Nâng cao nhận thức của chính quyền và người dân về dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình (Trang 79 - 81)

3.3. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh

3.3.1 Nâng cao nhận thức của chính quyền và người dân về dạy nghề

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng , chính quyền, cán bộ, đảng viên và người dân về vi ̣ trí chiến lược của phát triển nông nghiê ̣p, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác dạy nghề trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn , nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm.

- Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn ở Ninh Bình còn rất lớn, nhưng công tác đào tạo nghề còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nhận thức của

người lao động về học nghề, một bộ phận người nông dân cho rằng đã làm nông nghiệp thì việc gì phải học, lâu nay họ không học mà vẫn sản xuất, chăn nuôi bình thường.

- Với mục tiêu đào tạo xong phải đạt từ 70 đến 80 % có việc làm và làm đúng nghề, đòi hỏi phải làm tốt công tác tư vấn cho lao động nông thôn khi chọn nghề để học; học xong phải làm việc được và phải có sự hỗ trợ sau học nghề cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh, tìm việc làm mới sau đào tạo. Vì vậy, giải pháp cần thiết là phải làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cùng chính sách của địa phương về dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; chú trọng công tác tuyên truyền vận động ở vùng nhiều lao động nông thôn; thường xuyên đưa nội dung tuyên truyền lồng ghép với các nội dung chuyên môn vào các buổi sinh hoạt hội ở cơ sở để đạt hiệu quả cao; tập trung tuyên truyền giáo dục nhằm mục tiêu thay đổi nhận thức và hành vi của người dân về học nghề và sự cần thiết làm việc phải có nghề; phải đánh thức nhu cầu học nghề một cách thật sự như một khát vọng muốn lập nghiệp, làm giàu từ nghề nghiệp.

- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền tư vấn học nghề:

Để tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên đi học nghề, mỗi tổ chức đoàn thể cần xây dựng chương trình công tác “Tuyên truyền, vận động, tư vấn cho đoàn viên, hội viên học nghề, lập nghiệp, phát triển kinh tế” thống nhất từ trung ương đến địa phương; chủ động kết nối giữa hoạt động của các tổ chức mình với việc triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn bằng sự tham gia cụ thể thiết thực; lựa chọn các khâu, các việc để góp phần khích lệ đoàn viên, hội viên hưởng ứng tham gia học nghề hiệu quả.

Cùng với đó, mỗi tổ chức đoàn thể phải xây dựng mạng lưới đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên là cán bộ ban thường vụ, ban chấp hành có nhiệt tình, hăng say với phong trào, hoạt động ổn định và được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ để nắm chắc các chủ trương chính sách về đào tạo nghề, về kế

hoạch phát triển kinh tế của địa phương và phương pháp, cách thức tư vấn lựa chọn nghề học. Người cán bộ tuyên truyền, tư vấn ở các cơ sở phải làm chuyển biến, thôi thúc cho đoàn viên, hội viên tích cực tham gia học nghề, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người lao động chân chính; phải trả lời, giải đáp về những chính sách cho học nghề, học nghề ở đâu; cùng bàn bạc với họ về lựa chọn nghề để học và có trách nhiệm với quyết định của mình.

Trong quá trình tuyên truyền tư vấn về học nghề, các tổ chức đoàn thể cũng cần phải tránh khuynh hướng vận động theo phong trào, học nghề nhưng không gắn với giải quyết việc làm mà phải tiếp tục quan tâm chăm lo giúp cho đoàn viên, hội viên khi học nghề xong có điều kiện để sản xuất, việc làm như đứng ra tín chấp cho vay vốn phát triển sản xuất; đề xuất với chính quyền giúp đỡ về đất đai để tổ chức sản xuất kinh doanh; cùng với chính quyền địa phương tìm việc làm mới trong các khu công nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp hoặc tạo những điều kiện làm việc mới cho họ…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)