ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình hoạt động huy động tiền gởi tại ngân hàng TMCP việt nam thương tín CN đà nẵng (Trang 72)

1 .NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NH

TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN – CN ĐÀ NẴNG

2.3.1. Thành công

Tổng hợp từ những phân tích ở trên cho thấy rằng hoạt động huy động vốn của Vietbank Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013 đã đạt được những kết quả chính như sau:

Quy mô nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định và hiệu quả. Các sản phẩm dịch vụ tương đối đa dạng về chủng loại và nhiều tiện ích đi kèm. Đồng thời, các sản phẩm huy động vốn ngày càng được nâng cao về chất lượng, có sự khác biệt với các sản phẩm của ngân hàng khác.

Cơ cấu nguồn vốn HĐ đang dịch chuyển theo hướng ổn định, hợp lý. Chi nhánh không ngừng nâng cao năng lực cán bộ, chất lượng dịch vụ, đổi mới phong cách phục vụ khách hàng. Chi nhánh thường xuyên thực hiện đào tạo tại chỗ cho các nhân viên mới, tổ chức các khóa đào tạo tập trung hoặc trực tuyến cho toàn thể các bộ nhân viên để cập nhật các quy định, sản phẩm mới.

Chi nhánh luôn chủ động bám sát tình hình kinh tế, những biến động của tài chính trong nước, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tâm lý khách hàng để có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý. Chi nhánh không ngừng đẩy mạnh công tác marketing, quảng bá hình ảnh tới các khu vực dân cư trên địa bàn, đồng thời thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng linh hoạt và định

kỳ như: phân loại khách hàng theo các phân khúc (khách hàng VIP, khách hàng thường xuyên, khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng…) để có chính sách chăm sóc phù hợp.

Với những kết quả đạt được ở trên đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Vietbank trong thời gian qua.

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

a. Tn ti

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình huy động vốn của Vietbank Đà Nẵng còn tồn tại những hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả huy động vốn của chi nhánh như sau:

* Quy mô huy động vốn chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn tại chi nhánh: Như đã phân tích ở trên, quy mô huy động vốn của Vietbank Đà Nẵng vẫn thấp hơn so với nhu cầu sử dụng vốn của Vietbank Đà Nẵng giai đoạn 2011-2013, dẫn đến việc chi nhánh phải bỏ thêm chi phí để mua phần vốn thiếu hụt. Điều này làm giảm lợi nhuận của chi nhánh, ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn.

* Tính chủ động trong công tác huy động nguồn vốn tiền gửi và cơ cấu nguồn vốn huy động chưa thực sự hợp lý, vẫn tập trung nhiều ở tiết kiệm dân cư, tiền gửi có kỳ hạn ngắn. Các hình thức tiền gửi trung và dài hạn đã được cải tiến, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng vốn huy động còn thấp.

* Chính sách, biện pháp, hình thức huy động vốn tiền gửi chủ yếu vẫn là tiết kiệm dân cư, các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ tuy đã được cải tiến, đổi mới nhưng doanh số và tỷ trọng còn thấp.

* Ngoài ra, các Ngân hàng bạn huy động vốn với lãi suất cao, nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Trong khi đó, Vietbank huy động với lãi suất không cao, chương trình khuyến mãi không nhiều. Đặc biệt dân cư tại

Đà Nẵng rất chú trọng đến lãi suất phần nào tạo ra nhiều khó khăn trong công tác huy động.

* TGTK bằng ngoại tệ của Vietbank Đà Nẵng phát triển rất chậm và tỷ trọng quá nhỏ, ngân hàng chưa đa dạng loại ngoại tệ, chỉ huy động ngoại tệ USD. Điều này làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

b. Nguyên nhân

* Trên thực tế, Vietbank Đà Nẵng chưa khai thác hết tiềm lực vốn nhàn rỗi trong dân cư trên địa bàn, dẫn đến quy mô vốn huy động vẫn còn hạn chế. Với lợi thế về vị trí địa lý hiện tại thì quy mô huy động vốn như hiện nay của Vietbank Đà Nẵng chưa thật sự hợp lý.

