3.2.1.1 Áp dụng lãi suất cho vay hợp lý
Một trong những điều quan tâm đầu tiên của DN khi đến vay vốn ngân hàng là lãi suất cho vay, bởi lãi suất cho vay ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận mang lại cho DN. Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định số 120/HĐQT-TĐN, ngày 6/02/2013, tuy nhiên các DNNVV rất ít tiếp cận đƣợc với ƣu đãi này. Còn lại, áp dụng mức lãi suất là ngắn hạn, trung và dài hạn cho tất cả các đối tƣợng. Việc làm này đã thực sự “trói tay CBTD” trong việc tiếp cận và mở rộng cho vay đối với các DNNVV. Do vậy, mức lãi suất hợp lý sẽ thu hút đƣợc nhiều DNNVV đến vay vốn. Áp dụng lãi suất thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, hài hòa giữa lợi ích ngân hàng và khách hàng, phù hợp với điều kiện hiện tại và triển vọng phát triển của DNNVV trong từng thời kỳ.
Xây dựng chính sách lãi suất cho vay ƣu đãi đối với DN có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng, có phƣơng án kinh doanh hiệu quả, kết quả hoạt động tốt, DN đƣợc xếp loại A.
3.2.1.2 Đa dạng hóa phƣơng thức cho vay
Áp dụng phƣơng thức cho vay phù hợp với thực tế tình hình sản xuất kinh doanh cũng nhƣ tình hình tài chính của DN là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó giúp DN đảm bảo tính ổn định, phát triển hiệu quả và giúp ngân hàng có đƣợc một cách thức
quản lý tiền vay cũng nhƣ nắm bắt đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh của DN một cách dễ dàng và hợp lý nhất.
Lựa chọn linh hoạt các phƣơng thức cho vay phù hợp chủ yếu là do ngân hàng quyết định dựa trên việc đánh giá khách hàng, đa dạng hóa các hình thức cho vay, ƣu đãi lãi suất để có thể tài trợ kịp thời về vốn cho sự hình thành và phát triển DN... Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam việc lựa chọn một phƣơng thức cho vay phù hợp với mỗi khách hàng, mỗi loại hình sản xuất kinh doanh đƣợc hƣớng dẫn cụ thể trong quy trình cho vay và sổ tay tín dụng, đây là một thuận lợi đối với CBTD. Tuy nhiên, đối với DNNVV vẫn cần có những áp dụng sáng tạo và cụ thể hơn sao cho thật phù hợp. Có các phƣơng thức cho vay nhƣ cho vay trực tiếp từng lần, theo hạn mức tín dụng, dự án đầu tƣ, thấu chi, trả góp, hợp vốn và cho vay hạn mức tín dụng dự phòng.
3.2.1.3 Xác định thời hạn cho vay phù hợp
Đối với bất kỳ một phƣơng án sản xuất kinh doanh nào đều có một thời gian nhất định (chu kỳ sản xuất kinh doanh). Trên thực tế, việc xác định đƣợc khoảng thời gian này một cách chính xác là hết sức khó khăn, đặc biệt đối với phƣơng án sản xuất kinh doanh không thƣờng xuyên, mang tính thời vụ, thời cơ... Vì việc xác định đƣợc chu kỳ sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả của phƣơng án sản xuất kinh doanh cũng nhƣ an toàn vốn vay thì việc xác định một cách chính xác chu kỳ sản xuất kinh doanh để từ đó xác định đƣợc thời hạn cho vay phù hợp là một nhân tố hết sức quan trọng.
Nếu xác định thời hạn cho vay ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh của DNNVV, sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn cho DNNVV trong sản xuất và NHNo&PTNT Việt Nam sẽ không thu hồi đƣợc vốn đúng hạn. Trong trƣờng hợp này, buộc NHNo&PTNT Việt Nam phải thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khi đó toàn bộ dƣ nợ của DNNVV phải chuyển sang nhóm 2, điều này trực tiếp ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam do phải trích dự phòng theo quy định và uy tín của DNNVV bị giảm sút...
