Các nhân tố ảnh hƣởng tới mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 31 - 36)

ngân hàng thƣơng mại

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Mục tiêu của ngân hàng: Trong một thời kỳ nhất định tất cả các hoạt động của ngân hàng đều nhằm đạt đƣợc một mục tiêu, chiến lƣợc kinh doanh nào đó đã đƣợc đặt

ra. Do đó, quyết định mở rộng cho vay đối với bất kỳ đối tƣợng nào cũng đều phải căn cứ vào mục tiêu hoạt động chung của ngân hàng.

Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay là nhân tố có tác động trực tiếp đến thu nhập từ cho vay của ngân hàng:

Thu lãi từ cho vay

= =

Dư nợ cho vay (đến thời điểm tính lãi) x x Lãi suất cho vay Thu lãi từ cho vay = =

Dư nợ bình quân theo tích số cùng một lãi suất

x x

Lãi suất cho vay

Nhƣ vậy, lãi suất cao có thể mang lại thu nhập lớn hơn cho ngân hàng. Nhƣng để mở rộng cho vay thì việc nâng lãi suất cho vay là không hợp lý. Vì lãi suất cho vay có tác động ảnh hƣởng đến dƣ nợ cho vay thông qua tăng, giảm giá trị món vay. Nhìn từ góc độ của khách hàng, lãi suất cho vay là yếu tố quyết định đến lợi ích kinh tế của họ, họ cần lựa chọn cho vay ở những nơi có lãi suất thấp hoặc có lãi suất phù hợp với nhu cầu của họ nhất. Ngân hàng khi thỏa thuận lãi suất cho vay với khách hàng phải tính đến rủi ro, lãi suất hòa vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị trƣờng, mức lợi nhuận mong muốn tối thiểu của ngân hàng, …

Quy trình, thủ tục, phương thức cho vay của ngân hàng: Mỗi đối tƣợng khách hàng khác nhau có nhu cầu vay vốn và khả năng đáp ứng những yêu cầu mà ngân hàng đặt ra cũng khác nhau (nhƣ yêu cầu về tài sản đảm bảo, lập dự án, quy định sổ sách hạch toán kế toán, yêu cầu về công tác kiểm toán…), vì có đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, trình độ quản lý khác nhau.Có những doanh nghiệp rất khó tấp cận đƣợc với nguồn vốn tín dụng bởi những quy định chặt chẽ của ngân hàng. Do vậy, quy trình, thủ tục cho vay cần xây dựng phù hợp, trung hòa đƣợc hai mục tiêu là an toàn tín dụng cho ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, áp dụng linh hoạt đối với mỗi khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Mạng lưới chi nhánh ngân hàng và đội ngũ cán bộ ngân hàng: Mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch… của ngân hàng là nơi mà thu hút khách hàng đến với ngân hàng, là nơi đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc với ngân hàng nên có ảnh hƣởng không nhỏ đến mở rộng cho vay. Mặt khác, hoạt động của ngân hàng nếu kết hợp với các cấp chính quyền địa phƣơng, bộ máy công an, kiểm soát còn tạo điều kiện để ngân hàng nắm rõ tình hình hoạt động của khách hàng thuận lợi trong tiếp xúc, cũng nhƣ giám sát việc thực hiện khoản vay của khách hàng.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng cũng có ảnh hƣởng đến mở rộng cho vay. Thái độ phục vụ, trình độ hiểu biết của các cán bộ, nhân viên là bộ mặt của một ngân hàng, vì đây là những ngƣời trực tiếp gây ấn tƣợng đầu tiên với khách hàng. Ngoài ra, công tác marketing, tƣ vấn, gặp gỡ, trò chuyện hƣớng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, giới thiệu các dịch vụ tiện ích cũng đem lại những thay đổi trong hoạt động cho vay.

Tình hình huy động vốn: Ngân hàng chỉ có thể tiến hành mở rộng cho vay khi có một số lƣợng vốn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng quy mô cho vay. Hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả là điều kiện để ngân hàng tiến hành mở rộng cho vay tốt hơn.

Cơ cấu vốn huy động đƣợc cũng có ảnh hƣởng mở rộng cho vay: Nếu nguồn huy động đƣợc chủ yếu là ngắn hạn thì ngân hàng bị hạn chế nếu muốn mở rộng cho vay trung - dài hạn và ngƣợc lại. NHNN còn quy định tỷ lệ chuyển hoán tối đa nguồn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn, đây cũng là điểm hạn chế ngân hàng mở rộng cho vay.

