Giới thiệu chung về công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ chống cắt đất không bão hòa đến sự ổn định đập đất (Trang 142 - 144)

Ch−ơng 2 Cơ sở lý thuyết đất không bão hòa

4.1.Giới thiệu chung về công trình

4.1.1. Công trình hồ chứa nước Sông Sắt

Hồ chứa n−ớc Sông Sắt nằm trên sông Sắt thuộc địa phận xã Ph−ớc Thắng, huyện Bác ái, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 50 km về phía Tây Bắc.

Hồ chứa có các thông số chính sau:

- Mực n−ớc dâng gia c−ờng thiết kế (MNGC) : +174,74m;

- Mực n−ớc dâng bình th−ờng (MNDBT) : +172,00m;

- Dung tích hữu ích : 47,70 x 106 m3;

- Dung tích toàn bộ : 50,89 x 106 m3.

Công trình đầu mối hồ chứa n−ớc Sông Sắt bao gồm 3 hạng mục chính: đập đất, tràn xả lũ, cống lấy n−ớc. Đập có mặt cắt dạng hỗn hợp 3 khối, lõi giữa chống thấm, có chân khay bố trí tại tim đập, nhằm tận dụng đ−ợc khối l−ợng đất đá thải từ các hố móng công trình đầu mối để giảm giá thành cho đập. Hệ thống tiêu n−ớc thân đập dùng kiểu dải lọc ống khói để hạ nhanh đ−ờng bão hoà và đ−a n−ớc thấm về hạ l−u đổ vào đống đá tiêu n−ớc (hình V.1 và V.2 phụ lục V).

Các kích th−ớc chủ yếu của công trình đập đất dâng n−ớc:

- Cao trình đỉnh đập : +176,70m;

- Chiều rộng đỉnh đập : 5,0m;

- Chiều dài đỉnh đập : 375m;

- Chiều cao đập lớn nhất Hmax : 30,9m;

- Độ dốc mái th−ợng l−u mt : 3,0  3,5  4,0;

- Độ dốc mái hạ l−u mh : 2,5  3,0  3,5;

4.1.2. Công trình hồ chứa nước Khe Cát

Công trình Hồ chứa n−ớc Khe Cát nằm trên th−ợng nguồn suối Khe Cát, thuộc

xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh cách thành phố Hạ Long khoảng 80

km Đông Bắc.

Hồ chứa có các thông số chính sau:

- Mực n−ớc lũ thiết kế (MNLTK) : +39,34m;

- Mực n−ớc dâng bình th−ờng (MNDBT) : +38,90m;

- Dung tích hữu ích Vhi : 6,5 x 106 m3;

- Dung tích toàn bộ Vtb : 6,676 x 106 m3.

Công trình đầu mối hồ chứa n−ớc Khe Cát giai đoạn lập dự án đầu t− xây dựng dự kiến bao gồm 3 hạng mục chính: đập đất, tràn xả lũ, cống lấy n−ớc. Đập có mặt cắt dạng đồng chất, giữa thân đập đ−ợc thiết kế một lớp thu n−ớc nhằm hạ thấp đ−ờng bão hòa khi vật thoát n−ớc hạ l−u bị tắc.

Các kích th−ớc chủ yếu của công trình đập đất:

- Cao trình đỉnh đập : +41m;

- Chiều rộng đỉnh đập : 6,0m;

- Chiều dài đỉnh đập : 313,83m;

- Độ dốc mái th−ợng l−u mt : 3,75  4,0  4,25;

- Độ dốc mái hạ l−u mh : 3,0  3,25  3,5; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chân khay đ−ợc đào sâu xuống tầng đá gốc 0,5m, bề rộng chân khay là 6m. 4.1.3. Mái dốc tự nhiên ở Yên Bái

Mái dốc trong nghiên cứu là mái dốc tự nhiên của một quả đồi nằm dọc theo đ−ờng quốc lộ thuộc thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái, đ−ợc ng−ời dân bạt mái để

xây nhà ở (hình V.16 phụ lục V). Lớp đất trên cùng của mái dốc là đất tàn tích thuộc loại sét pha mầu nâu vàng lẫn sạn sỏi, có chiều dầy từ 0,9 m đến 1,2 m. Lớp thứ hai là lớp phong hóa mạnh đến hoàn toàn có bề dầy từ 3,5 m đến 4,5 m. Đất lớp 2 thuộc loại sét pha mầu nâu vàng lẫn mảnh vụn phong hóa và sạn sỏi. Lớp cuối cùng là đá gốc phong hóa nhẹ đến vừa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ chống cắt đất không bão hòa đến sự ổn định đập đất (Trang 142 - 144)