Môi trường huy động tiền gửi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình hoạt động huy động tiền gởi tại ngân hàng TMCP việt nam thương tín CN đà nẵng (Trang 44 - 47)

1 .NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NHTMCP VIỆT NAM

2.2.1 Môi trường huy động tiền gửi

a. Tình hình chung v kinh tế xã hi

Kinh thế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các nước phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...

Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã kịp thời ban hành hai Nghị quyết quan trọng là Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, để thực hiện tốt các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu của năm, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương thực hiện tích cực và đồng

bộ các giải pháp, chủ động khắc phục khó khăn để từng bước ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.

Đến 30/6/2014 nền kinh tế xã hội Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp cả về kinh tế và chính trị. Một số nền kinh tế lớn mặc dù có kỳ vọng tăng trưởng khá nhưng vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro như: Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ và những yếu tố không bền vững trong chính sách tài chính công dài hạn của một số nền kinh tế phát triển; tình trạng bất ổn của các nền kinh tế mới nổi; phục hồi trong khu vực đồng Euro vẫn còn yếu... Ở trong nước, sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với những khó khăn, áp lực: Sức mua trên thị trường thấp; khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm... Trong đó, đáng chú ý là quá trình tái cơ cấu kinh tế diễn ra thiếu đồng bộ và chưa thực sự có những bước đi hiệu quả. Ngoài ra, thời gian gần đây tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, bước đầu ảnh hưởng đến động thái phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân cư cả nước.

b. Ngun tài chính

Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đến cuối tháng 6/2014 đạt 56.900 tỷ đồng, giảm 0,56% so với cuối năm 2013. Trong khi đó, tổng dư nợ cho vay ước thực hiện 56.500 tỷ đồng, tăng 5,61% so với cuối năm 2013.Hoạt động cho vay trong 6 tháng đầu năm 2014 có mức tăng trưởng khá. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực tập trung vào lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Như vậy, hoạt động tín dụng và huy động vốn của các TCTD tại Đà Nẵng đang đi ngược chiều với xu hướng chung của ngành ngân hàng cả nước đó là huy động vốn tăng mạnh còn cho vay ì ạch. Cụ thể, báo cáo của

NHNN mới đây cho thấy tín dụng toàn hệ thống đến cuối tháng 6 mới tăng 2,3% (Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Phạm Xuân Hòe thông báo) và đến ngày 2/7 đạt 3,6% (báo cáo của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế), trong khi huy động vốn tăng khoảng 6%.

Tốc độ tăng trưởng HĐV trong 6 tháng đầu năm nay cũng chậm hơn rất nhiều so với tốc độ tăng 4,22% được ghi nhận trong cùng kỳ 2013.

Tín dụng tăng trong khi huy động vốn lại âm cho thấy nhu cầu vốn của người dân và các DN tại Đà Nẵng lạc quan hơn nhiều so với xu hướng chung, đồng thời nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng cũng giảm sút. Đây cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh lãi suất tiền gửi và cho vay hiện nay đang ở mức thấp nhất trong những năm gần đây

c. Đối th cnh tranh

Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt, ngày càng có nhiều đối thủ và thực sự mạnh về mọi mặt … các ngân hàng thường cạnh tranh nhau về khách hàng, về nguồn nhân lực, công nghệ … Đến năm 2013, trên địa bàn TP Đà Nẵng có 58 chi nhánh TCTD và 232 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm với sự đa dạng loại hình hoạt động (53 ngân hàng thương mại, 01 ngân hàng chính sách xã hội, 01 công ty tài chính, 02 công ty cho thuê tài chính. Theo đó, mức độ cạnh tranh giữa các TCTD rất lớn. Trong khi đó, địa bàn Đà Nẵng số lương doanh nghiệp không nhiều, quy mô không lớn, một sốchi nhánh của các DN có trụ sở chính tại TP HCM và Hà Nội nên mọi hoạt động vay vốn, gởi tiền đều tập trung về trụ sở chính. Điều đó thúc đẩy các ngân hàng phải thường xuyên đổi mới và hoàn thiện hơn về mọi mặt : mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh để tiếp cận ngày càng gần hơn với khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Trong sự cạnh tranh đó, mỗi ngân hàng đều có những ưu điểm và lợi thế khác nhau nhưng NHTM quốc doanh vẫn đóng vai

trò chủ chốt trên địa bàn và là đối thủ chính của các NHTM cổ phần.

Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh khác ngành tạo ra các sản phẩm thay thế có thể phân loại như sau:

Thứ nhất, nhóm các công ty tài chính, bảo hiểm. Trong những năm gần đây nhóm các công ty này có sự phát triển nhanh chóng với việc ra đời của hàng loạt công ty bảo hiểm trong nước và sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm nước ngoài; các công ty tài chính, các quỹ đầu tư, các công ty quản lý quỹ. Khi nhóm các công ty này phát triển cũng đồng nghĩa với việc thị phần huy động vốn của các ngân hàng bị thu hẹp. Thay vì gửi vào ngân hàng như trước đây, khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau chẳng hạn: đầu tư chứng khoán, mua bảo hiểm, uỷ thác đầu tư, …

Thứ hai, Các công ty tiết kiệm bưu điện đang là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các ngân hàng. Hệ thống tiết kiệm bưu điện dễ tiếp cận với dân cư khu vực nông thôn hơn là ngân hàng và cạnh tranh trực tiếp với dịch vụ tiền gửi của Vietbank.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình hoạt động huy động tiền gởi tại ngân hàng TMCP việt nam thương tín CN đà nẵng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)