CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nƣớc đối với các dự án có vốn đầu tƣ
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
Cũng nhƣ cả nƣớc, thông qua đánh giá tổng kết công tác quản lý dự án có đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Nghệ An cho thấy những tồn tại, hạn chế, cụ thể nhƣ sau:
3.3.2.1. Công tác quy hoạch
Công tác quy hoạch chƣa tốt, thiếu tầm nhìn và chƣa sát với thực tiễn:
cũng nhƣ quy hoạch sử dụng đất thiếu tính ổn định, thƣờng xuyên phải bổ sung, điều chỉnh. Một số quy hoạch còn thiếu tính đồng bộ, thậm chí chồng chéo, thiếu cơ sở thực tiễn. Các cơ quan chủ trì xây dựng quy hoạch chuyên ngành lại không bám quy hoạch chung; nhiều quy hoạch riêng lẻ (nhất là quy hoạch vùng nguyên liệu) có lúc còn để xảy ra tình trạng chồng lấn diện tích giữa các dự án, gây khó khăn trong công tác quản lý.
Có những hạn chế đó là do một số nguyên nhân sau: do chƣa có chế định pháp luật chung nhất cho công tác quy hoạch (Luật Quy hoạch mới ở bƣớc dự thảo, chƣa đƣợc ban hành), các cơ quan đƣợc giao chủ trì, thẩm tra dự án còn thiếu tính chính xác, minh bạch, năng lực của các cơ quan tƣ vấn còn kém về chuyên môn, thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình lập quy hoạch…
- Công tác xúc tiến đầu tƣ chƣa hiệu quả: Trong thời gian qua, công tác vận động xúc tiến đầu tƣ đã có nhiều cải tiến, đƣợc tiến hành ở trong nƣớc và nƣớc ngoài bằng các hình thức đa dạng với sự vào cuộc của các sở, ban, ngành liên quan. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này chƣa cao, hoạt động xúc tiến đầu tƣ còn phân tán nguồn lực, chƣa có sự thống nhất điều phối để đảm bảo sự tập trung thực hiện đúng mục tiêu thu hút các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong từng thời kỳ, từng địa bàn, từng đối tác.
Cơ quan chuyên ngành chƣa thực sự quan tâm, từ khâu xây dựng danh mục dự án đến khâu phối hợp tổ chức vận động xúc tiến đầu tƣ. Hình thức xúc tiến đầu tƣ tại chỗ (hỗ trợ các nhà đầu tƣ đang hoạt động), xây dựng trang web, tài liệu xúc tiến đầu tƣ chƣa phát huy đƣợc hiệu quả tối đa. Nội dung các hoạt động xúc tiến đầu tƣ chƣa mang tính trọng điểm, liên ngành, liên vùng. Công tác nghiên cứu về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, xu hƣớng của các đối tác, các tập đoàn xuyên quốc gia chƣa đƣợc chú trọng. Kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ còn hạn chế.
3.3.2.2. Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các văn bản, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về đầu tƣ nói chung và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nói riêng không ngừng đƣợc hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, các văn bản pháp luật hiện hành về hoạt động đầu tƣ nƣớc
ngoài chƣa thực sự đồng bộ, rõ ràng, các văn bản pháp luật còn chồng chéo, tạo ra các cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng ở các cấp. Ngoài Luật Đầu tƣ, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ, Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ quản lý nhà nƣớc về xúc tiến đầu tƣ, các chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng, quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thì hầu nhƣ chƣa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định hoặc hƣớng dẫn cụ thể về hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Ngoài quy định của Trung ƣơng, Nghệ An chỉ mới ban hành quy định trình tự thủ tục đầu tƣ trực tiếp trên địa bàn tỉnh cho các dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc (bao gồm cả đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài) theo Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 21/7/2012 (thay thế cho Quyết định số 100/2010/QĐ- UBND ngày 08/12/2010 của UBND tỉnh). Đến nay, tỉnh cũng chƣa có một cơ chế, chính sách dành riêng cho các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Các cơ chế, chính sách do tỉnh ban hành đều do các cơ quan quản lý chuyên ngành soạn thảo, đề xuất bám theo khung hƣớng dẫn, chỉ đạo của Trung ƣơng nên nếu không có những linh hoạt trong điều hành, xử lý sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, mặc dù đã triển khai thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông trong việc cấp phép đầu tƣ, tuy nhiên trên thực tế, Nhà đầu tƣ vẫn phải làm việc với nhiều cơ quan để đƣợc cấp phép. Theo đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI thì các chỉ số thành phần về thủ tục hành chính của tỉnh đều khá thấp so với mức bình quân của các địa phƣơng, đặc biệt là chỉ số thành phần về chi phí không chính thức, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nƣớc, điểm số ngày càng giảm qua các năm, trong 2 năm 2012 và 2013 đạt mức trung bình so với cả nƣớc, xếp thứ 46/63 tỉnh, thành phố.
