Thành phố Nha Trang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách Nhà nước tại thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng.M U (Trang 42)

1.6 Kinh nghiệm quản lý ngân sách của một số TP trực thuộc tỉnh

1.6.1 Thành phố Nha Trang

Thành phố Nha Trang là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa; là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục và đào tạo của khu vực Nam Trung bộ; là trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch rõ nét theo hƣớng dịch vụ, du lịch, thƣơng mại - công nghiệp.

Trong 5 năm qua (2006-2010) thành phố đã có những bƣớc phát triển tƣơng đối toàn diện về nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm tƣơng đối cao và ổn định khoảng 13,1%. GDP bình quân đầu ngƣời tăng bình quân 12,28%/năm. Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2006 là 115.578 triệu đồng, đến năm 2010 là 351.435 triệu đồng, tăng bình quân hàng năm khỏang 28%.

Công tác quản lý thu thuế, phí và lệ phí đƣợc thực hiện nhƣ sau: trên cơ sở đề án ủy nhiệm thu đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế công thƣơng nghiệp ngòai quốc doanh đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trƣớc bạ; cấp Xã, Phƣờng tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế công thƣơng nghiệp đối với hộ kinh doanh nhỏ, ngƣời trực tiếp thực hiện ủy nhiệm

thu và Xã phƣờng đƣợc trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục thuế.

Công tác quản lý chi ngân sách: Đã tiến hành khóan biên chế và khoán chi hành chính nên đơn vị dự tóan đã chủ động trong sử dụng kinh phí đƣợc ngân sách cấp, sắp xếp bộ máy, bảo đảm hòan thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách các cấp, nhất là các quỹ nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng.

Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cũng nhƣ tỷ lệ điều tiết các khỏan thu giữa các cấp ngân sách đƣợc thực hiện ổn định trong 4 năm đã từng bƣớc nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. 1.6.2 Thành phố Mỹ Tho

Thành phố Mỹ Tho trực thuộc tỉnh Tiền giang, đây là đơn vị có số thu ngân sách hàng năm lớn nhất trong các Huyện, Thị, Thành phố của tỉnh Tiền Giang, với nguồn thu chủ yếu là thuế công thƣơng nghiệp ngòai quốc doanh. Từ năm 2003 thành phố Mỹ Tho đã thực hiện đề án ủy nhiệm thu đối với một số nguồn thu (thuế công thƣơng nghiệp ngòai quốc doanh đối với hộ cá thể, thuế nhà đất, phí…) cho UBND Xã, Phƣờng thực hiện. Việc này đã mang lại hiệu quả đáng kể, tăng cƣờng đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của UBND các Xã, Phƣờng trong công tác thu ngân sách, khai thác tốt nguồn thu, tập trung số thu đầy đủ, kịp thời vào ngân sách, hạn chế nợ đọng, thất thu và sót hộ.

Trong quản lý chi đầu tƣ đã tiến hành phân cấp vốn đầu tƣ dƣới hình thức bổ sung có mục tiêu cho các Xã, Phƣờng (năm 2005 là 150 tr đồng/đơn vị/năm, năm 2006 là 200 tr đồng/đơn vị/năm) đã giúp cho các Xã phƣờng từng bƣớc nâng cao năng lực quản lý đầu tƣ, hạ tầng kỹ thuật giao thông nông thôn từng bƣớc đƣợc cải thiện.

Việc xác định số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho các Xã, phƣờng đảm bảo hợp lý, công bằng, có cơ sở, phù hợp với khả năng ngân sách theo hƣớng phân cấp mạnh cho cơ sở.

Qua nghiên cứu công tác quản lý ngân sách ở hai địa phƣơng trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Hầu hết các địa phƣơng đều tăng cƣờng thực hiện công tác ủy nhiệm thu, điều này vừa tăng thu đƣợc cho ngân sách về thuế, chống thất thu bỏ sót hộ, tạo sự công bằng cho các hộ kinh doanh, đồng thời tăng cƣờng trách nhiệm của UBND các Xã phƣờng trong công tác thu ngân sách.

- Coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cƣờng giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phƣơng, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

- Đẩy mạnh thực hiện việc khóan biên chế và quỹ lƣơng, coi đây là biện

pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cƣờng trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG

GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

2.1 Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý ngân sách thành phồ Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng. máy quản lý ngân sách thành phồ Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phồ Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên:

Thành phố Đà Lạt nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Lâm Đồng. Toàn bộ lãnh thổ nằm trong tọa độ địa lý từ 11052' đến 13048' vĩ độ Bắc và từ 1080

20' đến 108035' kinh độ Đông ở độ cao 1.500m so với mặt nƣớc biển trên cao nguyên Lang Biang. Phía Bắc giáp huyện Lạc Dƣơng, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dƣơng, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà; cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300km về phía Tây Nam, cách Buôn Ma Thuột 190km về phía Bắc, cách Phan Rang 110 km về phía Đông, cách Nha Trang 130 km về phía Đông Bắc.

Tổng diện tích thành phố là 39.328,8 ha, đã sử dụng 37.441,9 ha, chiếm 95,2% diện tích toàn thành phố vào các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp; đất chƣa sử dụng còn 1.886,9ha, chiếm khoảng 4,8% diện tích thành phố.

Thành phố Đà Lạt là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, dịch vụ và đầu mối giao lƣu kinh tế quan trọng của tỉnh Lâm Đồng, đồng thời là một trong những trung tâm du lịch - đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng, hội nghị, hội thảo và sinh thái - của vùng Tây Nguyên, cả nƣớc và khu

vực. Là một trong những trung tâm đào tạo đa ngành và nghiên cứu khoa học lớn của cả nƣớc.

Dƣới tác động của yếu tố địa hình, cảnh quan của thành phố Đà Lạt đƣợc tạo lập hết sức kỳ thú với núi, đèo, thung lũng, ghềnh, thác, hồ nƣớc, rừng cây... hình thành nên các điểm tham quan du lịch tự nhiên hấp dẫn nhƣ: thung lũng Tình Yêu, hồ Xuân Hƣơng, hồ Than Thở, thác Datanla, thác Prenn, thác Cam Ly..., và chính yếu tố địa hình cũng tác động mạnh tới việc hình thành kiểu khí hậu hết sức đặc trƣng của Đà Lạt, tạo điều kiện thuận lợi để thành phố có thể khai thác, phát triển du lịch, dịch vụ, nông nghiệp trở thành những ngành kinh tế chính.

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế:

Với kết quả đạt đƣợc về phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2001- 2005 làm nền tảng, bƣớc vào giai đoạn 2006-2010, thành phố Đà Lạt đặt quyết tâm thực hiện đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội với nhiều mục tiêu đặt ra nhƣ:

- Tập trung phát triển du lịch theo hƣớng nâng cao chất lƣợng. Phấn đấu đến năm 2010 Đà Lạt trở thành thành phố du lịch chất lƣợng cao của cả nƣớc và khu vực.

- Phát triển các trung tâm thƣơng mại, dịch vụ, chợ đầu mối và hệ thống các chợ phƣờng, xã.

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp; phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực nhƣ: hoa, rau, dâu tây, atisô, chè theo hƣớng nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch và xuất khẩu

- Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp sạch và tiểu thủ công nghiệp

- Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với chỉnh trang và mở rộng các khu đô thị mới.

Năm 2010 quy mô nền kinh tế thành phố đạt 1.880,9 tỷ đồng (giá 1994), tốc độ tăng trƣởng bình quân cả giai đoạn 2006-2010 đạt trung bình 16,3%/năm, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 21,4 triệu đồng (giá HH), gấp 1,12 lần so với bình quân chung toàn tỉnh và tƣơng đƣơng mức bình quân chung cả nƣớc. Tỷ trọng của khối ngành du lịch, dịch vụ chiếm 73,3% (tăng 3,77 % so với năm 2005); khối ngành nông, lâm nghiệp chiếm 11% (giảm 1,35 % so với năm 2005) và khối ngành công nghiệp - xây dựng là 15,7%.

