn thị trƣờng chứng khoán tăng trƣởng bùng nổ (Giữa năm 2007), quyền mua cổ phần trở thành một công cụ ƣa thích của các công ty phát hành, hàng loạt các công ty tăng vốn và sử dụng quyền mua cổ phần nhƣ một chiêu bài ăn khách để thu hút các nhà đầu tƣ và thúc đẩy tên tuổi và giá cổ phiếu của công ty trên thị trƣờng chứng khoán. Thậm chí chỉ trong năm 2007, nhiều công ty phát hành tăng vốn từ 2 đến 3 lần nhƣ Công ty chứng khoán Hải phòng (Mã chứng khoán HPC), Ngân hàng Sài gòn Thƣơng tin (STB), Công ty gạch men Thăng Long (TLT)… dƣới dạng quyền mua cổ phần với giá ƣu đãi. Quyền mua cổ phần trở thành một công cụ giúp các doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn, đẩy giá cổ phiếu lên cao, nhất là vào gần thời điểm chốt quyền mua (Trƣớc ngày thực hiện quyền) dù cho cổ phiếu có thể bị pha loãng ngay sau đó.

Quyền mua cổ phần đƣợc thể hiện dƣới hình thức cho các cổ đông hiện hữu mua một khối lƣợng nhất định với giá ƣu đãi tính theo tỷ lệ (Tỷ lệ phần trăm hoặc tỷ lệ trên số cổ phiếu hiện hữu). Quyền mua cổ phần đƣợc phân loại cho cổ đông hiện hữu thông thƣờng và cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Đối với cán bộ công nhân viên trong công ty, quyền mua cổ phần bị giới hạn thời gian chuyển nhƣợng trong đợt phát hành thêm (Thƣờng là 3 năm).

Quyền mua cổ phần cũng đƣợc mua bán giống nhƣ các loại chứng khoán thông thƣờng. Cổ đông hiện hữu có thể bán quyền mua cổ phần của mình cho ngƣời khác nếu không muốn thực hiện quyền đó. Thông thƣờng, để mua hoặc bán quyền mua cổ phần, các nhà đầu tƣ thƣờng đến công ty chứng khoán nơi nhà đầu tƣ mở tài khoản và có chứng khoán lƣu ký tại công ty chứng khoán đó và nhờ công ty chứng khoán bán hoặc mua quyền mua cổ phần của mình. Mức giá đƣợc xác định dựa trên thỏa thuận giữa hai bên.

Ngày 26/10/2007, lần đầu tiên tại SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) đã thực hiện bán đấu giá 75 triệu quyền mua cổ phần của công ty Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh, đánh dấu phƣơng thức giao dịch mới cho loại chứng khoán này. Theo đó, giá trị nội tại của quyền đƣợc quyết định bởi giá của cổ phiếu đang giao dịch trên thị trƣờng và giá thực hiện quyền. Sau Vĩnh Sơn Sông Hinh, một số các doanh nghiệp đã thực hiện bán đấu giá quyền mua của

mình tại các doanh nghiệp khác nhƣ: Tổng công ty thép Việt Nam cũng thực hiện bán đấu giá quyền mua cổ phần của Công ty cổ phần Kim khí TPHCM (Mã HMC) (10 triệu quyền mua cổ phần ngày 17/3/2008)… Theo cách này, giá quyền mua cổ phần đƣợc xác định một cách khoa học và minh bạch, ngƣời mua và ngƣời bán cũng dễ dàng thực hiện các giao dịch của mình.

Trong thực tế, quyền mua cổ phần chỉ đƣợc nhà đầu tƣ mua để thực hiện việc mua thêm cổ phiếu, còn giao dịch mua đi bán lại quyền mua cổ phần với mục tiêu sinh lời chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi. Đồng thời khi TTCK Việt Nam rơi vào tình trạng giảm điểm, giảm tính thanh khoản thì các hoạt động đấu giá cũng gần nhƣ diễn ra rất ít, không phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam (Trang 51 - 52)