3.1. Mục tiêu và định hƣớng mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam NHNo&PTNT Việt Nam
3.1.1. Định hƣớng phát triển NHNo&PTNT Việt Nam
Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lƣới hoạt động, số lƣợng khách hàng. Đến 31/12/2013, Agribank có tổng tài sản 705.365 tỷ đồng; vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 626.390 tỷ đồng; tổng dƣ nợ 530.600 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 ngƣời; gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với trên 1.000 ngân hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; đƣợc hàng triệu khách hàng tin tƣởng lựa chọn… Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nƣớc ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tƣ châu Âu (EIB)… Agribank đảm nhâ ̣n vai trò Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dƣơng (APRACA) nhiê ̣m kỳ 2008 - 2010. Trong những năm gần đây, Agribank còn đƣợc biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại. Những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thƣơng mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tƣ vốn cho nền kinh tế đất nƣớc, chủ lực trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nƣớc. Duy trì tăng trƣởng tín dụng ở mức hợp lý. Ƣu tiên đầu tƣ cho “Tam nông”, trƣớc tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyển dịch cơ
cấu đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dƣ nợ cho lĩnh vực này đạt trên 70%/tổng dƣ nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hƣớng hiện đại hóa. Năm 2014, Agribank phấn đấu đạt đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng cụ thể, đó là: nguồn vốn tăng từ 11%-13%; dƣ nợ tăng 10%- 12%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt trên 70%/tổng dƣ nợ; nợ xấu dƣới 4%; đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN Việt Nam.
3.1.2. Quan diểm mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam
Căn cứ vào định hƣớng chung, NHNo&PTNT Việt Nam cũng đã xác định cho mình những hƣớng phát triển riêng. Với quan điểm: Mở rộng tín dụng phải đi đôi với đảm bảo chất lƣợng tín dụng, mở rộng nhƣng phải nằm trong khả năng kiểm soát, mở rộng tín dụng phải đảm bảo nhu cầu và lợi ích của khách hàng. NHNo&PTNT Việt Nam đã đƣa ra một số chủ trƣơng đối với đối tƣợng khách hàng DNNVV trong thời gian tới nhƣ sau :
- Tiếp tục bám sát chủ trƣơng, định hƣớng, chỉ tiêu tăng trƣởng ngành để cụ thể hóa thành mục tiêu hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNNVV nói riêng của ngân hàng.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay. Tập trung xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, đôn đốc các đơn vị có tiềm ẩn rủi ro để thu hồi nợ.
- Xử lý triệt để thu nợ đến hạn, không để nợ quá hạn mới phát sinh. Thực hiện chuyển nợ quá hạn đúng quy định.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra hoạt động tín dụng nhằm phát hiện tồn tại thiếu sót để khắc phục kịp thời, nâng cao chất lƣợng tín dụng
Việt Nam
Trên cơ sở định hƣớng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam và quan điểm mở rộng cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam đối với DNNVV, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV và thực trạng mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam, từ đó xây dựng và đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với các DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam nhƣ sau: