2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG
2.1.2. Các nhân tố kinh tế xã hội
Diện tích tự nhiên của Bắc Giang là 3.841,5 km2, với số dân hiện nay trên 1,567 triệu người, trong đó có trên 1 triệu lao động, 10 đơn vị hành chính cấp huyện với 230 xã, phường, thị trấn.
Là tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và Thủ đô Hà Nội. Ngoài ra, Bắc Giang cách không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước (với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu hàng đầu của cả nước), nơi tập trung đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và các hàng tiêu dùng khác. Bắc Giang có hệ thống giao thông thuận tiện bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy tới thủ đô Hà Nội, cửa khẩu quốc tế Lạng Sơn, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển quốc tế Hải Phòng, Cái Lân… Bắc Giang còn là tỉnh có diện tích đất đai rộng, địa hình đa dạng, địa tầng ổn định, hội tụ đủ các điều kiện để phát triển công nghiệp, dịch vụ và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, do xuất phát điểm về kinh tế thấp, là tỉnh thuần nông, dân số đông, số hộ nghèo và cận nghèo lớn, thu ngân sách còn hạn hẹp nên mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đến nay Bắc Giang vẫn còn là một trong những tỉnh nghèo, GDP bình quân/người mới đạt trên một nửa mức trung bình của cả nước, lao động trình độ thấp giá nhân công rẻ, nhiều tiềm năng là lợi thế so sánh của tỉnh chưa được phát huy, khai thác và sử dụng có hiệu quả.
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn (2001-2005) và (2006-2010)
Từ khi tỉnh Bắc Giang được tái lập đến nay, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có nhiều cố gắng, phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục khó khăn nên tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh đã có bước khởi sắc. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng KT-XH được tăng cường. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt trên nhiều mặt, các hoạt động văn hoá, giáo dục và một số lĩnh vực xã hội có bước tiến bộ. An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Trong 10 năm qua, kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân đạt gần 9%/năm; GDP bình quân đầu người tăng hơn 2,7 lần (năm 2010 đạt 650 USD/người). Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn (2001-2005) đạt 8,3%, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,1%, công nghiệp - xây dựng tăng 19,7%, dịch vụ tăng 7,6%. Giai đoạn (2006-2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn giai đoạn (2001-2005), đạt 9%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 17,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,6%; dịch vụ tăng 9,8%. Tính chung cả giai đoạn (2001-2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 8,7%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8%; dịch vụ tăng 8,6%.
Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn (2001-2005) và (2006-2010) Đơn vị tính: %/năm
Ngành 2001-2005 2006-2010
Tăng trưởng toàn nền kinh tế 8,3 9,0
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 5,1 2,6
II. Công nghiệp và xây dựng 19,7 17,9
III. Dịch vụ 7,6 9,8
Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang 2.1.2.2. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động
Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng dần lên, tỷ trọng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống trong cơ cấu GDP. Năm 2001, công nghiệp - xây dựng chiếm 14,7%; dịch vụ chiếm 35,5%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 49,8%. Đến năm 2005, cơ cấu kinh tế tương ứng là công nghiệp - xây dựng chiếm 23,3%; dịch vụ chiếm 34,6%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 42,1%; và đến năm 2010 cơ cấu kinh tế khá cân bằng giữa 3 lĩnh vực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 32,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 33,6%; dịch vụ chiếm 33,9%.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2001, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 82,7%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 6,1%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 11,2%. Đến năm 2005, trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tỷ lệ lao động chiếm 78,2%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 8,5%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 13,3%. Năm 2010, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 69,3%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 14,6%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 16,1%.
Bảng 2.2. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh
Ngành
2001 2005 2010
GDP Lao động GDP Lao động GDP Lao động Số lượng (tỷ đ) % Số lượng (người) % Số lượng (tỷ đ) % Số lượng (người) % Số lượng (tỷ đ) % Số lượng (người) % Tổng số 3926 100 796291 7565 100 895952 18889 100 973913
I. Nông, lâm nghiệp và
thủy sản 1914 48,8 658476 82,7 3184 41,2 700418 78,2 6142 33 674925 69,3
1.1. Nông nghiệp, lâm
nghiệp 656813 99,7 695824 99,3 5913,5
1.2. Thủy sản 1663 0,3 4594 0,7 228,4
II. Công nghiệp - XD 595 15,2 48381 6,1 1766 23,3 76595 8,5 6337 34 142461 14,6
2.1. Công nghiệp khai
thác mỏ 481 1,0 3635 4,7 48,6 1818
2.2 Công nghiệp chế biến 27009 55,8 44198 57,7 3016,3 93926 2.3. Sản xuất, phân phối
điện, khí đốt, nước, môi trường
706 1,5 916 1,2 554,7 7973
2.4. Xây dựng 20185 41,7 27846 36,4 2717,2 38744
III. Dịch vụ 1417 36 89434 11,2 2615 34,6 118939 13,3 6410 34 156527 16,1
3.1. Thương nghiệp, sửa chữa xe động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng gia đình
29818 33,3 31743 26,7 1174,4 57931 37,0
3.2. Khách sạn, nhà
hàng 3877 4,3 6529 5,5 274,5 10905 7,0
3.3. Vận tải, kho bãi và
thông tin liên lạc 9329 10,4 10855 9,1 754,7 22837 14,6 3.4. Tài chính, tín dụng 754 0,8 1030 0,9 406,9 1909 1,2 3.5. Hoạt động khoa
học và công nghệ 15 0,0 101 0,1 9,8 881 0,6
3.6. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 174 0,2 250 0,2 1082 3383 2,2 3.7. Quản lý Nhà nước và ANQP, bảo đảm xã hội bắt buộc 3121 3,5 7809 6,6 917,5 29322 18,7
3.8. Giáo dục và đào tạo 17567 19,6 23367 19,6 1111 28804 18,4 3.9. Y tế và hoạt động
cứu trợ xã hội 3310 3,7 3574 3,0 334,5 6769 4,3
3.10. Hoạt động văn
hóa và thể thao 365 0,4 484 0,4 99,4 3544 2,3
3.11. Hoạt động Đảng,
đoàn thể và hiệp hội 746 0,8 1034 0,9 38,3 0,0
3.12. Hoạt động phục
vụ cá nhân, cộng đồng; 16853 18,8 28580 24,0 106,3 0,0 3.13. làm thuê công
việc gia đình 3505 3,9 3583 3,0 20,4 6659 4,3
3.14 Dịch vụ khác 80,4 1509 0,96
2.1.2.3. Quy mô nhân lực Bắc Giang
Trong 10 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, cơ cấu nhân lực đã có sự thay đổi. Dân số tỉnh Bắc Giang năm 2001 là 1.507,4 nghìn người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi có 810 nghìn người, chiếm 58% tổng dân số. Lao động khu vực thành thị có 88 nghìn người, chiếm gần 11%, lao động khu vực nông thôn là 722 nghìn người, chiếm 89% tổng số lao động trong độ tuổi.
Năm 2010, dân số toàn tỉnh có 1.567,6 nghìn người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi có 1.008,6 nghìn người, chiếm 64,3% tổng dân số. Số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế là 973,9 nghìn người chiếm 62,1% dân số.
Dân số khu vực thành thị là 151,2 nghìn người (chiếm 9,6%), dân số khu vực nông thôn 1416,3 nghìn người (chiếm 90,4%). Số lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị có 105,2 nghìn người chiếm 10,3 %, lao động trong độ tuổi khu vực nông thôn có 914,2 nghìn người, chiếm 89,7%.
Lực lượng lao động bình quân hàng năm giai đoạn (2006-2010) tăng 1,8%/năm. So với với tốc độ tăng bình quân chung của cả nước cùng thời kỳ, tốc độ tăng lực lượng lao động của tỉnh thấp hơn khoảng 0,8% và cao hơn tỉnh Bắc Ninh 0,4%.