Ngân hàng hoạt động vì lợi nhuận, do đó chi phí huy động vốn cũng ảnh hƣởng tới hoạt động cho vay, các khoản cho vay phải ít nhất bù đắp đƣợc chi phí hình thành nên vốn vay. Chất lƣợng hoạt động cho vay cũng phụ thuộc vào chất lƣợng hoạt động huy động vốn, chúng phải song song với nhau.

1.3.2. Nhân tố khách quan

Nhu cầu vay vốn của DNNVV: Vốn là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của một loại hình DN. Nhu cầu vay vốn của DNNVV ảnh hƣởng đến giá trị của món vay từ đó làm tăng hay giảm dƣ nợ cho vay của ngân hàng. Nhu cầu vay vốn của DNNVV là ngắn hạn hay trung, dài hạn ảnh hƣởng đến cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn của ngân hàng, cũng là yếu tố quyết định mở rộng cho vay ngắn hạn hay trung, dài hạn.

Năng lực quản lý kinh doanh của DNNVV: Nếu năng lực quản lý kinh doanh của DNNVV hạn chế, không lập đƣợc các phƣơng án kinh doanh phù hợp thì không đƣợc ngân hàng xem xét cho vay vốn hoặc không dự kiến đƣợc hết những biến động của thị trƣờng nên bị thua lỗ trong kinh doanh dẫn đến khả năng trả nợ kém hay không trả đƣợc nợ... Những điều này đều ảnh hƣởng đến mở rộng cho vay của ngân hàng.

Nếu DNNVV không có khả năng tự chủ về tài chính thì rất dễ bị động trong sản xuất kinh doanh, nợ đến hạn không có khả năng thanh toán ngay. Do vậy, ngân hàng hạn chế cho vay đối với những DNNVV hiện đã có vốn đi vay quá nhiều mà vốn tự có quá ít.

Năng lực tài chính và khả năng trả nợ của DNNVV, hay tài sản bảo đảm tiền vay:

Thực hiện việc xác định khả năng trả nợ của DNNVV, CBTD phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính của DNNVV để lập bảng cân đối các nguồn thu, chi tài chính trong một thời gian nhất định, rồi căn cứ vào số chênh lệch thu - chi để xác định nguồn trả nợ của DNNVV. Khi năng lực tài chính và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp đều tốt thì việc mở rộng cho vay sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Hoạt động ngân hàng cũng nhƣ mọi hoạt động kinh tế- xã hội khác đều phải chịu những quy định của Nhà nƣớc và pháp luật. Trong từng thời

phải thực hiện đúng theo chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc. Trên cơ sở chiến lƣợc, đƣờng lối chủ trƣơng chính sách phát triển của Đảng và Nhà nƣớc, các NHTM cũng nhƣ các DN xác định đƣợc mục tiêu kinh doanh của mình, từ đó xác định đƣợc nhu cầu vay vốn ngân hàng và đƣa ra những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp.

Môi trường pháp lý: Môi trƣờng pháp lý đƣợc hiểu là một hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và việc mở rộng cho vay đối với các DNNVV nói riêng. Hoạt động tín dụng ngân hàng đƣợc quy định chặt chẽ bởi các văn bản quy phạm pháp luật do NHNN ban hành. Các đối tƣợng DNNVV nằm trong chiến lƣợc mở rộng cho vay của ngân hàng cần đƣợc thừa nhận về mặt pháp lý. Đây là điều kiện để DNNVV vay vốn yên tâm, mạnh dạn đầu tƣ, sản xuất còn ngân hàng thì thuận lợi hơn khi ra các quyết định cho vay ;

Các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn: Trên cùng một địa bàn thƣờng có rất nhiều TCTD cùng hoạt động: các NHTM quốc doanh, NHTM CP, Quỹ tín dụng. DNNVV là ngƣời đƣợc quyền chọn lựa làm việc với tổ chức nào phù hợp nhất, đem lại lợi ích kinh tế cao nhất đối với họ. Vì vậy, các hoạt động tín dụng và sự cạnh tranh của các đối thủ trên cùng địa bàn là vấn đề có ảnh hƣởng lớn khi ngân hàng có quyết định mở rộng cho vay. Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên cùng một địa bàn có thể là yếu tố tích cực trong việc tự hoàn thiện trong công tác tổ chức cán bộ cũng nhƣ chiến lƣợc kinh doanh của mỗi đơn vị ; thông qua đó việc nâng cao, mở rộng cho vay DNVVN trở nên tốt hơn, tác động tích cực đến nền kinh tế chung

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)