Ngƣợc lại, nếu NHNo&PTNT Việt Nam xác định thời hạn cho vay dài hạn hơn thực tế chu kỳ sản xuất kinh doanh của DNNVV, sẽ dẫn đến tình trạng mặc dù chƣa đến thời hạn trả nợ nhƣng DNNVV đã thu đƣợc tiền hàng về và khi đó sẽ xảy ra :
Trƣờng hợp DNNVV có ý thức tốt sẽ tự giác trả nợ đúng hạn hoặc CBTD giám sát đƣợc luồng tiền về sẽ yêu cầu đƣợc trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, nếu thu phí trả nợ trƣớc hạn, lúc này sẽ ảnh hƣởng đến DNNVV ;
Trƣờng hợp DNNVV có ý thức không tốt sẽ không tự giác trả nợ NHNo&PTNT Việt Nam trƣớc hạn, hoặc CBTD không quản lý tốt, không nắm bắt đƣợc luồng tiền về. Khi đó, DNNVV sẽ chiếm dụng vốn vay NHNo&PTNT Việt Nam để quay vòng vốn lần 2 hoặc sử dụng vốn vào mục đích khác mà NHNo&PTNT Việt Nam không thể nắm bắt và quản lý đƣợc. Đây là tình trạng khá phổ biến hiện nay và rất dễ xảy ra trên thực tế. Điều này sẽ gây ra hậu quả khôn lƣờng đối với cả NHNo&PTNT Việt Nam và DNNVV, nếu mức độ rủi ro thấp sẽ làm cho khoản nợ có khả năng trả nợ đúng hạn, nếu mức độ rủi ro cao do sản xuất kinh doanh thua lỗ, mất vốn... thì NHNo&PTNT Việt Nam phải chịu rủi ro, khó khăn trong việc thu hồi vốn, trực tiếp ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam.
3.2.1.4 Cải tiến quy trình và đổi mới trong cho vay
Quy trình, thủ tục cho vay từng bƣớc thiết kế riêng theo 2 nhóm khách hàng là DN và cá nhân, đảm bảo đơn giản hóa đặc biệt là đối với các khoản tài trợ siêu nhỏ (thay vì trƣớc đây, tất cả các khoản cho vay khách hàng đều không phân biệt theo quy mô). Các quy trình này đảm bảo tất cả sản phẩm, dịch vụ do NHNo&PTNT Việt Nam cung cấp đều đạt tiêu chuẩn cam kết và sự hài lòng của khách hàng.
Rà soát, sửa đổi các quy trình, hồ sơ, thủ tục vay vốn cho phù hợp với các DNNVV. Các món nhỏ và siêu nhỏ cũng cần có phƣơng pháp tài trợ riêng để vừa giảm chi phí, vừa nhanh. Quyết định số 1406/NHNo-TD, ngày 23/5/2007 thay thế Quyết định số 1261/NHNo-TD, ngày 13/4/2004 về Tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống, có chỉnh sửa bổ sung bằng Văn bản số 4987/NHNo-TDDN, ngày 28/11/2008
còn nhiều bất cập. NHNo&PTNT Việt Nam nên xem xét, sửa đổi Quyết định số cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của DNNVV.
Mặt khác, nên thay đổi phƣơng pháp tiếp cận, đánh giá DNNVV: Thay vì thụ động chờ DNNVV đến đề nghị đƣợc tài trợ nhƣ trƣớc đây, NHNo&PTNT Việt Nam sẽ chủ động hơn nữa trong việc tiếp cận với DNNVV một cách trực tiếp hoặc thông qua các diễn đàn, phƣơng tiện thông tin đại chúng, hội thảo…Ƣu tiên đầu tƣ cho các DNNVV tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp. Đồng thời, tích cực mở rộng địa bàn, thu hút khách hàng tại các khu vực lân cận và xa hơn nữa. Kết hợp giữa mở rộng cho vay với phát triển dịch vụ, mục tiêu hƣớng tới là cung cấp cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ “trọn gói” nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng; Ƣu tiên mở rộng cho vay DNNVV là “vệ tinh” cho các DN lớn, các DN có sự liên kết với nhau, các DN tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống vì đây là những DN có năng lực, đã có kinh nghiệm kinh doanh nhiều năm, có uy tín trên thị trƣờng, hoạt động ổn định, có khả năng tài chính đảm bảo. Ƣu tiên mở rộng cho vay các DNNVV nhƣng không phải là mở rộng bằng bất kỳ giá nào. Mở rộng cho vay phải đi đôi với đảm bảo chất lƣợng tín dụng.
3.2.1.5 Chủ động cùng với các cấp chính quyền để thành lập Quỹ Bảo lãnh cho vay DNNVV trên từng địa phƣơng
Một trong những khó khăn lớn nhất thành lập Quỹ BLTD tại các địa phƣơng để hỗ trợ các DNNVV vay vốn NHTM là thiếu vốn, do các địa phƣơng đều hạn chế ngân sách nên không có nguồn vốn từ ngân sách đóng góp vào vốn điều lệ của Quỹ.
Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và ngân hàng tăng cƣờng mở rộng cho vay đối với DNNVV, NHNo&PTNT Việt Nam chủ động cùng với các cấp chính quyền để thành lập Quỹ bảo lãnh cho vay DNNVV bằng cách sử dụng nguồn vốn huy động dài hạn để góp vốn thành lập Quỹ.
Chia nhỏ sản phẩm, dịch vụ theo mục đích tài trợ và đến từng đối tƣợng khách hàng nhằm đơn giản hóa và tạo ra nhiều sự lựa chọn của DNNVV. Đặc thù nổi bật hoạt động của DNNVV là tính đa dạng về ngành nghề kinh doanh và sự chênh lệch lớn về trình độ quản lý. Vấn đề đặt ra là để có thể tiếp cận và phục vụ ngày càng nhiều, tốt hơn nhóm khách hàng này phải xây dựng đƣợc một gói sản phẩm đa dạng, phù hợp nhƣ: Bao thanh toán, cho thuê tài chính, góp vốn, đầu tƣ, bảo lãnh, các sản phẩm dịch vụ thanh toán, tƣ vấn, bảo hiểm, ngân quỹ…cũng sẽ đƣợc chia nhỏ với chính sách phí phù hợp tạo cơ hội cho các DNNVV, nhu cầu vốn phát sinh thƣờng xuyên có điều kiện tiếp cận vốn NHNo&PTNT Việt Nam một cách nhanh nhất, đơn giản nhất về thủ tục.
Ngoài ra, cần tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣ: SMS banking, Homebanking, Internet banking... cũng nhƣ mở rộng hơn nữa các sản phẩm tiện ích để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày một lớn của DNNVV.
3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện chính sách ƣu đãi, ƣu tiên đối với các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn
Nông thôn là một thị trƣờng bền vững và an toàn, bởi thị trƣờng ở đây rất lớn. Chúng ta cần phải hƣớng tới những mục tiêu lâu dài để thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn.
Những lĩnh vực chúng ta có thế mạnh thì phải gắn với các DN mạnh tƣơng xứng. Chúng ta cần có những DN lớn trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, thƣơng mại. Bên cạnh đó, một số ngành cũng đang rất phát triển và có tỷ suất lợi nhuận cao nhƣ chăn nuôi, trồng trọt (thuốc trừ sâu, phân bón, giống, kỹ thuật cây trồng...), chế biến gỗ... Những ngành này chủ yếu tập trung ở các DNNVV.
Vì vậy, để khuyến khích các DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc cung ứng các dịch vụ phục vụ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp phát triển, NHNo&PTNT Việt Nam nên có chính sách ƣu đãi, ƣu tiên đối với doanh nghiệp này nhƣ: Ƣu đãi lãi suất; Mức cho vay không cần thế chấp dành cho khu vực này lên tới 200 triệu đồng thay vì 50 triệu đồng nhƣ hiện nay. Tuy nhiên, mức này hoàn toàn có
thể cao hơn nếu nhƣ các DNNVV chứng tỏ đƣợc tính khả thi của các dự án sản xuất, kinh doanh.
Để thực hiện chƣơng trình này, NHNo&PTNT Việt Nam phối hợp với chính quyền và hội nông dân các địa phƣơng để nắm bắt nhu cầu vay vốn và giao chỉ tiêu cho từng chi nhánh, gắn chƣơng trình này với chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các địa phƣơng.
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng thẩm định trƣớc khi cho vay
Chất lƣợng thẩm định cho vay luôn là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lƣợng khoản vay, khoản vay đƣợc thẩm định tốt sẽ đem lại an toàn vốn vay cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng là đúng đắn và đem lại hiệu quả cho DN.
Công tác thẩm định đòi hỏi cán bộ ngân hàng không những phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có hiểu biết rộng, sâu sắc về lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của DN, các luật điều chỉnh, cung cầu thị trƣờng…
Để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao và đảm bảo đáp ứng đƣợc kịp thời cơ hội kinh doanh của DN, kết hợp với công tác Marketing yêu cầu cán bộ ngân hàng phải tiếp cận với phƣơng án, dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng ngay từ khi mới manh nha. Qua đó giúp cán bộ ngân hàng có nhiều thời gian hơn trong việc tham khảo, nghiên cứu phƣơng án, dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng để từ đó có đƣợc quyết định đầu tƣ đúng đắn, cũng nhƣ việc quản lý giám sát và đánh giá khách hàng theo định kỳ.
