CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác QLNN đối với các dự án FDI tại Nghệ An
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Kết quả thực hiện: Từ năm 2006 đến tháng 6/2014 đã thực hiện ghi kế hoạch vốn cấp ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ theo các Quyết định số 101/2007/QĐ-UBND và số 79/2009/QĐ-UBND cho các dự án là 159.325 triệu đồng, trong đó vốn thực hiện là 159.325 triệu đồng; hỗ trợ đầu tƣ các cụm công nghiệp theo Quyết định số 83/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 là 28.800 triệu đồng.
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ngoài
Tổ chức bộ máy quản lý các dự án FDI tại Nghệ An đƣợc thực hiện phù hợp với quy định của Trung ƣơng. Các cơ quan quản lý đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, đƣợc phân cấp, có sự phối hợp với nhau trong quá trình theo
dõi, quản lý các dự án FDI.
Theo phân cấp của Luật Đầu tƣ và các văn bản pháp luật chuyên ngành, tổ chức bộ máy về quản lý đầu tƣ nói chung và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- UBND tỉnh quản lý chung, toàn diện về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh; trong đó đối với các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giao cho Phòng Đầu tƣ - Xây dựng, Văn phòng UBND tỉnh trực tiếp theo dõi.
- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan tham mƣu tổng hợp cho UBND tỉnh trong các hoạt động: Xúc tiến đầu tƣ, tham mƣu chủ trƣơng đầu tƣ; cấp, điều chỉnh, thu hồi GCNĐT các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đầu tƣ ngoài địa bàn Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tập trung của tỉnh;
Tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, các chức năng, nhiệm vụ về tham mƣu, quản lý nhà nƣớc về các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc giao cho 02 đầu mối:
+ Phòng Kinh tế đối ngoại trực tiếp tham mƣu chủ trƣơng đầu tƣ, cấp, điều chỉnh GCNĐT và theo dõi tổng hợp các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
+ Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ chịu trách nhiệm tham mƣu các hoạt động xúc tiến đầu tƣ và Tƣ vấn hỗ trợ đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ/các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh và thực hiện các chức năng quản lý nhà nƣớc về xúc tiến đầu tƣ theo quy định tại Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quy chế quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động xúc tiến đầu tƣ.
- Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam chịu trách nhiệm về cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ tại địa bàn Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp; Theo đó, Phòng Đầu tƣ, Ban Quản lý KKT Đông Nam thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về quản lý các dự án FDI trong KKT và các KCN.
- Các sở quản lý chuyên ngành quản lý nhà nƣớc về các dự án FDI theo ngành lĩnh vực, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất.
tỉnh, có 02 nhóm thủ tục (gồm chủ trƣơng đầu tƣ và đăng ký/thẩm tra cấp GCNĐT) thuộc nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, 03 nhóm thủ tục (quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng và thẩm định thiết kế cơ sở theo lĩnh vực thuộc thẩm quyền) thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở Xây dựng, 03 nhóm thủ tục (bảo vệ môi trƣờng, xác định giá đất, giao đất/ cho thuê đất và cấp GCNQSD đất) thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, các thủ tục còn lại thuộc chức năng, nhiệm vụ liên quan UBND cấp huyện (bồi thƣờng, GPMB), Cơ quan cảnh sát PCCC (thẩm duyệt PCCC), các sở quản lý xây dựng chuyên ngành (Công Thƣơng, Nông nghiệp & PTNT, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Y tế,..)
Việc các thủ tục đầu tƣ của một dự án đƣợc thực hiện tại nhiều cơ quan quản lý nhà nƣớc đã gây khó khăn cho việc theo dõi, tổng hợp và giám sát, kiểm tra dự án, càng khó khăn hơn nếu việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan thiếu chặt chẽ. Mặt khác, thời gian thực hiện dự án ở giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ kéo dài (nhanh nhất là 6 tháng, có trƣờng hợp lên tới hàng năm) đã khiến cho hiệu quả của dự án giảm đi nhiều do mất nhiều thời gian, chi phí và cơ hội đầu tƣ của nhà đầu tƣ.
