Kiến nghị đối với Quốc hội và Chính Phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách Nhà nước tại thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng.M U (Trang 123 - 124)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với Quốc hội và Chính Phủ

Thứ nhất, Luật NSNN hiện hành đã qui định nguyên tắc quản lý NSNN;

nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; nguyên tắc cân đối NSNN, NSĐP. Tuy nhiên, các nội dung qui định này thể hiện ở nhiều điều khoản khác nhau và nguyên tắc quản lý NSNN còn chƣa đầy đủ dẫn đến thiếu căn cứ để thực hiện.

Kiến nghị: Sẽ kết cấu lại các nội dung qui định tại Luật NSNN hiện hành về nguyên tắc quản lý ngân sách, nguyên tắc cân đối ngân sách, nguyên tắc phân cấp ngân sách vào một Điều trong Luật, trong đó thể hiện một số nguyên tắc đƣợc kế thừa các quy định hiện nay. Đồng thời, bổ sung một số nguyên tắc:(1) Bảo đảm ƣu tiên kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo các Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc trong từng thời kỳ; (2) Các khoản thu từ thuế, lệ phí đƣợc cân đối chung không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể.

Thứ hai, cần phải tiếp tục cải cách hệ thống thuế theo hƣớng bao quát đƣợc các lĩnh vực hoạt động, phù hợp với điều kiện chung của nền kinh tế và của từng ngành, địa phƣơng. Bổ sung, hoàn thiện, đơn giản hóa các sắc thuế và từng bƣớc tiến tới áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt thành phần kinh tế, doanh nghiệp vốn trong nƣớc hay doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển, khuyến khích xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hƣớng của Nhà nƣớc.

Thứ ba, cần sớm ban hành cơ chế tài chính đối với các thành phố là đô

thị lọai 1 thuộc Tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách Nhà nước tại thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng.M U (Trang 123 - 124)