Tăng cƣờng công tác thanh tra tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách Nhà nước tại thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng.M U (Trang 121)

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách

3.2.5 Tăng cƣờng công tác thanh tra tài chính

Thanh tra tài chính là một trong những công cụ quan trọng của nhà nƣớc trong công tác quản lý tài chính. Công tác thanh tra tài chính nhằm giúp phát hiện, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các sai phạm trên lĩnh vực tài chính, ngân sách, đồng thời qua đó phát hiện những sơ hở của cơ chế, chính sách, chế độ. quản lý chi để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát đòi hỏi phải đảm bảo chính xác, trung thực và khách quan, khi kết luận phải có căn cứ, có tác dụng tích cực đối với đơn vị đƣợc thanh tra, đồng thời chỉ rõ những việc làm đƣợc để phát huy và những việc chƣa làm đƣợc để đơn vị có hƣớng khắc phục sửa chữa.

Để tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi ngân sách trên địa bàn thành phố cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Xác định các lĩnh vực trọng điểm, trọng điểm cần tập trung thanh tra, đặt biệt là các lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, thất thóat vốn nhƣ: công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang bị tài sản, tình hình sử dụng ngân sách của các đơn vị dự tóan, công tác quản lý thu chi ngân sách của cấp Xã phƣờng. - Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, thƣờng xuyên đào tạo, cập nhật các kiến thức mới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, QLNN mà còn nhiều kiến thức tổng

- Tăng cƣờng công tác phối hợp với các cơ quan có chức năng thanh tra ở địa phƣơng để tránh chồng chéo, trùng lắp trong quá trình thanh tra, gây khó khắn, ảnh hƣởng đến họat động bình thƣờng của đơn vị đƣợc thanh tra.

- Xử lý nghiêm minh các sai phạm đƣợc phát hiện để nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra. Tùy theo tính chất, mức độ của sai phạm mà kiến nghị xử lý cho phù hợp nhằm làm cho công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, răn đe sai phạm.

3.2.6 Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính các cấp

Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nƣớc, tập thể ngƣời lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nƣớc; huy động, quản lý và sử dụng các khỏan đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vị vi phạm chế độ quản lý tài chính; đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đẩy mạnh việc công khai tài chính các cấp ngân sách cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Xác định đúng nội dung, phạm vi số liệu cần công khai theo quy định. Lựa chọn hình thức công khai phù hợp với từng địa phƣơng, đơn vị để nhân dân, cán bộ, công chức có thể nắm rõ nội dung công khai và giám sát đƣợc các nội dung này. Ngòai các hình thức công khai nhƣ lâu nay, đối với ngân sách thành phố có thể công khai trên trang thông tin điện tử của UBND thành phố. Đối với Xã phƣờng cần đặt biệt chú ý đến việc công khai các khỏan huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, đây là một nội dung trong thực tế thƣờng hay bỏ sót gây nhiều thắc mắc trong nhân dân.

- Các cơ quan có chức năng và các đòan thể chính trị cần tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc công khai ngân sách ở các địa phƣơng, đơn vị. Kịp thời đề xuất xử lý các đơn vị vi phạm chế độ công khai tài chính .

3.3. Một số kiến nghị:

3.3.1 Kiến nghị đối với Quốc hội và Chính Phủ:

Thứ nhất, Luật NSNN hiện hành đã qui định nguyên tắc quản lý NSNN;

nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; nguyên tắc cân đối NSNN, NSĐP. Tuy nhiên, các nội dung qui định này thể hiện ở nhiều điều khoản khác nhau và nguyên tắc quản lý NSNN còn chƣa đầy đủ dẫn đến thiếu căn cứ để thực hiện.

Kiến nghị: Sẽ kết cấu lại các nội dung qui định tại Luật NSNN hiện hành về nguyên tắc quản lý ngân sách, nguyên tắc cân đối ngân sách, nguyên tắc phân cấp ngân sách vào một Điều trong Luật, trong đó thể hiện một số nguyên tắc đƣợc kế thừa các quy định hiện nay. Đồng thời, bổ sung một số nguyên tắc:(1) Bảo đảm ƣu tiên kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo các Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc trong từng thời kỳ; (2) Các khoản thu từ thuế, lệ phí đƣợc cân đối chung không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể.