Bảng 3.6. Bảng thống kê các chỉ số thành phần chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Chỉ số Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Gia nhập 7.58 8.73 8.09 6.29 8.7 8.89 8.09
thị trƣờng Tiếp cận đất đai 5.83 5.51 4.97 4.46 5.65 5.79 6.26 Tính minh bạch 5.64 6.48 5.72 5.23 5.25 5.85 5.42 Chi phí thời gian 5.91 6.04 5.65 4.79 6.02 5.73 5.47 Chi phí không chính thức 5.66 6.29 4.63 5.47 4.78 6.19 4.82 Tính năng động 2.84 4.51 3.32 4.16 4.47 3.16 6.05 Hỗ trợ doanh nghiệp 3.81 7.24 6.05 6.57 4.76 3.98 5.5 Đào tạo lao động 5.27 3.57 4.41 5.35 4.86 4.85 5.68 Thiết chế pháp lý 5.06 3.69 4.59 5.2 5.61 2.45 4.89 Cạnh tranh bình đẳng
N/A N/A N/A N/A N/A N/A 4.87
PCI 49.76 48.46 52.56 52.38 55.46 54.36 55.83
Các chính sách ƣu đãi của tỉnh thƣờng xuyên đƣợc rà soát sửa đổi, bổ sung nhƣng còn dàn trải, chƣa tập trung đúng mức vào những ngành, lĩnh vực và địa bàn cần thu hút đầu tƣ. Ví dụ: chính sách ƣu đãi đối với đầu tƣ trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ chƣa có sự khác biệt, đủ sức hấp dẫn so với các ngành khác; chính sách ƣu đãi vào những địa bàn cần thu hút đầu tƣ chƣa đủ sức hấp dẫn
với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, hoặc có khác thì cũng chƣa nổi trội, chƣa có tính đột phá. Bởi lẽ, ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, ngoài chính sách ƣu đãi khung của chính phủ thì tỉnh chỉ có thể hỗ trợ thêm đầu tƣ hạ tầng ngoài hàng rào dự án, đào tạo lao động hoặc kinh phí san nền cho các dự án. Tuy nhiên, mức hỗ trợ không cao, trong khi suất vốn đầu tƣ vào các địa bàn, lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ lại quá lớn nên các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng không thực sự mặn mà. Bên cạnh đó, ngân sách dành cho ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ của tỉnh còn hạn hẹp, các thủ tục quy trình thực hiện ƣu đãi còn rƣờm rà, phức tạp nên việc thực hiện chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ của tỉnh còn nhiều bất cập.
3.3.2.3. Bộ máy quản lý nhà nước về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động thiếu chuyên nghiệp, chưa hiệu quả.
- Thời gian qua, việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức trong lĩnh vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn Nghệ An mặc dù đã có nhiều cải thiện, thu hút đƣợc nhiều nhân lực chất lƣợng cao từ các trƣờng đại học (sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, sinh viên giỏi) vào các cơ quan hành chính nhà nƣớc nhƣng nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra; Trình độ ngoại ngữ của đa số còn hạn chế, tác phong, lề lối làm việc còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu chủ động trong tham mƣu xử lý, tính thạo việc, kinh nghiệm thực tiễn chƣa nhiều, không nắm vững các quy định pháp luật dẫn đến việc hƣớng dẫn, xử lý và tham mƣu lãnh đạo tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc cho doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều dự án vƣớng mắc kéo dài nhiều năm những vẫn không thể giải quyết dứt điểm nhƣ Dự án Khu liên hợp thể thao khách sạn tại Thị xã Cửa Lò của Công ty liên doanh Hồng Thái- SIT, Dự án Trồng rừng nguyên liệu Innov Green của Tập đoàn Innov Green,.. Nguyên nhân một phần do quy định của các văn bản pháp luật của trung ƣơng thì còn do năng lực giải quyết của cán bộ, công chức theo dõi, phụ trách tham mƣu xử lý.
- Năng lực phản ứng chính sách ở các cấp nói chung và bộ máy quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nói riêng còn yếu, nên chậm cụ thể hóa các vấn đề bức xúc nảy sinh trong thực tiễn (nhƣ chính sách đất đai, vi phạm quy định về khai thác, chế biến khoáng sản, ô nhiễm môi trƣờng, chính sách lao động tiền lƣơng, các vƣớng
mắc trong quá trình phân công phân cấp...) dẫn đến hiệu quả chƣa cao. Thực tiễn cho thấy, phần lớn cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ vẫn chƣa chủ động trong việc vận dụng hiệu quả những quy định của Trung ƣơng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Đối với những quy định của Trung ƣơng còn thiếu tính cụ thể thì hầu hết các ngành đều chờ xin ý kiến chỉ đạo từ trung ƣơng mà chƣa chủ động giải quyết theo hƣớng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Theo số liệu điều tra của VCCI năm 2013 đối với chỉ số thành phần về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ có 41.44% doanh nghiệp đƣợc hỏi có cảm nhận tích cực đối với thái độ của chính quyền tỉnh; 57.98% doanh nghiệp cho rằng tính sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp và chỉ có 36.88% doanh nghiệp đƣợc hỏi cho rằng cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành của pháp luật để giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp.