Bên cạnh đó, do các quy định của các văn bản pháp luật Trung ƣơng có một số quy định chƣa nhất quán nên việc triển khai trên thực tế của địa phƣơng cũng gặp nhiều vấn đề vƣớng mắc.
Ban Quản lý KKT Đông Nam là cơ quan nhà nƣớc chịu trách nhiệm chính trong quản lý các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong Khu kinh tế và các khu công nghiệp và có tính chất độc lập tƣơng đối. Tuy nhiên, một số thủ tục đầu tƣ vẫn chƣa đƣợc phân cấp quản lý dẫn đến Ban Quản lý KKT Đông Nam thiếu chủ động trong việc xử lý và giải quyết, đặc biệt là các thủ tục về đất đai, xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật về Đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ (đối với thành lập các loại hình doanh nghiệp) và UBND cấp huyện (đối với cá nhân, hộ gia đình). Tuy nhiên, theo quy định của Luật Đầu tƣ, đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thì Giấy chứng nhận đầu tƣ đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (do Ban Quản lý KKT Đông Nam hoặc UBND tỉnh cấp). Nhƣ
vậy, cùng là Giấy đăng ký kinh doanh nhƣng đối với các nhà đầu tƣ trong nƣớc thì Cơ quan cấp đăng ký kinh doanh cấp, còn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thì do UBND tỉnh hoặc Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam cấp, cho thấy sự không đồng nhất giữa quy định tại Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp. Điều này cũng gây lúng túng cho các cơ quan quản lý trong việc cấp phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) cho các doanh nghiệp FDI hay nhƣ thủ tục thành lập các Chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài mà không gắn với dự án đầu tƣ, đó là về hồ sơ, thủ tục thì thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nhƣng việc cấp phép thành lập lại thực hiện tại cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ (UBND cấp tỉnh hoặc Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An) theo quy định của Luật Đầu tƣ.
Hơn nữa, việc phân cấp bộ máy quản lý về các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ hiện nay cũng có nhiều vƣớng mắc trong việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nƣớc giữa Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Ban Quản lý KKT Đông Nam và UBND tỉnh Nghệ An. Ví dụ: Doanh nghiệp nƣớc ngoài đăng ký thành lập trụ sở tại địa điểm ngoài KKT và KCN, nhƣng dự án lại đƣợc thực hiện ở KKT hoặc KCN; trong khi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tƣ là một. Vì vậy, khi doanh nghiệp muốn thực hiện việc điều chỉnh các nội dung liên quan đến nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cơ quan nào sẽ là cơ quan thực hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ hay Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An.
Chính vì những vƣớng mắc nêu trên mà đến ngày 26/11/2014, Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tƣ số 60/2014/QH13 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015, Luật Đầu tƣ 2014 cơ bản đã giải quyết đƣợc những tồn tại, vƣớng mắc nêu trên bằng cách tách riêng Giấy chứng nhận đầu tƣ và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Chính phủ vẫn chƣa ban hành Nghị định hƣớng dẫn cụ thể chi tiết Luật Đầu tƣ 2014.
Ngoài ra, số lƣợng cán bộ làm việc trong các phòng, ban, đơn vị nói trên có thể sử dụng ngoại ngữ để làm việc với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tƣơng đối ít ỏi, trong quá trình làm việc còn phụ thuộc nhiều vào phiên dịch của phía nhà đầu tƣ dẫn đến việc trao đổi, hƣớng dẫn cũng gặp nhiều khó khăn vì thông thƣờng các
phiên dịch viên giỏi ngoại ngữ nhƣng mức độ am hiểu về chuyên môn, các thủ tục, văn bản pháp luật còn hạn chế nên việc truyền đạt lại cho các nhà đầu tƣ thƣờng không đầy đủ, thiếu chính xác. Hơn nữa, mức độ am hiểu luật pháp quốc tế của nhiều cán bộ, công chức phụ trách theo dõi còn hạn chế, ảnh hƣớng đến công tác tham mƣu quản lý nhà nƣớc đối với các dự án FDI.