CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3.1. Giải pháp cho chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
Công tác chỉ đạo, điều hành đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Nếu đề ra được các giải pháp đồng bộ, toàn diện nhưng công tác chỉ đạo, điều hành không tốt, không quyết liệt, linh hoạt và sáng tạo thì các giải pháp đó không thể đi vào thực tiễn và triển khai hiệu quả. Trong quá trình phát triển của mình, tỉnh Vĩnh Phúc đã chứng minh được sự vươn lên không ngừng, đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Những thành quả đó là nhờ một phần không nhỏ của công tác chỉ đạo, điều hành của đội ngũ lãnh đạo tỉnh, đã sáng suốt lựa chọn bước đi đột phá, đưa ra những quyết sách quan trọng tạo nên bước ngoặt trong sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Trong những năm qua, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh liên tục đứng trong nhóm “Rất Tốt” và “Tốt”. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh là chỉ số thành phần luôn được xếp thứ hạng cao. Tuy nhiên, gần đây, chỉ số này đã tụt giảm mạnh, từ vị trí thứ 1 năm 2010 tụt sâu xuống vị trí thứ 9 năm 2011, xếp ở vị trí thứ 13 năm 2014. Sự sụt giảm này có thể do nguyên nhân chính: do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh phải đầu tư thời gian tư duy điều chỉnh, bổ sung những cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình mới. Cộng đồng doanh nghiệp cũng cần có thời gian để thích nghi, vượt qua khó khăn, thách thức. Có thể có những lúc doanh nghiệp chưa hài lòng khi nguyện vọng của mình chưa được đáp ứng kịp thời, khi phải chờ đợi các sáng kiến từ phía các cơ quan chức năng của tỉnh để giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả. Theo số liệu khảo sát các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn, 12/14 cơ quan cho rằng việc tiếp tục phát huy vai trò năng động và tính tiên phong của lãnh đạo tỉnh là quan trọng và rất quan trọng.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, cần thực hiện các giải pháp cụ thể:
Cần có sự chỉ đạo quyết liệt từ cấp lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh. Tỉnh ủy cần lãnh chỉ đạo, thể hiện rõ quyết tâm trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, từ đó có sự tham gia của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự tham gia của đoàn thể địa phương.
Công tác chỉ đạo phải thông suốt, từ tỉnh xuống cơ sở, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong điều hành hành chính, khắc phục tình trạng cấp trên quyết liệt, cấp dưới trì trệ hoặc ngược lại. Chấp hành nghiêm kỷ luật báo cáo công việc được giao. Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo và tiên phong của lãnh đạo tỉnh và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc hỗ trợ Nhà đầu tư, Doanh nghiệp. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cơ sở theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” trong việc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Trong quá trình điều hành, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, mạnh dạn đưa ra những quyết định phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trong khuôn khổ pháp luật để giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Quán triệt tới từng cán bộ về quan điểm sáng tạo, vận dụng các cơ chế chính sách trong việc giải quyết các công việc, nhất là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án.
Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết công việc của cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu xây dựng bộ máy chuyên nghiệp để giải quyết công việc một cách nhanh, chủ động và có trách nhiệm. tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm qua lại hoặc đẩy lên cấp trên.
Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo CBCC nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho
76
doanh nghiệp được kịp thời, hiệu quả. Đổi mới phương pháp, nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí công tác (về kiến thức, kỹ năng và thái độ hành vi ứng xử).Tăng cường công tác thanh tra công vụ.
Triển khai thực hiện chế độ khảo sát về sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước, qua đó kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém của các sở, ban, ngành trong việc phục vụ doanh nghiệp.