Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 64 - 67)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC

2.2.1. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh Bắc Giang

Năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp (theo gia cố định) đạt 1.738,6 tỷ đồng, tăng 29,5% so năm 2005, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI tỉnh đề ra 5%. Cơ cấu công nghiệp trong GDP từ 22% (2005) tăng 25,1% (2006). Năm 2009, do chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế nên giá trị sản xuất công nghiệp không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2008 sản xuất công nghiệp vẫn có những tăng trưởng đáng kể, năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.987,1 tỷ đồng,

tăng 14% so năm 2008, bằng 92% kế hoạch năm 2009. Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24,8% so với năm 2009 và tăng gấp 2,7 lần so với năm 2005 (niên giám thống kê Bắc Giang 2005-2010). Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh Bắc Giang đạt 20,9%.

+ Giá trị kim ngạch xuất khẩu: Năm 2006 đạt 68 triệu USD, tăng 30% so với năm 2005. Mặt hàng xuất khẩu của ngành công nghiệp phong phú hơn và có thêm một số sản phẩm mới như: anten, thiết bị điện tử, các sản phẩm nhựa, bao bì, sản lượng rau quả xuất khẩu tăng khá; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc đạt 64 triệu USD. Đáng chú ý là các sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp đã có chỗ đứng ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Canada... Các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao là: Công ty Cổ phần may Bắc Giang đạt 24 triệu USD, Công ty Quốc tế VietPan Pacific đạt 14 triệu USD. Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp đạt trên 102 triệu USD, chiếm 92,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, hàng may mặc đạt 92,3 triệu USD tăng 58,5% so năm 2006, chiếm tỷ trọng 91,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu tăng khá ổn định, năm 2010 đạt 295 triệu USD, gấp 4,5 lần so với năm 2005, tăng bình quân 36,1%/năm. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: hàng may mặc chiếm tỷ trọng bình quân 50%, hàng nông sản chiếm 10%. Bước đầu có một số mặt hàng công nghiệp xuất khẩu mới như sản phẩm nhựa plasitic, thiết bị điện tử, linh kiện phụ trợ máy tính... Kim ngạch xuất khẩu của các thành phần kinh tế đều tăng: khối doanh nghiệp đầu tư trong nước tăng 36,6%/năm, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,4%/năm.

Năm 2009, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, song tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng khá tốt. Đạt được kết quả này một phần do có sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, bên cạnh đó một số dự án lớn sản xuất linh kiện điện tử xuất khẩu đã hồi phục ổn định đi vào sản

xuất, góp phần tạo ra giá trị xuất khẩu cao. Giá trị xuất khẩu ước đạt 200,5 triệu USD, tăng 19,28% so năm 2008, tăng 17,9% so kế hoạch năm. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 95,5 triệu USD tăng 8,5% so với kế hoạch năm, khu vực có vốn nước ngoài đạt 105 triệu USD, tăng 28% so kế hoạch và tăng 31 % so cùng kỳ 2008; giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp - TTCN đạt 194,6 triệu USD, chiếm 97% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh, tập chung chủ yếu là sản phẩm may mặc đạt 155 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2008, chiếm khoảng 80%; hàng nông sản 7,2 %, điện tử và phụ kiện đạt khoảng 16 triệu USD chiếm 8%; còn lại là sản phẩm thuộc lĩnh vực khác.

Một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao: Công ty cổ phần May Bắc Giang đạt 42 triệu USD; Công ty May Hà Bắc đạt 16 triệu USD; Công ty May Hà Phong đạt 10 triệu USD; Công ty Quốc tế Vietpan-pacific đạt 23 triệu USD; Công ty PhilcoVina đạt 13 triệu USD.

Trong 5 năm (2006 - 2010), nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã tăng cường đầu tư chiều sâu, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, tiếp thị, quảng bá thương hiệu, giảm chi phí chưa hợp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất. Do đó, trong hai năm 2006 - 2007, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có tốc độ phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 đạt 31,3%, năm 2007 đạt 27,7%. Sản phẩm công nghiệp trong giai đoạn này phát triển đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững thị trường xuất khẩu. Trong các năm 2008 - 2009, Chính phủ và tỉnh đã có những biện pháp kích cầu, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động... nên tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 đạt 2.618 tỷ đồng, tăng 16,4% so với năm 2007, bằng 92% kế hoạch; năm 2009 giảm còn 15,8%; năm 2010 đạt 25,3%, tăng 24,8% so với năm 2009 và tăng gấp 2,7 lần so với năm 2005.

Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn (2001-2005) và (2006-2010)

Đơn vị tính: %

Ngành 2001-2005 2006-2010

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh 8,3 9,0

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 5,1 2,6

II. Công nghiệp 19,7 20,9

III. Dịch vụ 7,6 9,8

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang

Qua số liệu được phân tích, cho thấy công nghiệp của tỉnh Bắc Giang trong các năm từ 2001-2010 đã luôn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao, ngoại trừ năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tăng trưởng công nghiệp ở mức 14%, các năm còn lại công nghiệp đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả giai đoạn 2001-2005 đạt 19,7%; 2006-2010 đạt 20,9%, đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng so với mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước là 9,8%. Cả ba phân ngành công nghiệp đều có mức tăng trưởng khá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)