Kiến nghị ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 78 - 83)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ ĐỀ TÀI

4.3. Một số kiến nghị để hỗ trợ ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt

4.3.2. Kiến nghị ngân hàng nhà nước

- NHNNVN đóng vai trò quan trọng trong việc định hƣớng chiến lƣợc cho các NHTMVN cũng nhƣ đề ra chính sách hỗ trợ cho các NHTMVN phát triển dịch vụ thẻ thông qua các giải pháp:

+ Phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế và các NHTM Việt Nam trong việc hoạch định chiến lƣợc khai thác thị trƣờng, thúc đẩy hoạt động dịch vụ thẻ ngân hàng, định hƣớng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thẻ đã, đang và sẽ đƣợc áp dụng trên thế giới và trong khu vực.

+ Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát công tác chấp hành quy định của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, đƣa ra các chế tài phạt cụ thể đối với các ngân hàng không chấp hành đúng quyết định 20/QĐ/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007, để đảm bảo công bằng, môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh đối với các ngân hàng chấp hành đúng quy định.

+ Chủ động phối hợp với Bộ công an và chỉ đạo các Ngân hàng Thƣơng mại có các biện pháp phòng chống tội phạm trong hoạt động kinh doanh thẻ để đảm bảo an ninh, an toàn tại địa điểm đặt máy ATM nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng và giảm thiểu tổn thất cho các NHTM.

- Hoàn thiện hơn nữa hệ thống thông tin tín dụng cho hoạt động thẻ: trong thời gian qua, trung tâm thông tin tín dụng thuộc ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đã phát huy vai trò là một thƣ viện lƣu trữ các thông tin tín dụng của các tổ chức và cá nhân có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Các thông tin thu thập từ các tổ chức tín dụng và một số cơ quan hữu quan khác góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lƣợng quản lý tín dụng, phòng ngừa rủi ro của hệ thống ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng hiện nay còn gặp phải nhiều hạn chế do những vấn đề về phía trung tâm cũng nhƣ các ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. Do đặc thù của các ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam đƣợc tổ chức theo mô hình hai cấp, trung ƣơng và chi nhánh, dữ liệu không đƣợc quản lý tập trung, trao đổi thông tin giữa các cấp còn nhiều hạn chế khiến cơ sở dữ liệu của khách hàng trở nên thiếu chính xác và không đƣợc cập nhật liên tục. Nhƣ vậy, chất lƣợng thông tin khi đƣa đến trung tâm thông tin tín dụng cũng không đƣợc đảm bảo. Chính vì vậy, trung tâm thông tin tín dụng và hệ thống thông tin của các ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam phải đƣợc hoàn thiện theo hƣớng sau:

+ Thứ nhất, Trung tâm thông tin tín dụng cần bổ sung các thông tin về chủ thẻ tín dụng của các ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. Mối quan hệ giữa chủ thẻ tín dụng và ngân hàng thực chất là quan hệ tín dụng có tính chất tuần hoàn . Những thông tin thu thập của chủ thẻ sẽ hỗ trợ những ngân hàng phát hành thẻ tại Việt Nam trong việc quản lý rủi ro trong hoạt động phát hành.

+ Thứ hai, các NHTM Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng nội bộ. Cơ sở dữ liệu các khách hàng phải đƣợc quản lý tập trung, đƣợc cập nhật liên tục, đảm bảo tính chính xác và đồng bộ.

+ Cuối cùng, các NHTM Việt Nam phải xây dựng một hệ thống cho điểm tín dụng chính xác, khoa học. Bản thân các tổ chức thông tin tín dụng không đƣa ra đánh giá hoặc xếp hạng khách hàng mà chỉ thuần tuý cung cấp

các thông tin phục vụ cho quá trình đó. Việc cho điểm, xếp hạng phải đƣợc thực hiện thông qua chƣơng trình cho điểm tín dụng của từng tổ chức tín dụng với những tiêu chí cụ thể tuỳ vào điều kiện và mục đích kinh doanh của từng tổ chức. Nhƣ trong hoạt động thẻ tín dụng hiện nay, việc đánh giá chủ thẻ và cho ra quyết định về mức thế chấp, hạn mức tín dụng thẻ không đƣợc thực hiện thông qua tiêu chí khoa học và khách quan, chủ yếu dựa vào ý kiến cá nhân, cảm tính của nhân viên chi nhánh nên việc cấp phát tín dụng thẻ còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào thế chấp, ký quỹ các giấy tờ có giá, tín chấp...

- Có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, tránh để các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài lợi dụng những điều quy định không chặt chẽ để lách luật hoặc cố tình vi phạm thông qua việc liên kết với các ngân hàng cổ phần, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển.

KẾT LUẬN

Là một phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt rất phổ biến và đƣợc ƣa chuộng trên toàn thế giới nhƣng đến nay ở Việt Nam thẻ ngân hàng vẫn là loại hình thanh toán khá mới mẻ, xa lạ đối với đại bộ phận dân cƣ. Tuy nhiên, nền kinh tế ngày càng phát triển của đất nƣớc hoà cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì việc phổ cập loại hình thanh toán này là tất yếu và cần thiết thì khả năng cạnh tranh về dịch vụ thanh toán thẻ tự động ngày càng lớn và gay gắt giữa các ngân hàng thƣơng mại và cổ phần.

Trƣớc tình hình đó, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thẻ tại thị trƣờng Việt Nam nói chung và tại ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam nói riêng là rất cần thiết.

Trên cơ sở nghiên cứu và vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, bám sát mục đích nghiên cứu, luận văn đã giải quyết đƣợc một số vấn đề sau:

- Phân tích những cơ sở lý luận về sự hình thành và phát triển của dịch vụ thẻ ngân hàng.

- Trên cơ sở phân tích số liệu kết quả kinh doanh sản phẩm thẻ của Techcombank và một số các NHTM, tình hình thực tế hoạt động của thị trƣờng thẻ nƣớc ta, luận văn đã nêu ra những hạn chế chủ yếu của dịch vụ thanh toán thẻ tự động hiện nay.

- Đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Techcombank về sản phẩm thẻ và một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng nhằm quản lý và phát triển dịch vụ thẻ ở Việt Nam.

Bản luận văn này đƣợc hoàn thành với sự cố gắng của bản thân cùng với sự hƣớng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Thị Thƣ và sự ủng hộ của các đồng nghiệp, gia đình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do hạn chế về thời gian và sự hiểu biết chƣa nhiều, bản luận văn không tránh khỏi những thiếu

sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực thẻ để đề tài tiếp tục đƣợc hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thƣ đã dành nhiều thời gian hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và góp ý cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành bản luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dƣơng Ngọc Dũng, 2005. Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael R. Porter. Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp.

2. Đặng Công Hoàn, 2015. Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị. Đại học kinh tế - ĐHQGHN.

3. Trƣơng Minh Hoàng, 2010. Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thanh toán thẻ tự động (ATM) của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Kinh tế quốc dân.

4. IFAD, 2006. Các tiêu chí phân tích bền vững của ngân hàng thương mại. Kỷ yếu hội thảo khoa học, vụ chiến lƣợc phát triển ngân hàng, Ngân hàng nhà nƣớc.

5. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam, 2001- 2015. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001-2015 của Techcombank. Hà Nội. 6. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam, 2001 - 2015. Báo

cáo tài chính giai đoạn 2001-2015 của Techcombank. Hà Nội.

7. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam, 2001-2015. Báo cáo thường niên các năm từ 2001 đến 2015. Hà Nội.

8. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam, 2011. Quy trình, văn bản, chế độ chính sách do Tehcombank ban hành. Hà Nội.

9. Đỗ Thị Tố Quyên, 2012. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế. Đại học Kinh tế quốc dân.

10. Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015. Quản trị ngân hàng thương mại và tài liệu giảng dạy bộ môn quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 78 - 83)