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2005- 2010

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2009 2010

A. KINH TẾ:

I. Tổng GDP theo giá so sánh Tỷ đồng 883,70 1.619 1.880,8

Dịch vụ, du lịch Tỷ đồng 630,70 1205,0 1387,7

Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 141,10 253,0 295,3

Nông, lâm nghiệp Tỷ đồng 111,90 161,0 206,8

II. Tổng GDP theo giá hiện hành Tỷ đồng 1.692,0 3.569,5 4.420,0

Dịch vụ, du lịch Tỷ đồng 1.178,0 2.613,8 3.240

Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 301,0 557 694

Nông, lâm nghiệp Tỷ đồng 213,0 398,7 486

III. Cơ cấu kinh tế

Dịch vụ, du lịch % 69,62 73,23 73,3

Công nghiệp - xây dựng % 17,79 15,6 15,7

Nông, lâm nghiệp % 12,59 11,2 11,0

IV. GDP bình quân đầu ngƣời giá hiện hành

triệu đồng 8,81 17,4 21,4 V. Tổng thu NSNN (TP quản lý) Tỷ đồng 228,76 506,4 624,4

VI . Tổng vốn đầu tƣ xã hội Tỷ đồng 726 1911 2.500

VII. Tổng kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 14 30,2 35

1- Dân số trung bình ngƣời 192.000 204.952 209.301

Trong đó: dân tộc ít ngƣời ngƣời

2- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,38 1,3 1,3

3- Tỷ lệ hộ nghèo % 4,0 1,7 1,7

4- Giải quyết việc làm mới ngƣời 2500 3.320 3.500 5- Tỷ lệ phổ cập THCS (xã, phƣờng) % 93 93,70 93,70

6- Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 20 30 32

7-Tỷ lệ trẻ em SDD % 13,5 9,5

8- Tỷ lệ số hộ đƣợc xem truyền hình % 100 100 100 9- Tỷ lệ số hộ đƣợc nghe đài tiếng nói VN % 100 100

C. MÔI TRƢỜNG

1- Tỷ lệ che phủ rừng % 58 62 62

2- Tỷ lệ dân dùng nƣớc sạch % 92 98 99

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Đà Lạt tổng hợp, số liệu thống kê phục vụ QHTTPTKTXH giai đoạn 2011-2020.BC số 4891/BC-UBND ngày 09/12/2010 của UBND TP Đà Lạt.

Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố hàng năm đều tăng: năm 2005 tổng thu ngân sách trên địa bàn là 776,999 tỷ đồng, năm 2009 đạt là 1.120,38 tỷ đồng. Năm 2010 đạt 1.769 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tƣ phát triển trong các năm qua tăng khá. Tổng nguồn vốn đầu tƣ toàn xã hội trong giai đoạn 2006-2010 đạt 8.640 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 35%/năm.

Thành phố đã tích cực chỉ đạo đầu tƣ có trọng điểm, đặc biệt phục vụ cho các chƣơng trình kinh tế - xã hội. Vì vậy nhiều công trình quan trọng đã đƣợc đƣa vào sử dụng, giá trị tài sản cố định mới tăng của vốn nhà nƣớc trên địa bàn tăng khá, các cơ sở dịch vụ - du lịch phát triển cả về chất lƣợng và số lƣợng, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ngày càng đƣợc cải thiện.

Dân số của thành phố là: 209.301 ngƣời (chiếm khoảng 17,4% dân số toàn tỉnh). Tốc độ gia tăng dân số trung bình cả giai đoạn 2006-2010 khoảng 1,5%/năm.

Mật độ dân số trung bình của thành phố vào khoảng 515 ngƣời/km2 tuy nhiên dân cƣ phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành (khoảng 933,41 ngƣời/km2).

