Kết quả thí nghiệm cho mẫu đầm nén Sông Sắt 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ chống cắt đất không bão hòa đến sự ổn định đập đất (Trang 91)

VIII. Bố cục của luận án

3.3.4.3. Kết quả thí nghiệm cho mẫu đầm nén Sông Sắt 3

Mặt bao phá hoại Mohr-Coulomb mở rộng cho mẫu đầm nén Sông Sắt 3 ứng với các giá trị lực hút dính khác nhau đ−ợc trình bày trong hình 3.20 hoặc hình IV.3

phụ lục VI. Trên hình 3.20 ta thấy đất thí nghiệm có góc ma sát trong ’ = 130 và

lực dính đơn vị c’ = 14 kPa. Kết quả trên hình 3.20 cho thấy c−ờng độ chống cắt của mẫu tăng khi lực hút dính tăng nh−ng góc b giảm dần từ giá trịb = ’ ứng với giá trị lực hút dính nhỏ hơn giá trị khí vào tới hạn. Góc ma sát trong gần nh− không thay đổi (’  130).

Hình chiếu của mặt bao phá hoại trên mặt phẳng t ~ (s - ua) đ−ợc thể hiện trên hình 3.21. Trên hình 3.21 ta thấy c−ờng độ chống cắt của mẫu tăng khi ứng suất pháp thực tăng. Góc ma sát trong gần nh− không đổi khi lực hút dính tăng.

Hình 3.20. Mặt bao phá hoại Mohr-Coulomb mở rộng lập từ các kết quả thí nghiệm cắt trực tiếp mẫu đầm nén Sông Sắt 3

0 100 200 300 0 100 200 300 400 Ứng suất phỏp thực, (s - ua) (kPa) C ư ờ n g đ ộ c h ố n g c ắ t, f ( k P a ) ua - uw = 0 kPa ua - uw = 20 kPa ua - uw = 50 kPa ua - uw = 100 kPa ua - uw = 200 kPa

Hình 3.21. Quan hệ giữa c−ờng độ chống cắt và ứng suất pháp thực của mẫu đầm nén Sông Sắt 3 từ thí nghiệm cắt trực tiếp ứng với các lực hút dính khác nhau

Hình 3.22 trình bày giao tuyến của mặt bao phá hoại Mohr-Coulomb mở

rộng với mặt phẳng t ~ (ua – uw) tại ứng suất pháp thực bằng 0 kPa. Tính phi tuyến

của đ−ờng bao c−ờng độ chống cắt theo lực hút dính đ−ợc thể hiện rõ trong hình 3.22. Ban đầu, khi lực hút dính thấp (0 kPa), b = ’ = 130. Khi giá trị lực hút dính v−ợt quá giá trị khí vào (11,8 kPa), góc b giảm nhanh đến giá trị 40 ứng với lực hút dính bằng 200 kPa. 0 100 200 300 0 100 200 300 Lực hỳt dớnh, ua - uw (kPa) C ư ờ n g đ ộ c h ố n g c ắ t,t f (k P a )

Hình 3.22. Quan hệ giữa c−ờng độ chống cắt và lực hút dính của mẫu đầm nén Sông Sắt 3 xác định từ thí nghiệm cắt trực tiếp tại ứng suất pháp thực bằng 0 kPa

3.4. xác định cường độ chống cắt của đất không bão hòa bằng

thí nghiệm nén ba trục

Có nhiều ph−ơng pháp thí nghiệm ba trục khác nhau đ−ợc dùng cho đất không bão hòa [2, 9, 16, 26, 27, 55, 58]: thí nghiệm nén ba trục cố kết thoát n−ớc+khí (hay CD); thí nghiệm nén ba trục độ ẩm không đổi (hay CW); thí nghiệm nén ba trục cố kết không thoát n−ớc+khí, có đo áp lực lỗ rỗng (hay CU); thí nghiệm nén ba trục không cố kết, không thoát n−ớc+khí (hay UU); thí nghiệm nén một trục nở hông (hay UC). Hai sơ đồ cắt CD và CW là các sơ đồ làm việc phổ biến trong công trình thủy lợi. Do vậy, luận án đã tập trung đi sâu nghiên cứu thực nghiệm theo hai sơ đồ cắt này.

