CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nƣớc đối với các dự án có vốn đầu tƣ
3.3.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
tiếp nƣớc ngoài tại Nghệ An theo các tiêu chí
3.3.3.1. Tiêu chí phù hợp
- Các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ các dự án không sử dụng vốn ngân sách, quy trình thực hiện thủ tục đầu tƣ tại Nghệ An đƣợc ban hành về cơ bản rõ ràng, không chồng chéo, mâu thuẫn bảo đảm thi hành một cách thống nhất với pháp luật của Trung ƣơng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Quyết định số 1367/QĐ-TTg.
Các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ của tỉnh cơ bản đã bám theo khung quy định của Chính phủ, không còn tình trạng vƣợt rào nhƣ trƣớc năm 2006 đồng thời đã đƣợc xây dựng dựa trên quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, tiềm năng thế mạnh của tỉnh để có chính sách khuyến khích đầu tƣ hợp lý..
- Công tác quy hoạch, kế hoạch thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Các cơ quan quản lý chuyên ngành còn lúng túng trong việc xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ cũng nhƣ thực hiện xúc tiến đầu tƣ theo ngành, lĩnh vực. Do đó, chất lƣợng danh mục dự án không cao, các dự án chƣa nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ.
- Nguồn tài chính đảm bảo thực hiện các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ còn quá hạn chế. Thủ tục thực hiện còn thiếu cụ thể, thiếu minh bạch.
- Sự phân cấp, phân quyền giữa cấp tỉnh và cấp huyện chƣa thực sự hiệu quả. Chủ trƣơng đầu tƣ, phê duyệt quy hoạch, cấp phép đầu tƣ thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, tuy nhiên khi triển khai thực hiện các vấn đề phát sinh trong thực tiễn lại giao cho cấp huyện nên tính thống nhất trong chỉ đạo điều hành chƣa cao, trách
nhiệm không rõ ràng.
- Bộ máy QLNN cấp tỉnh đảm bảo thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, có tính chuyên môn hóa, không chồng chéo về chức năng, phối hợp hoạt động cơ bản hiệu quả. Tuy vậy, bộ máy còn quá mỏng, năng lực cán bộ quản lý còn hạn chế chƣa đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức chỉ đạo đối với các hoạt động đầu tƣ nói chung và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nói riêng. Sự bất đồng trong ngôn ngữ đã khiến việc chỉ đạo, điều hành và giải thích cho nhà đầu tƣ phụ thuộc rất nhiều vào đối tƣợng phiên dịch, trong khi đối tƣợng này lại không thực sự am hiểu quy định của pháp luật và chuyên môn.
- Mục tiêu phát triển, định hƣớng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh, các giải pháp phát triển đã và đang thực hiện phù hợp với Mục tiêu, định hƣớng chiến lƣợc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của quốc gia.
Nhìn chung, các nội dung quản lý nhà nƣớc về các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài hiện nay tại tỉnh Nghệ An cơ bản phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản lý, bên cạnh đó vẫn có một số bất cập cần có giải pháp điều chỉnh.
3.3.3.2. Tiêu chí hiệu lực
- Hệ thống các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài từ trung ƣơng đã đƣợc tỉnh triển khai đầy đủ, đồng bộ. Thái độ chấp hành quy định của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhìn chung tuân thủ nghiêm túc. Đội ngũ cán bộ quản lý chấp hành đúng các quy định của nhà nƣớc trong tham mƣu về lĩnh vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
- Vai trò tổ chức chỉ đạo của bộ máy quản lý chƣa toàn diện, cụ thể một số nội dung hiệu quả chƣa cao nhƣ việc ban hành các đề án nhiều nhƣng triển khai chƣa hiệu quả, thiếu quyết liệt nhƣ Đề án Cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Đề án cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, Đề án Tập trung thu hút thu hút đầu tƣ vào tỉnh Nghệ An đến năm 2020,... Hầu hết các sở, ban, ngành và các địa phƣơng triển khai còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác thu hút đầu tƣ nói chung và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nói riêng. Tâm lý trông chờ vào ngân sách trung ƣơng và ngân sách tỉnh bố trí hàng năm cho nhu cầu phát triển của địa phƣơng còn ăn sâu vào tƣ duy, lối mòn của các địa phƣơng do
đó, tƣ tƣởng nhận thức chƣa linh hoạt, chƣa chủ động với thời cuộc.
