Thực trạng hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình (Trang 55 - 60)

hội của tỉnh trong tương lai.

2.2. Thực trạng hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Tỉnh Ninh Bình Ninh Bình

2.2.1 Xác định nhu cầu dạy nghề của lao động nông thôn

Công tác xác định nhu cầu dạy nghề của lao động nông thôn của Ninh Bình còn một số bất cập; trong thực tế nhiều trường hợp tỉnh chưa xác định được kịp thời nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, cũng như nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp và của thị trường lao động trên địa bàn; do đó công tác đào tạo nghề, dạy nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả chưa cao.

Trong thời gian tới, tỉnh cần chỉ đạo các ngành, các địa phương điều tra, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nguồn lao động nông thôn. Trên cơ sở đó để xác định danh mục nghề đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp, giúp người lao động có kiến thức, tay nghề, góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả để tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 2.5 Chỉ tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn của Ninh Bình từ năm 2009 đến năm 2012

TT Đơn vị

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số

ngƣời Lớp ngƣời Lớp Số ngƣời Số Lớp ngƣời Lớp Số

1 Huyện Yên Mô

1.949 32 1.870 54 567 15

2 Huyện Kim Sơn 1.195 36 700 28 3 TX Tam Điệp 124 3 240 8 200 7

4 Huyện Nho Quan

1.721 49 721 20 Tổng cộng: 1.949 32 4.910 142 2.228 71 9.332

2.2.2 Mạng lưới dạy nghề ở Ninh Bình

Công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển nhanh về đầu mối cơ sở, loại hình và ngành nghề đào tạo; 8/8 huyện, thành phố, thị xã có trường và trung tâm dạy nghề công lập; nhiều cơ sở dạy nghề được quan tâm đầu tư trang thiết bị dạy nghề hiện đại.

Tỉnh đã có những hoạt động thiết thực để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập:

- Trong năm 2010 đã chỉ đạo thành lập 2 Trung tâm dạy nghề cấp huyện còn lại (Trung tâm dạy nghề huyện Hoa Lư, Gia Viễn) đạt 100% các huyện, thành phố, thị xã có trung tâm dạy nghề.

- Trong năm 2012, Ban chỉ đạo của tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành lập đoàn kiểm tra, rà soát năng lực của 53 cơ sở dạy nghề. Kết quả có 27 cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách được quy định tại Quyết định 1956 (trong đó có 03 Trường Cao đẳng nghề, 06 Trường trung cấp nghề, 18 Trung tâm, cơ sở dạy nghề).

(Nguồn: Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình)

Trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm mở rộng và phát triển mạng lưới dạy nghề, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và trang thiết bị; nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu học nghề và chỉ tiêu học nghề của người dân. Do vậy, Ninh Bình đã thiết lập những mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trong giai đoạn tiếp theo:

- Tập trung xây dựng và hoàn thiện 8 cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện, 2 dự án do các ngành Trung ương đầu tư (Trường trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật Công đoàn và Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ Hội Nông dân) đảm bảo đến năm 2015 các trường trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề cấp huyện có đủ cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn.

ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề đủ mạnh theo định hướng đến giai đoạn 2016 - 2020 có đủ điều kiện nâng cấp Trung tâm dạy nghề huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh thành trường Trung cấp nghề; Trường Trung cấp nghề Nho Quan thành trường Cao đẳng nghề.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập, xây dựng các cơ sở dạy nghề tư thục hoặc các hình thức tổ chức dạy nghề thích hợp, hiệu quả.

2.2.3 Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề

Hầu hết các lớp dạy nghề nông thôn đều được tổ chức dạy nghề tại các địa phương, các làng nghề và các doanh nghiệp do đó cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đều được tận dụng tại địa phương, chương trình, giáo trình, tài liệu học nghề do các cơ sở dạy nghề biên soạn trình Sở Lao động Thương binh và Xã hội thẩm định.

Bảng 2.6 Số liệu cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở dạy nghề ở Ninh Bình giai đoạn 2008 - 2012 2008- 2009 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 Số cơ sở 5 5 6 6 -

Phân theo cấp quản lý - - - - -

- Trung ương 5 5 6 6 -

- Địa phương - - - - -

Phân theo loại hình 5 5 6 6 -

- Công lập 5 5 5 5 - - Ngoài công lập - - 1 1 - Số phòng thí nghiệm 3 4 6 8 - - Công lập 3 4 5 6 - - Ngoài công lập - - 1 2 - Số thƣ viện 3 5 6 7 - - Công lập 3 5 6 6 - - Ngoài công lập - - - 1 - Số xƣởng thực tập 3 4 5 5 -

- Công lập 3 4 5 4 -

- Ngoài công lập - - - 1 -

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình)

Trong thời gian vừa qua, Ninh Bình đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ mạng lưới dạy nghề cũng như công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề chưa được đầu tư đồng bộ, chưa phát huy hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có.

Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy nhìn chung toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất của hệ thống cơ sở dạy nghề là của khu vực công lập; tuy nhiên đến năm 2013 đã có sự đóng góp của khu vực ngoài công lập. Đây là một bước phát triển mới trong hệ thống các trường dạy nghề của Ninh Bình.

Hệ thống cơ sở vật chất nhìn chung có sự đầu tư và tăng theo các năm, tuy nhiên mức tăng còn thấp và tốc độ tăng chậm. Bên cạnh đó, thiết bị, máy móc, giáo cụ dạy nghề còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, cho nên nhiều học viên ra trường không bắt nhịp được với công việc. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh Ninh Bình cần thực hiện những biện pháp để từng bước tăng cường hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy nghề tại địa phương.

2.2.4. Các chương trình dạy nghề

Trong những năm gần đây, các chương trình dạy nghề ở Ninh Bình phát triển mạnh. Sau nhiều năm tổ chức các lớp dạy nghề, hầu hết các lớp học nghề phù hợp với lao động trong tỉnh vì không cần trình độ cao; sau đào tạo, phần lớn người lao động có thể vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn, có thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần cùng địa phương xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Chương trình dạy nghề của các cơ sở tại Ninh Bình trong những năm qua đã từng bước đáp ứng nhu cầu của người học.

Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề:

- Tỉnh đã xây dựng 37 danh mục nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn (Trong đó, nghề phi nông nghiệp là 29 nghề, nghề nông nghiệp là 8 nghề).

- Trên cơ sở chương trình khung dạy nghề sơ cấp của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo Đề án 1956 của tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng, ban hành khung chương trình và bài giảng cho 29 nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp và 8 nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh đó các chương trình dạy nghề của Ninh Bình còn tồn tại một số bất cập như: chương trình, giáo trình chậm đổi mới, chưa đảm bảo tính hiện đại, nhà trường chưa gắn chặt với nhu cầu xã hội và lao động nghề nghiệp. Chương trình dạy nghề đã ngày càng phong phú với nhiều loại hình và phương thức, ngành nghề đào tạo; nhiều trường và cơ sở dạy nghề có cơ chế để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình biên soạn chương trình dạy nghề; đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp trong công tác đào tạo; qua đó, nắm bắt nhu cầu, số lượng và các yêu cầu của doanh nghiệp về lao động để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo. Nhưng một số chương trình dạy nghề của các cơ sở vẫn chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của người lao động, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương và chưa thực sự gắn với nhu cầu của người lao động nông thôn; nhiều cơ sở dạy nghề thiếu sự quản lý chặt chẽ về chất lượng dạy và học.

(Nguồn: Trang thông tin điện tử của Tổng cục dạy nghề- Bộ lao động thương binh và xã hội)

2.2.5. Phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, người dạy nghề

Bảng 2.7 Thống kê đội ngũ cán bộ, giáo viên, người dạy nghề tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 - 2013

2008-2009 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014

Số giáo viên (ngƣời) 230 230 280 1.179 -

Trong đó: nữ 42 42 48 506 -

Phân theo loại hình -

Công lập 230 230 268 308 -

Ngoài công lập - - 12 871 -

chuyên môn

Trên đại học 130

Đại học, cao đẳng 656

Trình độ khác 393

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình)

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy rằng số lượng giáo viên của các cơ sở dạy nghề ở Ninh Bình tăng lên theo thời gian từ năm 2008 đến nay. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến năm 2013 số lượng giáo viên tăng nhiều hơn so với các năm trước. Bởi, thực hiện chủ trương của tỉnh và các quy định tại Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Ninh Bình đã giao cho các cơ quan chuyên môn tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, làng nghề và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nhằm phát triển tổ chức, đội ngũ cán bộ, giáo viên, người dạy nghề và đầu tư phát triển cơ sở dạy nghề từng bước chuẩn hóa theo hướng hiện đại. Trong những năm từ 2010/2011 đến 2011/2012 số lượng cơ sở dạy nghề tăng nhanh, do đó số lượng giáo viên, người dạy nghề được tuyển dụng trong các cơ sở dạy nghề cũng tăng nhanh. Đội ngũ giáo viên của các cơ sở dạy nghề ở Ninh Bình đã và đang từng bước đáp ứng về số lượng nhu cầu cho việc dạy nghề nông thôn. Trong cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy nghề phân theo loại hình, đội ngũ giáo viên, người dạy nghề ngoài công lập vẫn chiếm đa số; vì vậy, trong thời gian tới để mở rộng mạng lưới dạy nghề theo đúng quy hoạch của tỉnh Ninh Bình, tỉnh cần tiếp tục phát triển, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên, người dạy nghề cả về số lượng và chất lượng; đồng thời có những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho loại hình ngoài công lập phát triển theo đúng định hướng, phù hợp với tiềm năng và điều kiện thực tiễn của địa phương.

2.3. Đánh giá hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)