3.4.1. Thiết bị ba trục cải tiến để thí nghiệm đất không bão hòa

Trong lỗ rỗng đất không bão hòa có tồn tại khí và n−ớc nên ph−ơng pháp và kỹ thuật thí nghiệm phức tạp hơn so với đất bão hòa. Thiết bị thí nghiệm cho đất không bão hòa cần đ−ợc cải tiến từ thiết bị thí nghiệm thông th−ờng cho đất bão hòa sao cho có thể đo hay khống chế riêng rẽ các áp lực khí lỗ rỗng và n−ớc lỗ rỗng.

Thiết bị thí nghiệm nén 3 trục cải tiến dùng trong nghiên cứu này t−ơng tự với thiết bị thí nghiệm của Fredlund và Rahardjo (1993). Nó cho phép khống chế cả áp lực khí lỗ rỗng, ua, và áp lực n−ớc lỗ rỗng, uw, để lập quan hệ giữa c−ờng độ chống cắt t và lực hút dính, (ua – uw). Hình 3.23 trình bày sơ đồ lắp đặt buồng thí nghiệm nén 3 trục mẫu đất không bão hòa. Đặc điểm của buồng này là tấm đá thấm đáy đ−ợc thay bằng một đĩa gốm tiếp nhận khí cao áp để kiểm soát và đo áp lực n−ớc lỗ rỗng của đất không bão hòa. Để khống chế áp lực khí lỗ rỗng trong khi cố kết và cắt, van áp lực ng−ợc của buồng ba trục thông th−ờng trở thành van điều khiển áp lực khí lỗ rỗng (C). Sơ đồ bố trí hệ đ−ờng ống trên bảng điều khiển đ−ợc mô tả trong hình 3.24. Đ−ờng áp lực khí lỗ rỗng để điều khiển áp lực khí lỗ rỗng đ−ợc nêu trong cả hai hình.

Việc đặt đĩa tiếp nhận khí cao áp lên tấm đáy của buồng ba trục đ−ợc mô tả trong hình 3.25. Van A trong tấm đáy (hình 3.25) đ−ợc dùng để khống chế áp lực n−ớc lỗ rỗng và đo biến thiên thể tích n−ớc trong thí nghiệm cắt thoát n−ớc. Van A có thể nối với chỉ báo kế biến thiên thể tích kiểu buret kép (Head, 1986). Van B trên tấm đáy đ−ợc dùng để đo áp lực n−ớc lỗ rỗng trong thí nghiệm cắt không thoát n−ớc, cũng có thể dùng nó để đo áp lực n−ớc lỗ rỗng định tr−ớc trong thí nghiệm thoát n−ớc bằng bộ biến năng áp lực. Van C đ−ợc nối tiếp với hệ đo hay khống chế áp lực khí lỗ rỗng. áp lực buồng đ−ợc khống chế bằng van D.

Nghiên cứu đ−ợc thực hiện trên thiết bị thí nghiệm nén ba trục thuộc phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật tr−ờng Đại học Thủy lợi (hình 3.26), đ−ợc tác giả cải tiến để có thể thí nghiệm các mẫu đất không bão hòa. Đĩa tiếp nhận khí cao áp dùng trong nghiên cứu là đĩa gốm loại 5 bar (500 kPa). Tác giả đã thiết kế và gia công mặt tấm đế d−ới để gắn đ−ợc đĩa gốm tiếp nhận khí cao áp lên trên, tạo hệ đ−ờng rãnh nối

tiếp nhau nh− mô tả trong hình 3.27. Các đ−ờng rãnh trên mặt tấm đế d−ới bên trong ngăn chứa n−ớc đ−ợc dùng nh− các đ−ờng dẫn n−ớc để đuổi các bọt khí có thể bị giam hãm hay tích tụ do khuếch tán.

Hình 3.23. Buồng ba trục cải tiến để thí nghiệm đất không bão hòa (theo Fredlund và Rahardjo, 1993)

Hình 3.24. Sơ đồ bảng điều khiển và bố trí hệ đ−ờng ống cho máy ba trục cải tiến

Hình 3.25. Tấm đáy ba trục để thí nghiệm đất không bão hòa. a) Mặt bằng tấm đáy với các lỗ thoát; b) Mặt cắt ngang tấm đáy với đĩa tiếp nhận khí cao áp

(a)

(b)

Hình 3.26. Hệ thống máy ba trục cải tiến dùng trong phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật, tr−ờng Đại học Thủy lợi

Đ−ờng áp lực ng−ợc Đ−ờng khí vào Đ−ờng áp lực buồng Mẫu đất Bộ đo áp lực n−ớc lỗ rỗng

Hình 3.27. Ngăn chứa n−ớc có các rãnh hình vòng tròn ở phần đầu của chân đế buồng ba trục và đĩa áp lực khí cao.

Nh− thấy trên hình 3.27, mặt trên của tấm đế d−ới đ−ợc khía thành những đ−ờng rãnh hình vòng tròn và những đ−ờng rãnh thẳng tạo thành một hệ kênh dẫn n−ớc. Đĩa áp lực khí đ−ợc trám đủ kín vào bệ đáy bằng keo Epoxy theo chu vi của đĩa. Sự trám kín giữa đĩa và bệ đáy bảo đảm khí không thể rò rỉ vào trong ngăn chứa n−ớc.

3.4.2. Qui trình thí nghiệm

Tác giả áp dụng qui trình thí nghiệm nén 3 trục cho mẫu đất bão hòa (Head, 1986), và dùng qui trình thí nghiệm nén 3 trục cho đất không bão hòa (Fredlund và Rahardjo, 1993). Lực hút dính ban đầu đ−ợc thiết lập dựa trên việc sử dụng kỹ thuật chuyển trục.

Chuẩn bị mẫu

Các mẫu đất thí nghiệm thuộc hai công trình Khe Cát và Sông Sắt đ−ợc đầm nén với giá trị khối l−ợng đơn vị khô bằng 95 % khối l−ợng đơn vị khô lớn nhất và độ ẩm t−ơng ứng sau khi đầm nén (bảng 3.2). Mẫu đất đ−ợc đầm nén từ 10 lớp đất với chiều dày mỗi lớp là 10mm để đảm bảo tính đồng nhất về độ chặt trong toàn mẫu (hình 3.28, 3.29). Chiều cao và đ−ờng kính mẫu t−ơng ứng là 100mm và 50mm nh− trình bày trong hình 3.30. Trọng l−ợng quả đầm là 0,715 (kG), trọng l−ợng quả đầm+thanh dẫn là 1,303 (kG), chiều cao quả đầm rơi là 30 cm.

Đĩa áp lực khí cao Các rãnh hình tròn

Hình 3.28. Chế bị mẫu đất thí nghiệm

Hình 3.29. Mẫu đất đang đ−ợc đầm trong cối

Hình 3.30. Mẫu đất thí nghiệm sau khi đ−ợc chế bị

Giai đoạn bão hòa mẫu

Tất cả các mẫu đất dùng trong ch−ơng trình thí nghiệm này đầu tiên đ−ợc bão hòa nhằm tạo nên sự đồng nhất về độ ẩm hay độ bão hòa ban đầu. Trong giai đoạn này, đ−ờng áp lực n−ớc lỗ rỗng nối với thiết bị khống chế áp lực và thể tích n−ớc, bơm n−ớc vào trong mẫu từ đỉnh. Mẫu đất đ−ợc bão hòa bởi quá trình tăng dần từng

cấp áp lực buồng, s3, và áp lực ng−ợc, uw, d−ới áp lực hiệu quả bằng 10kPa cho đến

khi hệ số áp lực n−ớc lỗ rỗng B đạt giá trị gần 1. Mẫu đất đ−ợc coi là bão hòa hoàn toàn khi hệ số áp lực n−ớc lỗ rỗng đạt giá trị lớn hơn hoặc bằng 0,95 (Head, 1986). Quá trình bão hòa mẫu th−ờng kéo dài khoảng 10 ngày.

Cối đầm

Quả đầm và thanh dẫn

M−ời phần đất để đầm thành 10 lớp

Giai đoạn cố kết

Sau khi giai đoạn bão hòa kết thúc, mẫu đất đ−ợc cố kết d−ới áp lực buồng,

s3, và áp lực n−ớc lỗ rỗng, uw, hay nói cách khác mẫu đất đ−ợc cố kết đẳng h−ớng

bằng các áp lực hiệu quả yêu cầu, (s3 – uw). Giá trị độ lớn của áp lực cố kết đ−ợc

chọn tùy thuộc các giá trị áp lực thực (s3 – ua) theo yêu cầu của giai đoạn cân bằng

lực hút dính và giai đoạn cắt. Trong giai đoạn cố kết, mở van C để thoát n−ớc và mở van D tạo áp lực buồng khống chế theo giá trị yêu cầu (hình 3.23). áp lực n−ớc lỗ rỗng đ−ợc đo bằng bộ biến năng đặt trên tấm đáy. L−ợng n−ớc thoát ra từ mẫu thí nghiệm trong quá trình cố kết đẳng h−ớng đ−ợc ghi lại bằng thiết bị đo biến thiên thể tích burret kép. Giai đoạn cố kết đ−ợc coi là kết thúc khi thể tích n−ớc thoát ra khỏi mẫu không thay đổi và áp lực n−ớc lỗ rỗng d− đã hoàn toàn tiêu tán. Thời gian cho giai đoạn cố kết khoảng 1 giờ. Khi giai đoạn cố kết hoàn thành thì giai đoạn tạo lực hút dính trong mẫu đ−ợc bắt đầu.

Giai đoạn tạo và cân bằng lực hút dính trong mẫu

Khi giai đoạn cố kết đã kết thúc, để tạo lực hút dính bên trong mẫu, đ−ờng áp lực n−ớc nối với đỉnh của mẫu thí nghiệm sẽ đ−ợc ngắt tại van C và thay vào đó bằng đ−ờng áp lực khí, ua. Đ−ờng áp lực n−ớc đ−ợc nối với buồng nhỏ chứa n−ớc d−ới đáy mẫu tại van A. Lúc này, van A sẽ khống chế áp lực n−ớc lỗ rỗng tại đáy mẫu trong khi áp lực khí lỗ rỗng bên trong mẫu đ−ợc kiểm soát tại van C. Sự khác nhau giữa áp lực khí lỗ rỗng, ua, và áp lực n−ớc lỗ rỗng, uw, chính là lực hút dính, (ua

– uw). Nh− vậy trong quá trình tạo lực hút dính, mẫu đất sẽ đ−ợc cố kết bởi áp lực

hông thực (s3 – ua) và lực hút dính (ua – uw).

Giai đoạn cân bằng lực hút dính trong mẫu đ−ợc coi là kết thúc khi l−ợng n−ớc thoát ra hầu nh− bằng 0 hay áp lực n−ớc lỗ rỗng d− tiêu tán hoàn toàn và thể tích thay đổi giảm dần tới 0,04% trong 1 ngày nh− theo đề nghị bởi Sivakumar (1993). Thời gian cho quá trình cân bằng lực hút dính th−ờng kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày.

Giai đoạn cắt mẫu

- Giai đoạn cắt mẫu cho thí nghiệm nén ba trục cố kết thoát nước+khí (CD)

Khi đạt điều kiện cân bằng d−ới các áp lực tác dụng (tức là s3, ua và uw), mẫu đ−ợc cắt bằng cách nén dọc trục với tốc độ biến dạng thích hợp. Vào năm 1979, hai ông Satija và Gulhati đã kết luận từ các số liệu thí nghiệm của mình là độ lệch ứng suất không nhạy cảm với ảnh h−ởng của biến thiên tốc độ biến dạng [2]. Các tác giả gợi ý là các biến đổi lực hút dính trong thí nghiệm CW và biến đổi độ ẩm trong các thí nghiệm CD có thể là một chỉ báo hợp lý hơn để đánh giá tốc độ biến dạng thích hợp. Trong nghiên cứu này, tốc độ biến dạng đ−ợc tính toán theo TCVN 8868:2011 và đ−ợc chọn trên cơ sở phải bảo đảm tiêu tán đ−ợc các áp lực lỗ rỗng sinh ra. Khi tiến hành làm thử một số mẫu, tác giả nhận thấy rằng với tốc độ biến dạng nhỏ hơn hay bằng 0,05 mm/phút thì các biến đổi áp lực n−ớc lỗ rỗng tại đáy mẫu thay đổi rất ít (khoảng 1 kPa so với lực hút dính ban đầu, tức khoảng 0,5 %). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn tốc độ biến dạng là 0,02 mm/phút. Quá trình cắt tiến hành trong điều kiện thoát áp lực n−ớc và khí lỗ rỗng tác dụng bằng cách mở các van A và C (hình 3.23). Các biến thiên thể tích n−ớc và thể tích tổng đ−ợc giám sát trong suốt quá trình cắt. Quá trình cắt kết thúc khi đạt chỉ tiêu phá hoại định tr−ớc (tức độ lệch ứng suất cực đại). Nếu không đạt đ−ợc điều kiện phá hoại nh− nêu ở trên thì ngừng thí nghiệm khi đạt đến 25% biến dạng dọc trục.

- Giai đoạn cắt mẫu cho thí nghiệm nén ba trục độ ẩm không đổi (CW)

Khi điều kiện cân bằng lực hút dính trong mẫu đã đạt đ−ợc d−ới các áp lực tác dụng (tức là s3, ua và uw), mẫu đất đ−ợc cắt bằng lực dọc trục trong các điều kiện thoát khí và không thoát n−ớc lỗ rỗng, với một vận tốc bằng hằng số. Tốc độ biến dạng đ−ợc tính toán theo TCVN 8868:2011 và đ−ợc chọn trên cơ sở bảo đảm khống

chế áp lực khí lỗ rỗng ua bằng áp lực khí lỗ rỗng tại cuối quá trình cố kết hay đầu

quá trình cắt. Trong nghiên cứu này, tác giả chọn tốc độ biến dạng là 0,02 mm/phút. Trong sơ đồ thí nghiệm này, mẫu đất đ−ợc cắt d−ới điều kiện pha khí thoát tự do, nh−ng không cho pha n−ớc thoát ra ngoài. Điều này có nghĩa là trong quá trình

cắt van của pha khí đ−ợc mở (van C trong hình 3.23) và van của pha n−ớc đ−ợc đóng

lại (van A và B trong hình 3.23). Trong quá trình cắt, áp lực khí lỗ rỗng, ua, đ−ợc giữ

tại giá trị bằng giá trị áp lực khí ở giai đoạn tạo cân bằng về lực hút dính. áp lực

n−ớc lỗ rỗng, uw, tăng lên hay giảm đi phụ thuộc vào sự tăng hay giảm của thể tích

mẫu trong đất trong quá trình cắt. Nh− vậy trong giai đoạn cắt thì giá trị áp lực khí

lỗ rỗng, ua, không đổi, nh−ng giá trị áp lực n−ớc lỗ rỗng, uw, thay đổi, do đó có thể

xác định đ−ợc lực hút dính trong mẫu, (ua – uw), biến đổi trong quá trình cắt. Giai

đoạn cắt đ−ợc coi là kết thúc khi độ lệch ứng suất, q = (s1 - s3) đã v−ợt qua điểm

đỉnh và đạt tới giá trị không đổi hoặc đã quan sát đ−ợc mặt phá hoại rõ ràng trên mẫu đất. Nếu không đạt đ−ợc điều kiện phá hoại nh− nêu trên thì ngừng thí nghiệm khi đạt đến 25% biến dạng dọc trục. Giai đoạn cắt kéo dài trong một đến hai ngày.

Các điều kiện ứng suất trong thí nghiệm nén ba trục theo các sơ đồ CD và CW

Các điều kiện ứng suất trong thí nghiệm nén ba trục cố kết thoát n−ớc và thí nghiệm nén ba trục với độ ẩm không đổi đ−ợc tóm tắt trong các hình 3.31 và 3.32 d−ới đây.

Hình 3.31. Các điều kiện ứng suất trong khi thí nghiệm nén ba trục cố kết thoát n−ớc+khí (CD)

Hình 3.32. Các điều kiện ứng suất trong thí nghiệm nén ba trục độ ẩm không đổi (CW)

3.4.3. Chương trình thí nghiệm

Các thí nghiệm nén ba trục cố kết thoát n−ớc+khí (CD) và độ ẩm không đổi (CW) đ−ợc thực hiện tại các lực hút dính khác nhau và các áp lực hông thực khác nhau để nghiên cứu mặt bao phá hoại cho đất không bão hòa. Thực tế hiện nay, các công trình đập vật liệu địa ph−ơng ở n−ớc ta th−ờng tồn tại khối không bão hòa nằm phía trên đ−ờng bão hòa trong thân đập. áp lực n−ớc lỗ rỗng âm (lực hút dính) lớn nhất của khối đất không bão hòa trong thân đập có giá trị bằng 200 kPa. Do vậy, lực hút dính ban đầu lớn nhất đ−ợc chọn trong nghiên cứu này là 200 kPa. Với mục đích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ chống cắt đất không bão hòa đến sự ổn định đập đất (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)