- Việc tham mƣu, đề xuất cơ chế chính sách của tỉnh nhất là chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ trên địa bàn tỉnh nhiều trên hầu hết các lĩnh vực từ xã hội hóa, khuyến khích đầu tƣ vào KKT, KCN, chính sách khuyến khích vào Cụm công nghiệp, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao,...đã đƣợc xây dựng, ban hành. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách còn nhiều hạn chế do khó khăn về nguồn lực đã dẫn đến giảm lòng tin của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào chính sách đƣợc ban hành.
- Các giải pháp về cơ chế phối hợp quản lý trong hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài còn hạn chế. Khả năng thích ứng của cán bộ quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và những biến động về kinh tế - xã hội còn thụ động, không sáng tạo. Việc chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại địa phƣơng còn nhiều tồn tại, tâm lý của các cơ quan quản lý cấp địa phƣơng coi việc giải quyết những vấn đề của các DN FDI là trách nhiệm của tỉnh, của các sở, ban, ngành cấp tỉnh nên gần nhƣ không bám sát các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp; ít có hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn. Hầu hết, các cơ quan quản lý chủ yếu thực hiện hƣớng dẫn triển khai thực hiện văn bản từ trung ƣơng mà chƣa có những đề xuất, kiến nghị tạo đột phá về thu hút quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong điều kiện cụ thể của tỉnh.
- Việc chấp hành chế độ báo cáo cho cơ quan quản lý tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh chƣa tốt. Một số đơn vị không gửi báo cáo theo quy định, một số đơn vị nội dung báo cáo sơ sài...
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức vai trò vị trí của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã đƣợc quan tâm, tuy nhiên chƣa thực hiện tốt việc thu hút và quản lý sử dụng.
- Sự giám sát của ngƣời dân, cộng đồng trong hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chƣa phát huy đƣợc nhiều. Trách nhiệm tham gia của doanh nghiệp chỉ ở mức phối hợp với địa phƣơng trong việc tiếp nhận sử dụng lao động.
- Quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đầu tƣ khá đầy đủ, quy định trách nhiệm các chủ thể liên quan, tuy nhiên công tác thanh kiểm tra chƣa cụ thể sâu sát,
thƣờng xuyên, những yếu kém phát hiện ra cũng chậm đƣợc khắc phục.
- Chức năng đầu mối về quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trên địa bàn tỉnh, trong đó có đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam chƣa thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình. Các cơ quan này chỉ mới phản ánh, cung cấp thông tin về số lƣợng dự án đăng ký và vốn đăng ký sau khi các dự án cấp GCNĐT trong phạm vi đƣợc phân cấp theo dõi, việc triển khai dự án đến đâu, nhƣ thế nào, hoạt động có hiệu quả hay không, có những khó khăn gì thì cơ quan chủ trì nắm bắt thông tin một cách sơ sài.
Hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có sự tham gia nhiều ngành nhƣ Ban Quản lý KKT Đông Nam, Sở Xây dựng, Công Thƣơng, Cục Thuế,... tuy nhiên sự phối hợp giữa các Sở, ngành này với cơ quan chủ trì quản lý về đầu tƣ trên địa bàn tỉnh chƣa thật nhuần nhuyễn. Do đó, có thể đánh giá, tính hiệu lực trong quản lý nhà nƣớc đối với các dự án FDI tại tỉnh Nghệ An chƣa cao.
