CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc và trong tỉnh
4.1.2.1. Trong nước
Thực trạng và nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam cũng có nhiều thay đổi hơn so với thập kỷ của thời kỳ đầu thực hiện chính sách đổi mới. Nền kinh tế khó khăn, cùng với đó là chính sách thắt chặt chi tiêu công theo quy định của Luật Đầu tƣ công đã đặt ra cho Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng phải tìm giải pháp huy động các nguồn vốn khác, đặc biệt là nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, mặt khác phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với nguồn vốn này để đảm bảo phát huy hiệu quả, bền vững.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các lợi thế “có tính tự nhiên” trong thu hút FDI đã mất dần hấp dẫn. Giá lao động đã tăng cao và xuất hiện nhiều vụ đình công, thiếu hụt lao động có tay nghề, nhiều lĩnh vực đầu tƣ thu hồi vốn nhanh, hấp dẫn đã bão hoà. Cơ sở hạ tầng, năng lƣợng, dịch vụ kỹ thuật, nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà đầu tƣ. Khả năng hấp thụ vốn FDI do vậy đã đến mức „bão hòa‟. Mặt khác, trong những năm gần đây, thị trƣờng tài chính ở Việt Nam đã phát triển khá mạnh và đầu tƣ nƣớc ngoài gián tiếp (FPI) cũng gia tăng nhanh; Vì vậy, Việt Nam cần thu hút và sử dụng “có lựa chọn” các dự án FDI, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có tiềm lực hơn là đơn thuần chỉ “chiều theo ý các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài” nhƣ thời gian vừa qua. Các dự án FDI sẽ có hiệu quả cao hơn, đạt đƣợc sự bền vững tốt hơn đối với nền kinh tế Việt Nam nếu các dự án FDI tạo ra đƣợc nhiều liên kết với các ngành sản xuất nội địa, nâng cao phần giá trị gia tăng, đẩy mạnh tác động lan tỏa, ít tiêu tốn năng lƣợng, không làm cạn kiệt các nguồn nguyên liệu tự nhiên, hạn chế đƣợc ô nhiễm môi trƣờng, chuyển giao công nghệ hiện đại và thúc đẩy xuất khẩu. Nếu FDI đƣợc sử dụng một cách “khôn khéo” theo định hƣớng đã nêu thì vai trò của các dự án FDI sẽ rất lớn.
Mặt khác, sự hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam cùng với đó là việc thành lập cộng đồng chung ASEAN, ký kết các hiệp định song phƣơng, đa phƣơng, các thỏa thuận, cam kết và luật pháp quốc tế cũng đặt Việt Nam vào tình thế phải thích nghi với sân chơi chung và buộc phải nghiên cứu, xem xét và tính toán để hoàn thiện các khung pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài cho phù hợp với Luật pháp quốc tế và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
4.1.2.2. Trong tỉnh
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 cũng nêu rõ: “Từ nay đến năm 2020, trên cơ sở vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, các nghị quyết của Trung ƣơng gắn với việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh, Nghệ An cần tăng cƣờng đoàn kết, thống nhất, phát huy nội lực, tận dụng, thu hút mọi nguồn lực cả
trong, ngoài tỉnh và nƣớc ngoài, phấn đấu xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2015, tạo cơ sở để đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; là trung tâm về tài chính, thƣơng mại, du lịch, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung Bộ”.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, tỉnh Nghệ An cần phải có một nguồn vốn đầu tƣ phát triển rất lớn. Trong khi khả năng tích lũy vốn nội bộ của địa phƣơng còn hạn chế và nguồn vốn trung ƣơng cấp hàng năm không thể hỗ trợ đủ nhu cầu. Nghệ An cần phải đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc từ khu vực dân doanh; muốn vậy cần phải có môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi và ổn định và công tác quản lý nhà nƣớc phải đƣợc coi trọng, thực hiện hiệu quả.
Cùng với việc thu hút các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thì việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của các dự án này cũng đặt ra nhiều thách thức cho tỉnh Nghệ An. Hệ thống pháp luật về đầu tƣ nói chung và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nói riêng đã đƣợc Quốc hội ban hành, thay thế cho Luật Đầu tƣ 2005, đồng thời với việc triển khai thực hiện Chỉ thị 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong thời gian tới. Nghệ An cần phải cụ thể hóa trong điều kiện kinh tế - xã hội và tiềm năng, lợi thế của tỉnh để có thể phát huy tối đa hiệu quả của các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn.