Khái niệm về cạnh tranh, vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 27 - 31)

1.2. Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh sản phẩm thẻ của ngân

1.2.2. Khái niệm về cạnh tranh, vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh

trong các ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Khái niệm về cạnh tranh

- Cạnh tranh là quy luật tất yếu, là động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển. Để tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh nhƣ là lựa chọn duy nhất.

- Cạnh tranh là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau nên có các quan điểm khác nhau về cạnh tranh, đặc biệt là về phạm vi thuật ngữ này. Có thể dẫn ra nhƣ sau:

+ Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tƣ bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu hút đƣợc lợi nhuận siêu ngạch”.

+ Theo Từ điển tiếng Việt: “Cạnh tranh đƣợc hiểu là cố giành phần hơn, phần thắng về phía mình giữa những ngƣời, những tổ chức hoạt động nhằm vào những lợi ích nhƣ nhau”.

+ Theo từ điển Cornu của Pháp: “Cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ của nhau trong cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhằm làm thoả mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo đƣợc hoặc để mất đi một lƣợng khách hàng thƣờng xuyên”.

+ Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: “Cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”

1.2.2.2. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trƣớc đây phạm trù cạnh tranh hầu nhƣ không tồn tại ở ngân hàng, tại thời điểm này ngân hàng hầu nhƣ đã đƣợc nhà nƣớc bao cấp hoàn toàn về vốn, chi phí cho mọi hoạt động, kể cả khi các ngân hàng làm ăn thua lỗ trách nhiệm này cũng thuộc về nhà nƣớc. Vì vậy, vô hình dung nhà nƣớc đã tạo ra một lối mòn trong kinh doanh, một thói quen trì trệ và ỉ lại, ngân hàng không phải tự tìm kiếm khách hàng mà chỉ có khách hàng tự tìm đến ngân hàng. Chính điều đó đã không tạo đƣợc động lực cho ngân hàng phát triển. Sau khi kết thúc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) nƣớc ta đã chuyển sang một giai đoạn mới, một bƣớc ngoặt lớn, nền kinh tế thị trƣờng đƣợc hình thành thì vấn đề cạnh tranh xuất hiện và có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với các khách hàng cũng nhƣ nền kinh tế quốc dân nói chung.

- Đối với nền kinh tế quốc dân

Đối với nền kinh tế cạnh tranh không chỉ là môi trƣờng và động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng năng

suất lao động mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội, cạnh tranh còn là điều kiện giáo dục tính năng động của các doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh đó cạnh tranh góp phần gợi mở những nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của những sản phẩm mới. Điều đó chứng tỏ đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao về chính trị, về kinh tế và văn hoá. Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển sâu và rộng. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn mà cạnh tranh đem lại thì nó vẫn còn mang lại những mặt hạn chế nhƣ cạnh tranh không lành mạnh tạo sự phân hoá giàu nghèo, cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến có những manh mối làm ăn vi phạm pháp luật nhƣ trốn thuế, lậu thuế, lậu hàng giả, buôn bán trái phép những mặt hàng mà Nhà nƣớc và pháp luật nghiêm cấm.

- Đối với ngân hàng thương mại

Bất kỳ một ngân hàng thƣơng mại nào cũng vậy, khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng thì đều muốn ngân hàng mình tồn tại và đứng vững. Để tồn tại và đứng vững các ngân hàng phải có những chiến lƣợc cạnh tranh cụ thể và lâu dài mang tính chiến lƣợc ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Họ cạnh tranh để giành những lợi thế về phía mình, cạnh tranh để giành giật khách hàng, làm cho khách hàng tự tin rằng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu khách hàng nhất. Ngân hàng thƣơng mại nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ các sản phẩm cũng nhƣ dịch vụ kèm theo với mức giá phù hợp thì ngân hàng đó mới có khả năng tồn tại và phát triển. Do vậy cạnh tranh là rất quan trọng và cần thiết.

Cạnh tranh đòi hỏi ngân hàng thƣơng mại phải phát triển công tác marketing bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trƣờng để quyết định cho ra sản phẩm dịch vụ gì? sản phẩm dịch vụ nhƣ thế nào? và sản phẩm dịch vụ phục vụ cho

ai? Nghiên cứu thị trƣờng để ngân hàng xác định đƣợc nhu cầu thị trƣờng và chỉ đƣa ra những gì mà thị trƣờng cần chứ không đƣa những gì mà ngân hàng có. Cạnh tranh buộc các ngân hàng thƣơng mại phải đƣa ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lƣợng cao hơn, tiện dụng với khách hàng hơn. Muốn vậy các ngân hàng thƣơng mại phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình kinh doanh, tăng cƣờng công tác quản lý, nâng cao trình độ cho cán bộ, cử các cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Cạnh tranh thắng lợi sẽ tạo cho ngân hàng một vị trí xứng đáng trên thị trƣờng tăng thêm uy tín cho ngân hàng. Trên cơ sở đó sẽ có điều kiện mở rộng kinh doanh, phục vụ sản xuất và kinh doanh của xã hội, tạo đà phát triển mạnh cho nền kinh tế.

- Đối với ngành ngân hàng

+ Hiện nay đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành ngân hàng nói riêng, cạnh tranh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ. Cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh sẽ tạo bƣớc đà vững chắc cho mọi ngành nghề phát triển. Nhất là đối với ngành ngân hàng là một ngành có vai trò chủ lực trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

+ Cạnh trạnh sẽ tạo bƣớc đà và động lực cho ngành phát triển trên cơ sở khai thác lợi thế và điểm mạnh của ngành, đó là thu hút đƣợc một nguồn vốn dồi dào từ dân cƣ và có thể khai thác tối đa nguồn vốn đó để cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế nhằm phát triển nền kinh tế của đất nƣớc.

Nhƣ vậy, trong bất cứ một hoạt động kinh doanh nào dù là có quy mô hoạt động lớn hay quy mô hoạt động nhỏ, dù là hoạt động đó đứng ở tầm vi mô hay vĩ mô thì không thể thiếu sự có mặt và vai trò của yếu tố cạnh tranh.

- Đối với sản phẩm dịch vụ

+ Nhờ có cạnh tranh, mà sản phẩm và dịch vụ đặt ra ngày càng đƣợc nâng cao về chất lƣợng. Giúp cho lợi ích của khách hàng và của doanh nghiệp

thu đƣợc ngày càng nhiều hơn. Ngày nay, các sản phẩm dịch vụ đƣợc ngân hàng đặt ra không chỉ để đáp úng nhu cầu trong nƣớc mà còn cung cấp các dịch vụ từ nƣớc ngoài nhƣ: dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế,…

+ Qua những ý nghĩa trên ta thấy rằng, cạnh tranh không thể thiếu sót ở bất cứ một lĩnh vực nào của nền kinh tế. Cạnh tranh lành mạnh sẽ thực sự tạo ra những ngân hàng có các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho các khách hàng. Và đồng thời là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triền, đảm bảo công bằng xã hội.

Bời vậy, cạnh tranh là một yếu tố rất cần có sự hỗ trợ và quản lý của nhà nƣớc để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực nhƣ cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến độc quyền và gây lũng đoạn, xáo trộn thị trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)