3.3.3.3. Tiêu chí hiệu quả:
- Số lƣợng các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp vào địa bàn tỉnh Nghệ An ngày càng nhiều. Tuy nhiên quy mô dự án còn khiêm tốn. Các dự án này đã góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nƣớc (nhƣ Dự án Nhà máy đƣờng Nghệ An Tate & Lyle, Nhà máy sản xuất hàng may mặc Haivina Kim Liên), giải quyết nhiều lao động địa phƣơng (các dự án FDI trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu, các dự án FDI sản xuất linh kiện điện tử, loa điện thoại di động,..),...
Tuy nhiên, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong thời gian qua mới chỉ quan tâm phát triển số lƣợng, các dự án chủ yếu tận dụng nhân công giá rẻ ở Nghệ An, chƣa có dự án sử dụng công nghệ cao, các dự án tạo ra giá trị gia tăng lớn. Mặt khác, qua số liệu cho thấy, hầu hết các dự án FDI trong thời gian gần đây đều báo lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có dấu hiệu, hiện tƣợng chuyển giá. Thu ngân sách từ các dự án này hầu nhƣ không có hoặc thu đƣợc rất ít chủ yếu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT,...
Bên cạnh đó, lƣơng chi trả cho công nhân, lao động sử dụng tại các Doanh nghiệp FDI ở mức rẻ mạt, chỉ bằng lƣơng tối thiểu theo quy định cứng của pháp luật Việt Nam dành cho Khu vực 3, đời sống ngƣời lao động gặp nhiều khó khăn so
với mặt bằng chung của xã hội, dẫn đến cuộc sống không ổn định. Ngoài ra, các chế độ về bảo hiểm xã hội, thai sản tại các một số doanh nghiệp không đảm bảo đã dẫn đến tình trạng biểu tình, đình công trong thời gian qua;
Việc góp phần xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội của các dự án FDI trên địa bàn không nhiều và chƣa rõ nét.
Nhƣ vậy, xét trên tiêu chí hiệu quả có thể thấy QLNN đối với các dự án có đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Nghệ An tuy có hiệu quả nhƣng hiệu quả chƣa nhƣ mong muốn.
3.3.3.4. Tiêu chí bền vững
Mặc dù, công tác xúc tiến, thu hút đầu tƣ đã đƣợc chính quyền tỉnh Nghệ An thực hiện quyết liệt qua nhiều kênh, hình thức khác nhau và bƣớc đầu đã thu hút đƣợc một số dự án. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào địa bàn tỉnh trong thời gian qua chủ yếu là tự phát, có rất ít dự án đầu tƣ theo danh mục, lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ của tỉnh. Do đó, việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành lĩnh vực đang còn tình trạng "chạy" theo nhà đầu tƣ.
Mặt khác, các dự án FDI hầu nhƣ có quy mô rất khiêm tốn, không có dự án động lực nên tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh còn hạn chế. Tỷ trọng các dự án sử dụng với giá rẻ chiếm tỷ lệ cao, lao động sử dụng tại các DN FDI này chủ yếu là lao động phổ thông, có trình độ thấp. Do đó, việc nâng cao chất lƣợng lao động tại khu vực này còn hạn chế. Một khi lợi thế về lao động giá rẻ mất đi, thì Nghệ An sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút các dự án có giá trị gia tăng cao hoặc các dự án đòi hỏi lao động có trình độ, có tính chuyên nghiệp.
Có thể thấy, QLNN đối với đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Nghệ An chƣa thực sự bền vững.
* Tóm lại, với sự xem xét mức độ đạt đƣợc theo các tiêu chí đánh giá về sự phù hợp, tính hiệu lực, hiệu quả, sự bền vững thì cần thiết phải tăng cƣờng QLNN đối với các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Nghệ An và cần xác định đây là một trong những giải pháp đột phá quan trọng để nâng cao chất lƣợng thu hút đầu tƣ tại tỉnh Nghệ An.
CHƢƠNG IV:
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI NGHỆ AN
4.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế tác động, ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài