Hoàn thiện mạng lưới dạy nghề ở Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình (Trang 81 - 83)

3.3. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở Ninh

3.3.2. Hoàn thiện mạng lưới dạy nghề ở Ninh Bình

- Hàng năm các cơ sở dạy nghề ở Ninh Bình dạy nghề cho 16.500 lao động trong đó đào tạo dài hạn là 5.500 người; dạy nghề ngắn hạn 11.000 người; Năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 30%; đào tạo khoảng 100.800 người; đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh năm 2012 đạt 34%; mỗi huyện, thị xã, thành phố có 01 trung tâm dạy nghề do huyện, thị xã, thành phố quản lý; thành lập 01 trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh; phấn đấu đến năm 2015 đạt 40-45%; giải quyết việc làm cho lao động sau học nghề đạt trên 70%.

- Trong thời gian tới, Ninh Bình cần củng cố và phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề:

+ Tập trung nguồn kinh phí của Trung ương, địa phương và các nguồn hợp pháp khác để cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trường trung cấp nghề Nho Quan cũng như các trung tâm dạy nghề cấp huyện đảm bảo Trường trung cấp nghề Nho Quan và các trung tâm dạy nghề cấp huyện có đủ cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, từng bước đáp ứng

được nhu cầu học nghề của người lao động trong giai đoạn cách mạng mới. + Đến hết năm 2014, các trung tâm dạy nghề cấp huyện cơ bản đáp ứng được hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, đồ dùng dạy học, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu, đảm bảo đạt chuẩn trở lên để theo định hướng đến giai đoạn 2016 - 2020 có đủ điều kiện nâng cấp Trung tâm dạy nghề huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn thành trường Trung cấp nghề; Trường trung cấp nghề Nho Quan thành trường Cao đẳng nghề.

+ Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập, nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở dạy nghề tư thục hoặc các hình thức tổ chức dạy nghề phù hợp hiệu quả.

- Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở dạy nghề gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra. Các cơ quan chức năng và cơ quan có liên quan tích cực phối kết hợp đẩy mạnh phân luồng học sinh để giáo dục nghề nghiệp sau trung học phổ thông, liên thông giữa dạy nghề và giáo dục đại học. Tiếp tục sắp xếp, điều chỉnh mạng lưới các trường trên địa bàn. Tham gia hoàn thiện mô hình đại học quốc gia, đại học vùng; củng cố và phát triển một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao đạt trình độ tiên tiến của khu vực trong nước và quốc tế.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển mạng lưới giáo dục nghề nghiệp theo hướng xã hội hóa, có chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người học; khuyến khích liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở dạy nghề, các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm kịp thời chấn chỉnh các cơ sở dạy nghề, các lớp dạy nghề chưa thực hiện đúng các quy định về chính sách dạy nghề góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- Huy động các nguồn lực, đẩy nhanh việc hoàn thành xây dựng mạng lưới các cơ sở dạy nghề:

Chương trình mục tiêu Quốc gia, tăng đầu tư từ nguồn ngân sách của tỉnh, huy động nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp và xã hội hóa để đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở dạy nghề và mua sắm thiết bị dạy nghề, đảm bảo đến năm 2014 các trung tâm dạy nghề cấp huyện cơ bản đi vào hoạt động phục vụ cho công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

+ Thực hiện có hiệu quả quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với các đơn vị dạy nghề công lập.

+ Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Nhà nước và của tỉnh để thu hút các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức nước ngoài đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề nhằm xã hội hóa công tác dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Ninh Bình (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)