Tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 47 - 48)

1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ

1.3.3. Tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ, có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước. Trong hơn 25 năm đổi mới, thành tựu lớn nhất của Đồng Nai là kinh tế đã phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Giai đoạn 2005 - 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân 12%, năm 2011 tăng 13,56%. "Ngành công nghiệp năm 2000 chiếm 39%, năm 2010 là 52% và năm 2011 là 56% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nguyên nhân của những thành công đó là do Đồng Nai đã thu hút được một lượng vốn đầu tư nước ngoài đứng thứ ba cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nếu tính cả dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, thì tổng vốn đầu tư của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài ở Đồng Nai đạt khoảng 7,8 tỷ USD. Có thể nói Đồng Nai đã dựa vào lợi thế của mình để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế nói chung và trong phát triển công nghiệp nói riêng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tác động rất lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động... Ngoài ra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn tạo ra môi trường cạnh tranh, kích thích các doanh nghiệp trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp phần giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp trong GDP; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh lao động công nghiệp và

dịch vụ, giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, thúc đẩy phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Đồng Nai ít tác động đến những ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư như các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy hải sản, các ngành sử dụng nhiều lao động, các ngành sử dụng nguyên liệu trong nước như chế biến gỗ cao su, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc còn khiêm tốn.

Nguyên nhân để Đồng Nai thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tạo đột phá trong phát triển công nghiệp là địa phương đã biết phát huy lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng của một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Quan trọng hơn là chính quyền địa phương đã biết vận dụng chủ trương mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước để đề ra chính sách thu hút đầu tư đúng đắn, coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, có thái độ cầu thị, lắng nghe ý kiến các nhà đầu tư, coi vướng mắc của các nhà đầu tư là công việc của chính quyền cần phải giải quyết. Đồng Nai còn biết lựa chọn những lĩnh vực, những ngành mà địa phương có lợi thế để phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)