Theo giới tính: Năm 2000 dân số nữ trung bình là 760 nghìn người, chiếm 50,58%; năm 2005 là 777,2 nghìn người, chiếm 50,55%; năm 2010 có 780,8 nghìn người, chiếm 50,2%. Lực lượng lao động nữ năm 2005 là 464,76 nghìn người, chiếm 52,17%; năm 2010 là 499,89 nghìn người, chiếm 51,3%. Tỷ lệ lao động nữ tham gia trong các ngành kinh tế mang tính ổn định. Riêng tỷ lệ nhân lực nữ trong khu vực nhà nước tăng, năm 2000 chiếm 45,1%, năm 2005 là 47,3% và năm 2010 là 48,2%.
đang làm việc trong nền kinh tế, chiếm 58,3% tổng dân số, trong đó lực lượng trong độ tuổi là 949 nghìn người chiếm 61,7% tổng dân số. Năm 2010, lực lượng lao động trong độ tuổi có 1.008,6 nghìn người, chiếm 64,3% tổng dân số, trong đó có 973,9 nghìn người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế, chiếm tỷ lệ 62,1% dân số.
Lực lượng lao động nhóm tuổi 25-39 chiếm tỷ lệ cao nhất 26,7% năm 2005 và 27,55% vào năm 2010; tiếp đến là nhóm tuổi từ đủ 15-24, năm 2005 chiếm 22,2%, năm 2010 chiếm 21,59%; thấp nhất là nhóm tuổi 40-49 và 50 tuổi trở lên ở mức dưới 20%.
Tỷ lệ lực lượng lao động ở nhóm tuổi trẻ (15-24 và 25-39) có xu hướng giảm, tỷ lệ lực lượng lao động ở các nhóm tuổi cao (36-50 và 50 tuổi trở lên) có xu hướng tăng. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh trong vùng trung du miền núi phía Bắc, lực lượng lao động của tỉnh thuộc loại trẻ, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao.
Bảng 2.3: Cơ cấu nhân lực theo nhóm tuổi
Đơn vị tính: Người
STT Chỉ tiêu 1/4/1999 2005 1/4/2009 2010
Tổng số 1.319.070 1.358.270 1.403.698 1.411.424
I Chia theo độ tuổi
1 Nguồn nhân lực độ tuổi từ 6-14t 345.230 275.049 230.771 225.351 2 Lao động từ đủ 15 tuổi-24 tuổi 300.652 301.535 305.956 304.677 3 Lao động từ 25 tuổi-39 tuổi 348.348 362.658 377.639 388.778 4 Lao động từ 40 tuổi-49 tuổi 141.471 185.132 218.428 218.337 5 Lao động từ 50 tuổi trở lên 183.369 233.896 270.904 274.281
II Cơ cấu (100%) 100 100 100 100
1 Nguồn nhân lực trong độ tuổi từ 6-
14t 26,17 20,25 16,44 15,97
2 Lao động từ đủ 15 tuổi-24 tuổi 22,79 22,20 21,80 21,59 3 Lao động từ 25 tuổi-39 tuổi 26,41 26,70 26,90 27,55 4 Lao động từ 40 tuổi-49 tuổi 10,73 13,63 15,56 15,47 5 Lao động từ 50 tuổi trở lên 13,90 17,22 19,30 19,43
Bảng 2.4: Cơ cấu theo nhóm tuổi của dân số trong độ tuổi lao động năm 2010 Đơn vị tính: Người Nhóm tuổi (tuổi) Năm 2010 Tổng số Trong đó: Nam Nữ Tổng số 1.008.634 517.986 490.648 16-20 165438 85743 79695 21-25 140518 71741 68777 26-30 137066 68734 68332 31-35 126401 63494 62907 36-40 114172 57343 56829 41-45 108966 54283 54683 46-50 109462 53232 56230 51-55 82980 39785 43195 56-60 23631 23631
Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang
2.1.3. Cơ chế chính sách và chủ trương phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Giang
Trước khi tái lập tỉnh (trước năm 1991) trong định hướng phát triển KT – XH tỉnh Hà Bắc, Bắc Giang là vùng kinh tế nông nghiệp (chủ yếu là trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi). Việc đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung một số lượng rất nhỏ xung quanh thị xã Bắc Giang (các huyện phía Bắc sông Cầu). Vì thế sau khi tách tỉnh (tái lập tỉnh), các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rất nhỏ, yếu và manh mún. Ngoài các nhà máy, xí nghiệp như nhà máy Dầu Hà Bắc, Công ty Cơ khí hóa chất, Công ty phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty Cơ khí xây dựng số 1, Công ty Thực phẩm xuất khẩu… là cơ sở sản xuất công nghiệp do Trung ương quản lý, các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh như công ty Muối Iốt Bắc Giang, xí nghiệp In Bắc Giang, xí nghiệp Sứ Sông Thương, xí nghiệp
Gạch Hồng Thái, xí nghiệp điện cơ Việt Đức, nhà máy Cơ khí Bắc Giang … đã rơi vào tình trạng sản xuất đình trệ, kém hiệu quả hoặc ngừng sản xuất.
Trong suốt thời gian hợp nhất tỉnh, nền kinh tế của tỉnh Hà Bắc đã rơi vào tình trạng trì trệ kém phát triển. Chuyển dịch cơ cấu chậm chạp, nông nghiệp là chủ yếu (thuần nông). GDP bình quân đầu người năm 1995 đạt 212 USD/người.
Trong giai đoạn này, có rất nhiều quan điểm khác nhau về phát triển KT - XH. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ IX năm 1996, Đại hội đã đưa vào Văn kiện một số nội dung quan trọng và định hướng phát triển KT - XH, đặc biệt là định hướng phát triển công nghiệp: “Khẩn trương xây dựng quy hoạch các KCN tập trung theo hành lang đường 1A, đường 18, chuẩn bị mọi điều kiện đón bắt thời cơ xây dựng các cơ sở công nghiệp có công nghệ hiện đại về chế biến nông sản xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, lắp ráp ô tô, xe máy, đồ điện tử và may mặc…”.
Như vậy, đến năm 1996, tỉnh Hà Bắc đã nhận thức được và có quan điểm đúng đắn trong việc phát triển KT - XH, đặc biệt là quan điểm chỉ đạo phát triển các khu, cụm công nghiệp. Đến ngày 01/01/1997 tỉnh Hà Bắc đã có quyết định chia tách, tỉnh Bắc Giang được tái lập sau nhiều năm hợp nhất với tỉnh Bắc Ninh.
Để định hướng phát triển, Bắc Giang đã tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của toàn tỉnh đến năm 2010 và 2020.
Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH theo định hướng xây dựng Bắc Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Tập trung cao độ cho phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung ở các địa phương có lợi thế, nhất là các huyện, thành phố có quốc lộ 1A chạy qua, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào địa bàn, trước hết là vào các khu, cụm công nghiệp... Phát triển nhanh số lượng doanh nghiệp trong các thành
phần kinh tế, đa dạng về quy mô và hình thức sở hữu. Ưu tiên thu hút doanh nghiệp có quy mô lớn, công nghệ cao; đồng thời, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phấn đấu đến năm 2015 có thêm từ 1.200 đến 1.500 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2000- 2005 đã đề ra định hướng về phát triển công nghiệp là: Phải tập trung sức khai thác tiềm năng, nội lực, có cơ chế, chính sách đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, tập trung đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn … quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thị xã…chú trọng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ…tạo môi trường thuận lợi cho các ngành nghề thủ công truyền thống trong các làng nghề phát triển [10, tr.62].
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI năm 2006 xác định: “Phát triển các khu, cụm công nghiệp là đầu tàu, mũi nhọn trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế” [10, tr.48].
Trong chương trình phát triển KT - XH thực hiện nghị quyết Đại hội