3.2.4. Huy động và đáp ứng đủ nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn mở rộng cho vay DNNVV trƣớc hết là lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn và nông dân DNNVV trƣớc hết là lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn và nông dân
Huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, quyết định đến việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Có tăng trƣởng nguồn vốn ổn định thì mới đƣợc tăng trƣởng tín dụng. Chú trọng huy động nguồn vốn ổn định từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế. Để
đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn kinh doanh, NHNo&PTNT Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều hình thức huy động đa dạng, tiện lợi để đáp ứng mọi nhu cầu của nhiều đối tƣợng khách hàng :
Một là : Đƣa ra nhiều hình thức huy động đa dạng với thời gian khác nhau : Tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm theo tuần lãi suất, tiết kiệm tại gia...Bên cạnh đẩy mạnh huy động từ dân cƣ thì việc huy động nguồn vốn từ các đối tƣợng khác nhƣ : TCTD, Công ty tài chính, các dự án ODA... cũng đƣợc đẩy mạnh và có cơ chế rõ ràng.
Hai là : NHNo&PTNT Việt Nam luôn chủ động duy trì và phát huy mức lãi suất huy động đầu vào có tính cạnh tranh cao so với các NHTM khác nhằm mục tiêu duy trì lƣợng khách hàng đã quan hệ giao dịch, bên cạnh đó sẽ lôi kéo đƣợc khách hàng mời còn đang lựa chọn các ngân hàng khác nhau.
Ba là : Tận dụng triệt để các dòng vốn FDI mà các tổ chức tài chính nƣớc ngoài viện trợ cho Việt Nam để chiếm ƣu thế trong việc nguồn vốn rẻ để cho vay các DNNVV tại Việt Nam.
Vì vậy, để đảm bảo nguồn vốn; cơ cấu nguồn vốn cho vay và mở rộng cho vay DNNVV trƣớc hết là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, NHNo&PTNT Việt Nam cần đề cao việc đa dạng hóa hình thức huy động vốn trong đó cung cấp kịp thời các sản phẩm tiền gửi cho khách hàng với các hình thức đa dạng phong phú nhất là các loại sản phẩm huy động vốn (đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn) trên nền tảng công nghệ hiện đại và mang nhiều tiện ích cho khách hàng. Cần căn cứ từng đối tƣợng khách hàng, từng địa phƣơng mà thiết kế danh mục các hình thức huy động khác nhau cho phù hợp.
Tăng cƣờng hợp tác, kết nối thanh toán với tổ chức, DN lớn; Tăng cƣờng huy động vốn tại các đô thị, thành phố để chuyển tải về nông thôn, đảm bảo các yêu cầu vốn để phục vụ nông nghiệp, nông thôn, các dự án cam kết, bố trí thêm vốn để chuyển đổi sang cho vay DNNVV, DN xuất khẩu (lƣơng thực, cà phê, cá tra, cá basa…).
3.2.5. Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng và khách hàng
Xây dựng kho dữ liệu tập trung trên hệ thống IPCAS, thống nhất và dễ dàng truy cập, chia sẻ thông tin trong toàn hệ thống. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp NHNo&PTNT Việt Nam chọn lọc khách hàng, xác định nhóm khách hàng tiềm năng và là căn cứ để đƣa ra các biện pháp Marketing thu hút khách hàng, đƣa ra quyết định cho vay hay không cho vay.
Hệ thống thông tin tín dụng về DNNVV đầy đủ, chính xác và đƣợc cập nhật thƣờng xuyên sẽ góp phần rút ngắn thời gian thẩm định khách hàng, tăng độ chính xác của các đánh giá, giảm thiểu rủi ro trong cho vay.
Ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam nên xây dựng tiêu chí xếp hạng tín dụng phù hợp với DNNVV, trong đó khác với tính chuẩn hóa đối với các DN lớn, hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là DNNVV cần linh hoạt, đơn giản, chú trọng tới yếu tố bản thân chủ DN hơn là các chỉ số tài chính. Hiện nay, NHNo&PTNT