- Thực hiện trách nhiệm phân cấp quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa hiệu quả: Việc phân cấp cho UBND các địa phƣơng và Ban quản lý KCN – KCX trong quản lý ĐTNN là chủ trƣơng đúng đắn, tạo thế chủ động và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý địa phƣơng trong công tác quản lý hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, việc phân cấp phải đi kèm với luật pháp chính sách rõ ràng, hệ thống quy hoạch đồng bộ; năng lực của các cơ quan đƣợc phân cấp phải đƣợc nâng cao; công tác báo cáo, cung cấp thông tin của địa phƣơng lên trung ƣơng phải kịp thời; công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm phải đƣợc thực hiện triệt để; tăng cƣờng sự phối hợp hàng ngang và hàng dọc giữa các cơ quan quản lý chung và cơ quan quản lý chuyên ngành, giữa cơ quan quản lý ở Trung ƣơng với cơ quan quản lý ở địa phƣơng. Nhƣng, trên thực tế, những công tác này chƣa đƣợc thực hiện tốt trong thời gian qua tại Nghệ An.
3.3.2.4. Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát về các dự án FDI chưa được quan tâm đúng mức và có phần bị buông lỏng.
- Thời gian qua, công tác này tuy đã đƣợc quan tâm hơn nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế. Bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định pháp luật, nhiều doanh nghiệp FDI vẫn chiếm dụng sức lao động, chế độ bảo
hiểm, thai sản của ngƣời lao động; một số dự án chƣa chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trƣờng và tiền lƣơng, tiền công cho ngƣời lao động đã để xảy ra ô nhiễm môi trƣờng, tình trạng đình công, khiếu nại, khiếu kiện tập thể gây ảnh hƣởng tới đời sống của ngƣời dân lao động và làm xấu hình ảnh của các doanh nghiệp FDI và việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc thu hút các dự án FDI.
Nguyên nhân một phần là do quy định thiếu cụ thể, chế tài xử lý chƣa đủ mạnh, vẫn còn tâm lý "ngại" đụng chạm đến các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các cấp ngành; Một phần do thiếu phối hợp thƣờng xuyên giữa các sở, ban, ngành và địa phƣơng trong việc nắm bắt, theo dõi, kiểm tra và giám sát tình hình triển khai và hoạt động của các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh.
Mặt khác, cơ chế kiểm tra, thanh tra phải theo kế hoạch hàng năm, phải thông báo trƣớc cho Nhà đầu tƣ, các thủ tục thành lập đoàn kiểm tra mất nhiều thời gian nên việc kiểm tra không đƣợc thực hiện thƣờng xuyên.
- Quản lý nhà nƣớc đối với các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài còn nặng về khâu cấp phép. Khi số lƣợng dự án đƣợc cấp phép tăng, các vấn đề thực tiễn phát sinh ngày càng nhiều, đã dẫn đến tình trạng lúng túng trong quá trình xử lý vƣớng mắc và công tác quản lý nhà nƣớc.
Nguyên nhân là do nhận thức về thu hút và quản lý các nguồn vốn FDI của Nghệ An nói chung và ngƣời dân vùng dự án nói riêng chƣa đồng bộ, có khi nóng vội, thiên về lợi ích trƣớc mắt mà chƣa tính đến vấn đề chiến lƣợc, thu hút đầu tƣ một số nơi còn chạy theo số lƣợng mà thiếu quan tâm đến chất lƣợng, làm phá vỡ quy hoạch chung; Không ít những dự án quy mô lớn với số vốn đăng ký nhiều tỷ USD, nhƣng tính khả thi thấp, tiến độ rất chậm; có những dự án dang dở, không thể triển khai tiếp, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống ngƣời dân xung quanh ví dụ nhƣ Dự án Trồng rừng nguyên liệu Innov Green (60 triệu USD), Dự án sản xuất sắt xốp Kobelco (1,0 tỷ USD), Dự án sản xuất điện thoại di động Trung Thiên (19,8 triệu USD),...
quản lý chuyên ngành (vốn vay, lao động, môi trƣờng, khoa học công nghệ, công nghiệp hỗ trợ, chính sách lao động, nghĩa vụ đối với ngân sách, các khó khăn vƣớng mắc thuộc quản lý chuyên ngành phát sinh không đƣợc giải quyết kịp thời…). Điều này một mặt dẫn đến khó khăn cho chính sở chuyên ngành trong việc quản lý, điều hành, phân tích và dự báo về tình hình trong phạm vi mình phụ trách, mặt khác, gây khó khăn cho Sở Kế hoạch và Đầu tƣ trong việc tổng hợp chung về tình hình đầu tƣ của các dự án để kiến nghị các giải pháp xử lý phù hợp.