CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh củaVĩnh Phúc
3.2.1. Phân tích quá trình diễn biến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc
Thực hiện những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc đã đổi mới nhiều cơ chế, chính sách, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh, bãi bỏ nhiều giấy phép, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế tư nhân đã mang lại kết quả như hôm nay, tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh nằm trong tốp dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đánh giá cảm nhận của khu vực kinh tế tư nhân, kết quả điều tra của VNCI và VCCI cho thấy xếp hạng chỉ số PCI của tỉnh Vĩnh Phúc ở mức khá cao, các chỉ tiêu thành phần tương đối cao. Năm 2008, Vĩnh Phúc xếp vị trí thứ 3/63 tỉnh, thành nằm trong nhóm điều hành “ Rất Tốt”; năm 2009 Vĩnh Phúc xếp vị trí thứ 6/63 tỉnh, thành, nằm trong nhóm “Rất Tốt”; năm 2010, xếp vị trí 15/63 tỉnh, thành, nằm trong nhóm “Tốt”; năm 2011, xếp vị trí 17/63 tỉnh, thành, nằm trong nhóm “Tốt”, trong 2 năm 2012 vafm2014 vị trí của Vĩnh Phúc lần lượt là 43 và 36/63 và trong nhóm “Khá”. Từ năm 2008 trở lại đây, vị trí xếp hạng của tỉnh Vĩnh Phúc đang bị giảm mạnh. Năm 2009 so với năm 2008, tỉnh bị giảm 3 bậc. Năm 2010 so với năm 2009, tỉnh bị giảm 9 bậc, từ nhóm tỉnh điều hành “Rất Tốt” chuyển sang nhóm tỉnh điều hành “Tốt”, và chuyển sang nhóm điều hành khá vào các năm 2012, 2013. Đến năm 2014 được sự chú trọng của cấp ủy đảng, chính quyền thứ hạng của Vĩnh Phúc là 6/63 với số điểm 61,81 trở lại tốp 10 bảng xếp hạng.
40
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2008-2014 của tỉnh Vĩnh Phúc
Năm Điểm số Thứ hạng Nhóm 2008 69,37 3/63 Rất tốt 2009 66,65 6/63 Rất tốt 2010 61,73 15/63 Tốt 2011 62,57 17/63 Tốt 2012 55,15 43/63 Khá 2013 58,86 36/63 khá 2014 61,81 6/63 Tốt
Nguồn: Tổng hợp báo cáo PCI năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 2013, và 2014.
Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ năm 2008 đến năm 2014, Vĩnh Phúc thường đứng ở nhóm “Rất tốt” và “Tốt”. Năm 2008, 2009 Vĩnh Phúc đứng ở vị trí thứ 3 và thứ 6 được xếp hạng “Rất tốt”. Nhưng liên tục trọng các năm 2010, 2011, 2012 thứ hạng của Vĩnh Phúc giảm rất nhanh, từ vị trí thứ 3 năm 2008 tụt xuống vị trí thứ 43 trong năm 2012. Năm 2014, nhờ được sự quan tâm của tỉnh ủy và chính quyền PCI của Vĩnh Phúc có bước cải thiện rõ rệt vươn lên vị trí xếp hạng thứ 6 với 61,81 điểm.
Hình 1: kết quả 9 chỉ số thành phần PCI 2013 – 2014
Các chỉ số thành phần của PCI Vĩnh Phúc của năm 2014 đã tăng điểm như gia nhập thị trường, thiết chế pháp lý và đào tạo lao động, chứng tỏ các doanh nghiệp đã ghi nhận được những cố gắng của chính quyền tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh. Trong khi chỉ số tiếp cận về đất đai trong năm 2014 giảm, điều đó chứng tỏ còn nhiều hạn chế trọng lĩnh vực đất đai mà tỉnh Vĩnh Phúc cần cải thiện.
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp so sánh các chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 – 2014
Chỉ tiêu
Vĩnh Phúc Cả nước 2014 2013 2014 Min Max Median Chi phí gia nhập thị trường 7.67 8.59 7.17 9.37 8.3 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử
dụng đất 6.41 5.11 4.39 7.3 5.81
Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 6.28 6.56 5.08 7.14 6.05 Chi phí thời gian để thực hiện các quy
định của Nhà nước 6.62 6.61 4.85 8.45 6.55 Chi phí không chính thức 5.76 5.67 2.81 7.02 5.05 Tính năng động, tiên phong của lãnh
đạo tỉnh 5.38 5.16 3.08 6.62 4.57
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 5.15 5.35 3.9 7.14 5.62 Đào tạo lao động 5.94 7.05 4.1 7.53 5.8 Thiết chế pháp lý 5.49 6.03 4.1 7.91 5.81 Cạnh tranh bình đẳng 5.14 4.94 3.5 7.79 5.15
PCI 58.86 61.81 50.32 66.87 58.58
Nguồn: Tổng hợp báo cáo PCI 2013 và 2014
Nhìn chung, theo báo cáo PCI những năm qua, chỉ số điểm PCI của Vĩnh Phúc đã phản ánh được phần nào những nỗ lực của tỉnh trong việc nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trên địa bàn, nhưng vị trí xếp hạng của tỉnh có sự thay đổi,
42
Để có thể hiểu thêm về những thay đổi sâu sắc hơn trong các chỉ số thành phần, cần đi vào nghiên cứu, đánh giá các chỉ số cấu tạo nên chỉ số PCI theo cảm nhận đánh giá của doanh nghiệp.
Bảng 3.3: Bảng tổng các chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 – 2014 CHỈ SỐ NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 Gia nhập thị trường 8.37 8.38 6.6 8.72 9.05 7.67 8.59 Tiếp cận đất đai 6.47 6.93 6.02 5.41 5.78 6.41 5.11 Tính minh bạch 7.39 6.78 5.61 6.44 4.8 6.28 6.56 Chi phí thời gian 4.99 6.65 6.91 7.15 6.1 6.62 6.61 Chi phí không chính
thức 7.94 7 5.84 7.12 7.22 5.76 5.67 Tính năng động 8.23 7.97 8.08 6.39 2.93 5.38 5.16
Hỗ trợ doanh nghiệp 8.17 4.31 5.17 3.78 4.14 5.15 5.35
Đào tạo lao động 7.37 5.62 5.69 4.59 5.33 5.94 7.05
Thiết chế pháp lý 5.5 5.78 5.29 5.15 3.17 5.49 6.03
Cạnh tranh bình đẳng N/A N/A N/A N/A N/A 5.14 4.94
Nguồn: Tổng hợp báo cáo PCI 2008,2009,2010,2011,2012, 2013 và 2014