Cộng đồng cƣ dân của Đà Lạt có nguồn gốc phong phú, đa dạng, với nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Hiện trên địa bàn thành phố có 34 dân tộc anh em, trong đó ngƣời Kinh chiếm 95,97%, ngƣời K’Ho chiếm 1,68%, ngƣời Hoa chiếm 0,81 % và nhiều các dân tộc khác nhƣ Mƣờng, Tày, Nùng Thái….điều đó làm nên bản sắc đa dạng trong văn hóa và tập tục sản xuất của ngƣời dân.

Thành phố có tổng số 69 trƣờng và 1.433 lớp, trong đó có 25 trƣờng Mầm non với 397 lớp; 28 trƣờng tiểu học với 498 lớp học (trong đó có một trƣờng có 3 cấp), 13 trƣờng có bậc THCS (5 trƣờng THCS) với 302 lớp; 11 trƣờng có bậc THPT với 263 lớp học. Ngoài ra còn có 1 Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên thực hiện nhiệm vụ bổ túc văn hóa cấp THCS và THPT, giáo dục hƣớng nghiệp và dạy nghề phổ thông, 2 trƣờng chuyên biệt nuôi dạy trẻ thiểu năng.

Công tác khám chữa bệnh từng bƣớc nâng cao tạo đƣợc lòng tin của nhân dân đối với đội ngũ y bác sĩ. Công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra giữ gìn vệ sinh an tòan thực phẩm đƣợc duy trì tốt, có hiệu quả. Các chƣơng trình mục tiêu y tế quốc gia đã đƣợc triển khai đồng bộ đúng kế hoạch và đạt kết quả cao. Ngoài ra, hàng năm còn tổ chức các đợt khám chữa bệnh miễn phí và hỗ trợ cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có hòan cảnh khó khăn. Công tác y tế đã đƣợc xã hội hóa dƣới nhiều hình thức nhƣ trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở tuyến thành phố.

Các hoạt động văn hoá trên địa bàn đáp ứng kịp thời và phần lớn nhu cầu đa dạng của nhân dân địa phƣơng, các tỉnh lân cận và du khách. Nhiều công trình văn hoá thông tin đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng và phát huy tác dụng nhằm hƣớng tới xây dựng con ngƣời Đà Lạt phát triển toàn diện: trí tuệ - năng động - nhân ái - hào hiệp - thanh lịch.

Thành phố đã tổ chức đƣợc nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, văn nghệ, hội thi tuyên truyền, chào mừng các ngày lễ và các sự kiện lớn trong các năm. Duy trì sơ kết hàng năm thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; cuộc vận động góp phần giữ vững đƣợc môi trƣờng văn hoá, sinh thái, làm nền tảng cho thành phố phát triển bền vững.

Phát huy truyền thống văn hoá, nhân dân thành phố tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ. Các chính sách xã hội đƣợc thành phố tổ chức thực hiện tốt, các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với ngƣời có công, gia đình liệt sỹ, thƣơng binh, cán bộ hƣu trí đƣợc thực hiện đúng đủ và kịp thời.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự phát triển một cách toàn diện của thành phố Đà Lạt thì hiện nay vẫn chƣa đáp ứng, nhất là về cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Công tác quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn còn hạn chế, khả năng tích luỹ từ nội lực Thành phố vẫn chƣa cao, còn phụ thuộc nhiều vào sự phân cấp của tỉnh, trình độ dân trí vẫn còn thấp so với yêu cầu. Đội ngũ cán bộ còn thiếu, yếu năng lực quản lý, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

2.1.2 Khái quát tổ chức bộ máy phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng. Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Đà Lạt đƣợc thành lập trên cơ sở xác nhập, hợp nhất phòng Tài chính, phòng Kế hoạch Đầu tƣ, bộ phận cấp

Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Đà Lạt là cơ quan chuyên môn làm công tác tham mƣu giúp Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà lạt thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực: tài chính, tài sản, ngân sách nhà nƣớc, kế hoạch và đầu tƣ, đăng ký kinh doanh, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân, tổng hợp số liệu và thực hiện chế độ thông tin báo cáo về tài chính, ngân sách và giá theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách Nhà nước tại thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng.M U (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)