Những điều kiện, tiền đề đã có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam (Trang 59 - 61)

2.2 Đánh giá các điều kiện, tiền đề phát triển thị trƣờng chứng khoán phá

2.2.1 Những điều kiện, tiền đề đã có

2.2.1.1 Doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia vào thị trƣờng kỳ hạn trên thế giới

Hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá đƣợc quy định chi tiết trong Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/12/2006. Theo Nghị định này thì Sở giao dịch hàng hoá đƣợc thành lập và hoạt động dƣới hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và phải đáp ứng các điều kiện sau: Có vốn pháp định là 150 tỷ đồng, Giám đốc hoặc tổng giám đốc phải có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế tài chính ít nhất là 5 năm.

Thành viên của Sở giao dịch gồm thƣơng nhân môi giới và thƣơng nhân kinh doanh. Vốn pháp định của thƣơng nhân môi giới là 05 tỷ đồng, thƣơng nhân kinh doanh là 75 tỷ đồng. Tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Sở giao dịch hàng hoá có thể uỷ thác cho thành viên kinh doanh thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.

Tổng hạn mức giao dịch với một loại hàng hoá của toàn bộ các hợp đồng trong thời hạn giao dịch không vƣợt quá 50% tổng khối lƣợng hàng hoá đó đƣợc sản xuất tại Việt Nam của năm ngay trƣớc đó. Hạn mức giao dịch của một thành viên không đƣợc vƣợt quá 10% tổng hạn mức giao dịch nói trên.

Trên đây là một số điều kiện cơ bản đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia sở giao dịch hàng hoá. Hiện nay ở Việt Nam chƣa có sở giao dịch hàng hoá nhƣng trong tƣơng lai gần ta sẽ có một số sở giao dịch, tiêu biểu là Sở giao dịch hàng hoá thành phố Hồ Chí Minh. Mặt hàng chủ lực của Sở sẽ là hàng nông – thuỷ – hải sản. Đây sẽ là Sở giao dịch hàng hoá đầu tiên đƣợc thành lập ở nƣớc ta, vận hành theo mô hình công ty, có vốn điều lệ 200 tỉ đồng. Sở sẽ xây dựng 3 trung tâm đấu giá hàng hoá bằng việc nâng cấp 3 chợ đầu mối thành trung tâm đấu giá gồm Tam Bình (Q. Thủ Đức), Bình Điền (Quận 8) và Tân Xuân (Huyện Hóc Môn).

Mới đây, Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cũng đã lên kế hoạch cho ra đời một sàn giao dịch vàng quốc gia bởi theo thống kê thì Việt Nam đã trở thành quốc gia có số ngƣời tham gia đầu tƣ vàng đứng đầu thế giới. Nếu cứ tiếp tục để thị trƣờng giao dịch tự do chắc chắn nhà đầu tƣ cũng nhƣ thị trƣờng vàng trong nƣớc sẽ gặp nhiều rủi ro.

Thành lập các sở giao dịch hàng hoá là một phƣơng thức quản trị rủi ro hữu hiệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và cũng là điều kiện quan trọng để hàng hoá Việt Nam đứng vững trên thị trƣờng quốc tế. Trên thế giới đó có rất nhiều sở giao dịch hàng hoá nhƣng việc phát triển sở giao dịch hàng hoá nội địa vẫn là một điều kiện cần đối với thị trƣờng Việt Nam. Hi vọng trong tƣơng lai Việt Nam sẽ có thêm nhiều Sở giao dịch và Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh sẽ là một sự khởi đầu tốt đẹp cho quá trình phát triển ở Việt Nam.

2.2.1.2 Tiềm năng phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh

Thị trƣờng kỳ hạn là thị trƣờng mua bán hàng hoá đƣợc giao và thanh toán ở một ngày nhất định trong tƣơng lai nhƣng theo giá thoả thuận hiện tại. Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp luôn đứng trƣớc những nguy cơ tiềm ẩn về tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hoá... Chính vì vậy các Doanh nghiệp cần ý thức hơn nữa về việc sử dụng các công cụ để phòng ngừa rủi ro trên thị trƣờng tài chính.

Dƣới đây là quá trình tham gia của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên các Sàn giao dịch thế giới:

- Trên sàn giao dịch kỳ hạn cà phê London: Tháng 12/2004, Bộ Thƣơng mại cũ

(Nay là Bộ Công thƣơng) và NHNN Việt Nam đó cho phép Ngân hàng Kỹ thƣơng Việt Nam (Techcombank) làm nhà môi giới giao dịch cà phê giữa các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam với sàn giao dịch LIFFE – London. Khi giao dịch trên thị trƣờng này, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc mua-bán cà phê bằng hợp đồng tƣơng lai, giá cà phê đƣợc chốt ngay tại thời điểm đặt lệnh –thời điểm mà giá cà phê trên thị trƣờng đƣợc doanh nghiệp “ƣng ý” nhất, còn hàng thì giao sau với thời điểm do hai bên thoả thuận.

Trƣớc đây, khi chƣa trực tiếp giao dịch tại thị trƣờng kỳ hạn London, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải chịu rất nhiều thua thiệt. Thông thƣờng, chênh lệch giữa giá chào bán cà phê Việt Nam với giá giao dịch kỳ hạn trên thị trƣờng London khá lớn, luôn ở mức trên 100 USD/tấn. Nhờ vào giao dịch trực tiếp trên thị trƣờng kỳ hạn London, doanh nghiệp đƣợc lợi khoản chênh lệch trên và chỉ phải chịu một mức phí rất thấp cho nhà môi giới (Techcombank) – 10 USD/tấn cho mỗi giao dịch dƣới 200 lot (Lot là đơn vị tính cho mỗi hợp đồng 5 tấn cà phê nhân) và với giao dịch trên 1000 lot mức phí giảm xuống 2 USD/tấn.

- Trên sàn giao dịch New York: Vào ngày 13/10/2007, Sở giao dịch hàng hoá

NewYork (NYBOT) đó mời các nhà kinh doanh cà phê robusta của Việt Nam tham gia giao dịch cà phê kỳ hạn tại sàn NewYork. Đây là một lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Mỗi hợp đồng cà phê robusta giao dịch ở sàn NewYork có khối lƣợng 37.500 pounds (Tức 17,025 tấn) cao hơn gấp 3 lần so với giao dịch tại sàn giao dịch LIFFE của London. Hiện nay khối lƣợng từng hợp đồng

của LIFFE là 5 tấn cà phê robusta. Mức phí giao dịch của sàn Newtừng hợp đồng của LIFFE là 5 tấn cà phê robusta. Mức phí giao dịch của sàn NewYork là 18,75 USD mỗi hợp đồng (Tức 0,908 USD/tấn) thấp hơn so với phí giao dịch ở LIFFE. Bên cạnh đó, lợi thế của sàn Newyork là mở cửa từ 12h trƣa theo giờ Việt Nam, còn sàn London lại mở cửa từ 16h.

Hiện khối lƣợng cà phê của các doanh nghiệp trong nƣớc tham gia giao dịch kỳ hạn với LIFFE bằng một nửa sản lƣợng cà phê thật xuất khẩu của Việt Nam. Một số doanh nghiệp tham gia giao dịch bị thua lỗ nhƣng đa số các doanh nghiệp nhờ có giao dịch với LIFFE đã phòng chống đƣợc rủi ro cho xuất khẩu cà phê trƣớc các biến động của thị trƣờng cà phê thế giới. Bên cạnh đó, Nghị định số 158/2006/NĐ- CP do Chính phủ ban hành vào tháng 12/2006 quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch, trong đó có các quy định về giao dịch với các Sàn giao dịch nƣớc ngoài, làm cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp tham gia.

Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm ngoài cà phê có giao dịch trên thị trƣờng tƣơng lai thông qua sàn giao dịch nhƣ : Gạo, Cao su, Đƣờng trắng, bông, nƣớc cam... Các sản phẩm tài chính nhƣ: JBG, T-notes, T-bill... Các loại nhiên liệu: Xăng dầu, khí đốt...

Có thể thấy giao dịch kỳ hạn ngày càng đƣợc phổ biến và đƣợc nhiều doanh nghiệp sử dụng. Với các công cụ phái sinh hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có đủ tự tin hơn khi bƣớc ra thị trƣờng thế giới và thành công trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, buôn bán với nƣớc ngoài nhƣ hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)