* Việc huy động vốn của ngân hàng được thực hiện tại quầy, hoặc huy động vốn qua điện thoại đối với các khách hàng đã từng giao dịch. Điều này khiến Chi nhánh bỏ lỡ những cơ hội trong việc tìm kiếm khách hàng mới mà đôi khi giải pháp giao khoán đối với các cán bộ huy động có thể gây áp lực cho họ. Chi nhánh cần mở thêm bộ phận phát triển thị trường để bộ phận này ngoài việc tìm kiếm khách hàng mới còn tư vấn cho họ các tiện ích nhằm huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ các khách hàng này. Thêm nữa là các loại hình tiền gửi trung và dài hạn chưa thực sự nổi trội và nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút khách hàng, dẫn đến việc khách hàng sẽ tìm kiếm các các cơ hội đầu tư khác đem lại lợi nhuận cao hơn. Chi nhánh cũng chưa chú trọng công tác tư vấn, quảng cáo các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn trung và dài hạn tới khách hàng.

* Do các loại hình tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ chưa thực sự linh hoạt đã làm tăng chi phí huy động vốn tiền gửi, chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế trong cơ chế thị trường cho nên chưa khai thác được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn, nhiều

người dân vẫn đi tìm những lĩnh vực đầu tư khai thác có lợi nhuận cao hơn. * Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng: Với số lượng ngân hàng lớn như hiện nay, áp lực cạnh tranh đối với Vietbank Đà Nẵng sẽ ngày càng gia tăng, đặc biệt là cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm bởi vốn là đầu vào sống còn của hoạt động ngân hàng. Sức ép cạnh tranh để giữ vững và phát triển nguồn vốn rất gay gắt, đặc biệt là sức ép cạnh tranh từ khối các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng nước ngoài.

KT LUN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở định hướng của chương 1, chương 2 của luận văn đã khái quát được môi trường kinh doanh (đặc điểm tự nhiên, xã hội, sự cạnh tranh,...) có tác động thuân lợi và khó khăn đến huy động tiền gửi trên địa bàn TP Đà Nẵng. Ngoài ra, luân văn dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1, căn cứ vào dữ liệu thực tế tại Vietbank– CN Đà Nẵng để phân tích thực trạng huy động tiền gửi tại Vietbank – CN Đà Nẵng trong thời gian qua (2011- 2013). Mặc dù trong những năm gần đây hoạt động huy động tiền gửi của Vietbank – CN Đà Nẵng đã thu được những kết quả nhất định như: Quy mô tiền gửi liên tục gia tăng, tiền gửi huy động đạt được tốc độ tăng trưởng nhất định, chi phí vốn luôn được cải thiện… Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, trong thực tế kết quả đó của ngân hàng vẫn chưa cao. Trong thời gian tới, để tăng cường huy động tiền gửi hơn nữa Vietbank – CN Đà Nẵng cần thực thi các giải pháp, kiến nghị và đề xuất trong chương 3.

CHƯƠNG 3 GII PHÁP TĂNG CƯỜNG HOT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIN GI TI NHTMCP VIT NAM THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐÀ NNG 3.1 CƠ SỞĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về thực trạng thực hiện chiến lược huy động tiền gửi tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín – CN ĐN

a. Đim mnh

Nhân lực: Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong Hội đồng quản trị và Ban điều hành đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị ngân hàng, có kinh nghiệm khắc phục khó khăn và vượt qua khủng hoảng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt huyết, được đào tạo bài bản, có trình độ nghiệp vụ tốt, thái độ phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp.

Chính sách: Chính sách khách hàng linh hoạt, có kế hoạch chăm sóc khách hàng thường xuyên, liên tục dựa vào số dư tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng. Bộ phận chăm sóc khách hàng tại ngân hàng chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu hỗ trợ cho công tác chăm sóc khách hàng đầy đủ thông tin.

Ngân hàng đã thực hiện mua bảo hiểm tiền gửi, điều này tạo cho người gửi tiền hoàn toàn yên tâm cho khoản tiền gửi của mình vào ngân hàng. Với việc mua bảo hiểm như vậy thì ngân hàng có thể yên tâm mà hoạt động vì muốn nguồn vốn mình huy động được sẽ được bảo đảm hơn, nếu có vấn đề gì xảy ra thì ngân hàng cũng có công ty bảo hiểm san sẻ rủi ro và ngân hàng có khả năng để hoàn trả lại cho người gửi mà không phải sợ mất uy tín của mình.

b. Đim yếu

Tại thị trường Đà Nẵng, Vietbank ra đời trong giai đoạn kinh tế khó khắn chung. Vì thế, đây là một vấn đề không có lợi cho Ngân hàng trong các hoạt động kinh doanh.

Đối thủ cạnh tranh: cùng với tiến trình mở cửa của lĩnh vực tài chính - tiền tệ, Vietbank sẽ chịu sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ phía các ngân hàng nước ngoài có nhiều lợi thế về vốn và công nghệ. Bên cạnh đó trên địa bàn thành phố có không ít những ngân hàng thương mại cùng tồn tại vì thế làm cho thị phần tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng ngày càng giảm đi vì phải san sẻ cho các ngân hàng khác.Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đã tạo cho Vietbank Đà Nẵng không ít những khó khăn trong hoạt động huy động vốn kinhdoanh của ngân hàng.

Sản phẩm dịch vụ thay thế: sự phát triển của thị trường vốn sẽ là nhân tố tiềm tàng ảnh hưởng tới nhu cầu của các cá nhân và tổ chức về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Công nghệ: Các ứng dụng công nghệ chưa được phát triển đầy đủ do vậy làm hạn chế khả năng điều hành cũng như cung cấp các sản phẩm, tiện ích tiên tiến. Một số hệ thống ứng dụng được triển khai còn chậm như: Hệ thống quản lý thông tin khách hàng phục vụ chăm sóc khách hàng; Internetbanking còn hạn chế, dịch vụ ATM chưa được triển khai. Hệ thống máy chủ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, hệ thống mạng còn ách tắt gây chậm trể giao dịch, ảnh hưởng đến khách hàng và uy tín ngân hàng.

Chất lượng nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ cơ bản vững về chuyên môn, thành thạo về nghiệp vụ nhưng chưa chuẩn hóa trong phong cách phục vụ. Một vài cán bộ còn làm việc theo kiểu “đúng trách nhiệm” nhưng lại thiếu sự quan tâm, dành tình cảm, thiếu sự thân thiện đối với khách hàng. Khách hàng giao dịch thành công nhưng không cảm thấy hài lòng vì được

phục vụ bởi một số cán bộ giao dịch khá lạnh lùng. Đây là một thực tế không riêng gì ở VB Đà Nẵng mà còn ở rất nhiều các Chi nhánh, Ngân hàng khác trong cả nước.

3.1.2 Định hướng tăng cường huy động tiền gửi tại NH TMCP Việt Nam Thương Tín – CN Đà Nẵng

Mục tiêu huy động vốn của Vietbank Đà Nẵng là: - Tăng quy mô vốn huy động.

- Nâng cao chất lượng huy động vốn nhằm đảm bảo đủ cho nhu cầu sử dụng vốn, đồng thời đạt tăng trưởng bền vững qua các năm.

- Chi nhánh đã đề ra kế hoạch huy động vốn năm 2014 là 300 tỷ đồng, trong đó tăng cường huy động vốn bằng ngoại tệ, huy động vốn không kỳ hạn và tiền gửi trung – dài hạn. Mặc dù nguồn vốn trung và dài hạn có chi phí tương đối cao nhưng lại là nguồn vốn ổn định, giúp chi nhánh chủ động được nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn.

Để đạt được những kết quả trên, Vietbank Đà Nẵng đã có những định hướng kinh doanh cụ thể sau:

- Bám sát mục tiêu tăng trưởng chung của ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, giữ vững thị phần hiện tại và gia tăng thêm thị phần huy động tiền gửi từ dân cư trên địa bàn.

- Cải tiến chất lượng dịch vụ của quầy giao dịch, tạo sự đồng đều, thống nhất trong quy cách phục vụ khách hàng trong toàn chi nhánh nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng cũng như đem đến sự hài lòng cho khách hàng.

- Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn nhằm đảm bảo vốn trung và dài hạn đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn trong kinh doanh, thực hiện

các biện pháp làm tăng tính ổn định của nguồn vốn, thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm tiền gửi, tạo niềm tin và uy tín với khách hàng.

- Tiến hành phân loại khách hàng theo các phân khúc khác nhau, tùy theo lĩnh vực kinh doanh, mức thu nhập...nhằm cung cấp các sản phẩm phù hợp và tối ưu nhất với khách hàng, tạo ra sự khác biệt với các ngân hàng khác, từ đó, tạo điều kiện cho công tác huy động vốn được tăng cường.

- Tích cực quảng bá hình ảnh và thương hiệu của VB, có chính sách chăm sóc hợp lý với các khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng, nhằm duy trì, củng cố niềm tin của khách hàng, tạo dựng được các mối quan hệ lâu bền và vững chắc.

- Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên trong chi nhánh, chú trọng công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó cũng xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên tinh thông, chuyên nghiệp, nhiệt tình phục vụ khách hàng, có phẩm chất đạo đức tốt.

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NH TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN CN ĐÀ NẴNG NH TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN CN ĐÀ NẴNG

Từ những định hướng cho hoạt động huy động vốn của Vietbank Đà Nẵng cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác huy động vốn, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Vietbank Đà Nẵng như sau:

3.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi

Với thực tế tại Vietbank Đà Nẵng hiện nay, việc mở rộng mạng lưới hoạt động để tăng quy mô vốn huy động là điều không thể thực hiện được, do đó, để tăng nguồn vốn huy động, VB Đà Nẵng cần phải không ngừng cung cấp các sản phẩm dịch vụ một cách đa dạng theo hướng hoàn thiện và khác biệt.

Đối với khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn hiện tại VB Đà Nẵng đã có các sản phẩm khá đa dạng và đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau từ phía khách hàng. Tuy nhiên, phát triển không có nghĩa là hài lòng với thực tại mà cần phải có sự nghiên cứu, cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, VB Đà Nẵng cũng cần cung cấp thêm các tiện ích tích hợp giữa sản phẩm tiết kiệm điện tử, tạo sự thuận tiện cho khách hàng để có thể giao dịch trên Internet 24/24h.

Đối với các khoản tiền gửi không kỳ hạn: đây là nguồn vốn giá rẻ của ngân hàng, mặc dù dễ biến động nhưng chi phí bỏ ra thấp nên nếu huy động được nhiều nguồn vốn này cũng là một lợi thế cho ngân hàng. Hiện nay, NHNN cũng đang triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt và định hướng đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống thanh toán thẻ, hạn chế sử dụng tiền mặt. Nhằm khai thác định hướng trên, VB Đà Nẵng cũng cần thúc đẩy hoạt động đăng ký làm điểm thu hộ ngân sách nhà nước nhằm thu hút nguồn tiền gửi của các kho bạc nhà nước gần địa bàn. Các tổ chức, cá nhân khi mở tài khoản tiền gửi thanh toán thường quan tâm đến tính thuận tiện của việc gửi tiền, thanh toán hộ hơn là lãi suất. Vì vậy, để tận dụng được nguồn vốn này, VB Đà Nẵng cần đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm ngân hàng điện tử, chuyển tiền thanh toán liên ngân hàng qua internet, thanh toán trực tuyến qua thẻ, cung cấp các dịch vụ thu-chi hộ nhanh chóng, kịp thời.

3.2.2. Tiếp tục đẩy mạnh chính sách chăm sóc khách hàng

Với khối lượng khách hàng như hiện nay của VB Đà Nẵng, chi nhánh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình hoạt động huy động tiền gởi tại ngân hàng TMCP việt nam thương tín CN đà nẵng (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)