Kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 87 - 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nƣớc đối với các dự án có vốn đầu tƣ

3.3.1. Kết quả đạt đƣợc

a) Về cơ bản, việc cấp phép các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đã theo đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền và đúng định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đó là tận dụng lao động dồi dào, giá rẻ, hạn chế tình trạng đi làm ăn xa của lao động Nghệ An, thúc đẩy gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh; đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong quản lý nhà nƣớc: đúng định hƣớng phát triển, đúng quy hoạch ngành lĩnh vực ƣu tiên tập trung khuyến khích đầu tƣ.

b) Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc thực hiện tốt hơn đảm bảo nguyên tắc trách nhiệm và phân công trách nhiệm và nguyên tắc cụ thể, thiết thực và hiệu quả. Các cơ quan đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và đƣợc phân cấp, đồng thời đã chủ động phối hợp tốt hơn trong công tác theo dõi, kiểm tra và giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh liên quan của các dự án FDI. Mặc dù, những khó khăn vƣớng mắc của các dự án FDI trong thời gian qua đôi khi chƣa đƣợc giải quyết kịp thời nhƣng các vấn đề phát sinh của các dự án trong thời gian qua đã đƣợc các sở, ban, ngành giải quyết thỏa đáng, cụ thể và hiệu quả: số vụ đình công tại các Doanh nghiệp FDI trên địa bàn không nhiều, các doanh nghiệp FDI cũng tƣơng đối hài lòng về kết quả giải quyết của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, không có tình trạng tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện phát sinh...Việc theo dõi, nắm bắt tình hình triển khai và hỗ trợ các dự án đã đƣợc thực hiện tốt hơn, do đó các dự án đã sớm đi vào hoạt động và phát huy

hiệu quả.

c) Việc xây dựng, ban hành các văn bản, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tƣ của các nhà đầu tƣ đã đƣợc quan tâm nâng cao chất lƣợng văn bản, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tuân thủ theo quy trình soạn thảo và ban hành văn bản pháp luật của trung ƣơng và của tỉnh, lấy ý kiến của đông đảo các cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tƣ thông qua các trang thông tin điện tử của các cơ quan chủ trì sọan thảo, có sự tham gia đầy đủ của các sở, ngành liên quan, thẩm tra kỹ văn bản trƣớc khi tham mƣu ban hành của cơ quan tƣ pháp.

d) Quản lý nhà nƣớc về công tác xúc tiến đầu tƣ đƣợc cải thiện: Các hình thức xúc tiến đầu tƣ đa dạng hơn, chú trọng vào chất lƣợng hơn; bƣớc đầu hình thành mô hình xúc tiến đầu tƣ tại chỗ, tăng cƣờng xúc tiến đầu tƣ theo đối tác và theo lĩnh vực, hạn chế đƣợc tình trạng xúc tiến đầu tƣ dàn trải, hình thức chiếu lệ và thiếu hiệu quả.

e) Công tác hậu kiểm sau cấp phép đầu tƣ đƣợc chú trọng và kiên quyết hơn: Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An, kể từ năm 2010 đến nay, tỉnh Nghệ An đã thành lập 05 đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các dự án có dấu hiệu không triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, đã thực hiện thu hồi, hủy bỏ quy hoạch của 60 dự án, trong đó có 03 dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Xƣởng tuyển quặng sắt của Công ty CP Gang thép Tiểu Khang - Trung Quốc, Lắp đặt hệ thống thiết bị sản xuất chả cá Surimi đông lạnh của Công ty CP Thuỷ sản Nghệ An liên doanh với nhà đầu tƣ Hàn Quốc và Trung tâm dạy tiếng Hàn Quốc - DS Power International Việt Nam của Công ty TNHH DS Power International - Hàn Quốc), đƣa tổng số dự án FDI chấm dứt hoạt động và thu hồi GCNĐT lên 16 dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)