Thứ hai, cần phải tiếp tục cải cách hệ thống thuế theo hƣớng bao quát đƣợc các lĩnh vực hoạt động, phù hợp với điều kiện chung của nền kinh tế và của từng ngành, địa phƣơng. Bổ sung, hoàn thiện, đơn giản hóa các sắc thuế và từng bƣớc tiến tới áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt thành phần kinh tế, doanh nghiệp vốn trong nƣớc hay doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển, khuyến khích xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hƣớng của Nhà nƣớc.

Thứ ba, cần sớm ban hành cơ chế tài chính đối với các thành phố là đô

thị lọai 1 thuộc Tỉnh.

3.3.2 Kiến nghị với UBND tỉnh:

Thứ nhất, để tạo điều kiện thúc đẩy thành phố Đà Lạt phát triển mạnh

mẽ, vững chắc, trên cơ sở đó làm đầu tàu, tạo động lực cho sự phát triển chung của cả tỉnh, kiến nghị UBND tỉnh và các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng cho thành phố một số cơ chế, chính sách đặc thù, gắn với phân cấp mạnh trên các lĩnh vực, nhất là công tác quy họach, quản lý đô thị, du lịch, tạo điều kiện cho Đà Lạt phát huy tính năng động, sáng tạo hơn trong quá trình thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội.

Thứ hai, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở Tài chính, Sở kế họach đầu tƣ, Cục

thuế cần nghiên cứu hòan thiện cơ chế phân cấp cho thành phố về ngân sách và đầu tƣ xây dựng cơ bản tƣơng xứng với quy mô thành phố là đô thị lọai 1. Cụ thể : Cần chú ý đến việc đẩy mạnh phân cấp nguồn thu để thành phố có cơ cấu nguồn thu bền vững, chủ động cân đối đƣợc ngân sách cho chi thƣờng xuyên và dành phần thích đáng cho chi đầu tƣ phát triển theo hƣớng sau: phân cấp tòan bộ việc quản lý thu đối với khu vực kinh tế ngòai quốc doanh trên địa bàn về Chi cục thuế Đà Lạt quản lý thu và điều tiết cho ngân sách thành phố, điều tiết 50% số thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nƣớc, và tiền sử dụng đất trên địa bàn về ngân sách thành phố. Tính tóan tỷ lệ điều tiết ngân sách các cấp theo hƣớng đảm bảo tòan bộ khối Xã phƣờng tự cân đối đƣợc ngân sách, hạn chế tối đa trợ cấp cân đối bổ sung;

Thứ ba, UBND tỉnh sớm ban hành quy định về phân cấp và ủy quyền

trên lĩnh vực đầu tƣ XDCB trên địa bàn Tỉnh nhằm thay thế cho các quy định hiện hành của Tỉnh không còn phù hợp.

Thứ tư, UBND tỉnh sớm trình HĐND phê duyệt điều chỉnh mức thu đối

với một số khỏan phí, lệ phí ban hành không còn phù hợp, cũng nhƣ xem xét ban hành thêm một số khỏan thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh để tăng nguồn thu ngòai thuế cho ngân sách, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nghiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ năm, UBND Tỉnh cần thực hiện nhất quán chính sách đền bù và giá

đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ XDCB trên địa bàn.

3.3.3 Kiến nghị với cơ quan tài chính cấp trên:

Thứ nhất, Tiếp tục đẩy mạnh cải cách trong lĩnh vực tài chính – ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng sắp xếp, sửa đổi hoặc giảm những quy trình, thủ tục gây phiền hà hoặc không thật sự cần thiết. Từng bƣớc cải tiến quy trình cấp phát kinh phí NS vừa phải bảo đảm trực tiếp đến ngƣời sử dụng đúng mục đích, thông thoáng về thủ tục nhƣng vẫn phải chặt chẽ trong kiểm soát chi tiêu. Tiếp tục nhân rộng mô hình khoán chi HCSN để tăng hiệu qủa trong quản lý

Thứ hai, tăng cƣờng công tác tập huấn, hƣớng dẫn nghiệp vụ, chuyên

môn… Nhằm đƣa chế độ, chính sách đến với cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính ngày càng tốt hơn.

Thứ ba, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra tài chính…Qua đó có

kiến nghị với các ngành, địa phƣơng và đơn vị về việc chấn chỉnh, xử lý công tác quản lý; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ. Góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế- xã hội, quản lý tài chính và thu, chi NS của ngành, địa phƣơng.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh đất nƣớc đang trên đà phát triển, để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng ngân sách Nhà nƣớc lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền, tài sản của Nhà nƣớc, tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại đòi hỏi công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc phải hoàn thành tốt và phấn đấu vƣợt kế hoạch đƣợc giao. Do đó, việc tổ chức công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc trên từng địa phƣơng là vấn đề hết sức quan trọng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, các cơ quan chức năng có liên quan, coi trọng yếu tố công bằng xã hội, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu chi do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách, quản lý thu chi ngân sách thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là một tất yếu không chỉ diễn ra ở cấp Thành phố mà còn đƣợc thực hiện ở tất cả các cấp nhằm phát huy tối đa các nguồn lực tài chính quốc gia, góp phần đẩy mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế thì việc hoàn thiện công tác quản lý ngân sách, quản lý thu, chi ngân sách là hết sức cần thiết. Thông qua chuyên đề: “Quản lý ngân sách Nhà nƣớc tại thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng” Luận văn nêu những kết quả đã đạt đƣợc và những tồn tại, nguyên nhân trong công tác quản lý ngân sách Thành phố, đồng thời đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Thành phố. Trong đó tập trung một số biện pháp chủ yếu là:

- Thực hiện chính sách khuyến khích, thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế, phát triển dịch vụ theo hƣớng chất lƣợng cao và bền vững, khai thác có hiệu qủa lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút và đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng, lao động có trình độ cao, đội ngũ quản lý nhà nƣớc, cán bộ kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp, đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố .

- Thực hiện chính sách động viên nhằm giải phóng và khơi thông các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tƣ phát triển kinh doanh, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

- Đổi mới cơ chế quản lý thu thuế, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế, nuôi dƣỡng và mở rộng nguồn thu trên địa bàn, sắp xếp lại bộ máy, thực hiện theo cơ chế “một cửa” với mục tiêu giảm bớt thủ tục hành chính, công khai minh bạch về thủ tục, quy trình thu, áp dụng nhiều biện pháp nhằm khai thác nguồn thu hợp lý, chống thất thu trong mọi lĩnh vực.

- Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tƣ phát triển, xây dựng kế họach đầu tƣ hàng năm phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nƣớc, tập trung chấn chỉnh và nâng cao chất lƣợng các đơn vị thực hiện công tác tƣ vấn. - Đổi mới quản lý chi thƣờng xuyên, nâng cao chất lƣợng công tác lập, quyết định và phân bổ dự tóan ngân sách, soát xét lại hệ thống các định mức sử dụng ngân sách hiện hành, thay đổi phƣơng thức thực hiện, quản lý đối với một số khỏan chi thƣờng xuyên.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn thành phố….

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Vai trò của NSNN đƣợc thể hiện. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý ngân sách Thành phố vẫn còn tồn tại và thiếu sót, đặc biệt là trong nhận thức của ngƣời dân, một số cán bộ công chức...

Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý điều hành, quản lý thu chi ngân sách có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp một cách đồng bộ. Sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội từ thành phố đến xã phƣờng cần phải quan tâm đúng mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành cần thiết phải phối hợp tìm ra những giải pháp khắc phục, đƣa công tác quản lý ngân sách Thành phố ngày càng tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2003), Dự án “ Hỗ trợ cải cách ngân sách”, 100 câu hỏi và giải đáp về Luật NSNN Việt Nam (2003)

2. Bộ Tài chính (2010), Niên giám thống kê Tài chính (2006-2010); 3. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ;

4. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước;

5. PGS. TS. Dƣơng Đăng Chinh (2009), Lý thuyết tài chính, NXB Tài

chính;

6. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2010), Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng (2006-2010);

7. HĐND thành phố Đà Lạt, Nghị quyết của HĐND thành phố Đà Lạt về kế họach phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; giai đọan 2006-2010 và giai đọan 2011-2015;

8. Phòng Tài chính – Kế hoạch Thành phố Đà La ̣t (2010), Báo cáo qui hoạch tổng thể thành phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

9. Phòng Tài chính – Kế hoạch Thành phố Đà La ̣t , Báo cáo tổng quyết toán ngân sách thành phố Đà Lạt năm 2009-2011;

10. Quốc Hội (2002), Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;

11. Trƣờng bồi dƣỡng cán bộ tài chính (2011), Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức tài chính kế toán xã vùng đồng bằng;

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách Nhà nước tại thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng.M U (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)